YOMEDIA

Đề kiểm tra bài viết số 5 HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 11 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (Đề số 1)

Tải về
 
NONE

HOC247 giới thiệu đến các em Đề kiểm tra bài viết số 5 HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 11 theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm​. Tài liệu giúp các em nắm vững cấu trúc đề kiểm tra cũng như tự ôn luyện trước khi bước vào bài thi chính thức. Hãy cùng HOC247 thử sức với đề kiểm tra này nhé!

ADSENSE
YOMEDIA

             SỞ GD&ĐT GIA LAI                                                                         ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 5

   TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM                                                          NĂM HỌC: 2018 – 2019

                                                                                                                                  MÔN: NGỮ VĂN 11

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm).

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

Khi người trẻ xây dựng ảo tưởng trên mạng xã hội, họ để cho thế giới ảo ấy cắn nuốt tâm trí, làm ảnh hưởng tới đời sống của cá nhân và xã hội, thậm chí nguy ngại tới tính mạng con người. Dân mạng đua nhau tung ra những lời thách thức ngày càng quái gở và nguy hiểm hơn trước. Từ chỗ thách đủ số lượng Like sẽ quay clip hát tặng bạn bè, tới chỗ tặng thẻ nạp điện thoại, rồi tới Like để uống 69 lít mật ong... Thậm chí, một số bạn trẻ còn tuyên bố tung ảnh/clip nhạy cảm, đòi lao xuống cống, giết chết vật nuôi... nếu có đủ vài chục ngàn người bấm Like ủng hộ. Đó vẫn chưa phải là điểm dừng. Những lời thách thức câu Like trên thế giới ảo còn có xu hướng đối chọi lẫn nhau để tranh giành giật sự nổi bật. Khi cô A nói rằng “đủ 10.000 Like sẽ tung ảnh nóng” thì cô bạn B lập tức kêu gọi “20.000 để chia sẻ ảnh khoả thân”. Đây là mồi lửa nhen nhóm nên các cuộc xung đột từ mạng ảo cho tới ngoài đời thực. Do vậy mới xuất hiện những cuộc hẹn “so găng” trực tiếp để phân định ai mới là “hot like” trên Facebook. Hiện nay, nút Like đã trở thành lí do bạn trẻ loại trừ lẫn nhau, đạp lên trên cả đạo đức và tính mạng. Đây là lúc mà lối sống ảo của bạn trẻ đã vượt qua sự lo ngại của nhiều người. Nói cách khác, cuộc sống trên mạng và những thắng lợi hư ảo mà nó mang lại đang đe doạ trực tiếp tới cuộc sống thật của các bạn trẻ.

                                                                                                               (Theo báo điện tử Vietnamnet)

Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2 (0,5đ): Chỉ ra một biện pháp tu từ trong câu văn sau: Khi người trẻ xây dựng ảo tưởng trên mạng xã hội, họ để cho thế giới ảo ấy cắn nuốt tâm trí, làm ảnh hưởng tới đời sống của cá nhân và xã hội, thậm chí nguy ngại tới tính mạng con người.

Câu 3 (1,0đ): Anh /chị hãy đặt tên cho văn bản?

Câu 4 (1,0đ): Vì sao tác giả cho rằng: cuộc sống trên mạng và những thắng lợi hư ảo mà nó mang lại đang đe doạ trực tiếp tới cuộc sống thật của các bạn trẻ.

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Từ văn bản trên, anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng sống ảo trong giới trẻ hiện nay. .

                                                               ..............HẾT.............

                              HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2

Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: cắn nuốt tâm trí

Câu 3

Đặt tên cho văn bản cần đảm bảo những yêu cầu: ngắn gọn, có sức gợi, có liên quan trực tiếp đến nội dung bản tin. Một số nhan đề gợi ý: Sống ảo đe doạ sống thật, Lối sống ảo đang đe dọa thế hệ trẻ, Muôn vàn cách thức câu like sống ảo.....

Câu 4

Tác giả cho rằng cuộc sống trên mạng và những thắng lợi hư ảo mà nó mang lại đang đe doạ trực tiếp tới cuộc sống thật của các bạn trẻ là vì: trong lúc tìm mọi cách để khẳng định mình bằng lối sống ảo, các bạn trẻ đã loại trừ lẫn nhau, đạp lên trên cả đạo đức và tính mạng. Về lâu dài, sống ảo khiến các bạn mất đi nhận thức về thực tại, không biết định hướng cho bản thân mình về tương lai.

Phần II. Làm văn (7,0 điểm) 

Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc và thể hiện được cái nhìn sâu sắc về vấn đề xã hội; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hiện tượng sống ảo trong giới trẻ.

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

Hs có thể trình bày theo định hướng sau:

 c1. Mở bài :

  • Giới thiệu bài báo.
  • Giới thiệu vấn đề nghị luận : vấn đề thanh niên sống ảo

 c2. Thân bài :

1. Giải thích thế nào là sống ảo:

  • Sống ảo là cuộc sống xã hội, đời sống của một người tồn tại trên mạng xã hội
  • Nhiều người thích sống ảo hơn là sống thực
  • Các hình thức sống ảo: facebook, zalo….
  • Con người có thể lướt facebook hàng giờ mà không cảm thấy ngán, họ có thể bỏ ăn, bỏ uống để theo cuộc sống ảo.

2. Biểu hiện của sống ảo: Rất đa dạng

  • Chụp ảnh khoe dáng, khoe giàu, khoe sang, khoe người yêu, … trong khi thực tế lại khác xa so với những bức hình trên mạng. Họ coi đó là niềm vui , và hài lòng với những like, comment của cộng đồng mạng.
  • Người đăng bài viết ra yêu cầu đủ một số like (hoặc share) nhất định sẽ thực hiện một hành động nào đó như: châm xăng tự đốt, tự đập của cải của mình…
  • Dẫn chứng: Học sinh có thể lấy dẫn chứng liên quan, ví dụ : vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh chiếc IPhone 6s . Có đến 4 thanh niên Việt tự nhận chiếc iPhone 6S bị ô tô cán gãy của mình, với những dòng status đầy tiếc nuối ( mục đích chỉ để khoe giàu, khoe sang, trong khi sự thật không như thế)

3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sống ảo:

  • Sự lệch lạc trong suy nghĩ của giới trẻ, nhiều người thích thể hiện mình hay, mình giỏi, mình đẹp,muốn chơi ngông….nhiều người muốn được xã hội ngưỡng mộ và tôn thờ. Hành vi của họ là để bù đắp cho sự thiếu tự tin ngoài thực tế. Nói cách khác, họ muốn được yêu thương, ngưỡng mộ, chấp nhận thông qua việc đăng những ảnh mà họ cho rằng sẽ khiến họ trở nên hấp dẫn hơn, và theo kịp thời đại.
  • Sống “ảo” là hệ quả của việc sống thiếu bản lĩnh, thói quen mong hưởng thụ nhiều hơn cố gắng.
  • Do đám đông vô tâm, vô cảm, vô tình bấm nút like hoặc khen ngợi quá đà.

4. Tác hại của hiện tượng sống ảo:

  • Tốn thời gian
  • Ảnh hưởng đến mối quan hệ ngoài đời thực
  • Việc ảo tưởng về bản thân dễ dẫn đến hậu quả thiếu tự tin, bi quan, chán nản khi đối diện với cuộc sống thực
  • Sống ảo dễ tiếp xúc với những thông tin không lành mạnh, dễ bị kẻ xấu lợi dụng. 5. Giải pháp khắc phục hiện tượng sống ảo:
  • Sử dụng mạng một cách chừng mực, hạn chế việc gi cũng đưa lên facebook.
  • Dành thời gian cho những việc có ích, sống hoà đồng, quan tâm giúp đỡ những người xung quanh
  • Học tập, rèn luyện để trở thành người có ích, khẳng định mình bằng những giá trị đích thực của bản thân
  • Cha mẹ nên quan tâm hơn đến con trẻ nhằm phát hiện sớm các biểu hiện tiêu cực, từ đó xây dựng các biện pháp uốn nắn kịp thời.
  • Nhà trường và các đoàn thể cần xây dựng những hoạt động sôi nổi, phù hợp với lứa tuổi, thông qua đó tuyên truyền về pháp luật, kĩ năng sử dụng tình huống, cách thức sử dụng internet hiệu quả.

c3. Kết bài : Nhận xét, đánh giá hoặc mở rộng vấn đề.

Trên đây là trích dẫn một phần Đề kiểm tra bài viết số 5 HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 11 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (Đề số 1). Để xem được đầy đủ nội dung đề kiểm tra, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao. 

                                                                                                ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn-

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF