Sau khi tổng hợp các kiến thức trọng tâm của chương trình Giáo dục Công dân lớp 6, Hoc247 xin giới thiệu tới các em học sinh bộ Đề cương ôn thi học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 6 năm 2017. Tài liệu này ngoài kiến thức trọng tâm cơ bản còn có các câu hỏi liên quan đến bài học và các bài tập tình huống giúp các em học sinh nắm vững các kiến thức đã học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu không chỉ cho các em học sinh ôn tập mà còn có thể giúp cho quý thầy cô trong quá trình giảng dạy.
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 2 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6
A. PHẦN LÝ THUYẾT
BÀI 12: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM
Câu 1. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời vào thời gian nào? Theo công ước Liên hợp Quốc thì mỗi nhóm quyền cần thiết như thế nào đối với cuộc sống của trẻ em? Ở địa phương em đã có những hoạt động góp phần bảo vệ các quyền của trẻ em:
Trả lời:
- Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời 1989.
- Có 4 nhóm quyền rất cần thiết cho cuộc sống của trẻ.
- Quyền sống còn: Những quyền được sống sinh ra được làm người, được nuôi dưỡng, được chăm sóc.
- Quyền được bảo vệ: Trẻ phải được bảo vệ khỏi mọi hình thức đối xử bóc lột xâm hại, bỏ rơi.
- Quyền được phát triển: quyền được học tập vui chơi...phát triển lành mạnh
- Quyền được tham gia: có quyền nói lên ý kiến của mình, bày tỏ nguyện vọng của mình, được người lớn tôn trọng.
- Ở địa phương em đã có những hoạt động góp phần bảo vệ các quyền của trẻ em:
- Xây dựng trường học
- Tiêm ngừa, khám sức khỏe cho trẻ em
- Trẻ em đến tuổi đi học đều được đi học
- Khuyến khích, giúp dỡ, tạo mọi điều kiện cho trẻ em đến trường,
- Mở các khu vui chơi lành mạnh cho trẻ em…
Câu 2. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Đối với trẻ em: Công ước Liên Hợp Quốc là điều kiện cần thiết để trẻ em được sống hạnh phúc, được yêu thương, chăm sóc dạy dỗ phát triển.
- Đối với thế giới: Trẻ em là chủ nhân tương lai của thế giới.Trẻ em được phát triển đầy đủ sẽ xây dựng thêm một thế giới tương lai tốt đẹp, văn minh tiến bộ.
BÀI 13: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Câu 1. Công dân là gì? Công dân Việt Nam là ai? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước? Nêu một số trường hợp được công nhận là công dân Việt Nam? Để trở thành công dân có ích cho đất nước, học sinh cần rèn luyện như thế nào?
Trả lời:
- Công dân là người dân của một nước.
- Công dân Việt Nam: là người mang Quốc tịch Việt Nam.
- Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó.
- Trường hợp được công nhận là công dân Việt Nam:
- Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.
- Người Việt Nam định cư và không nhập quốc tịch ở nước ngoài.
- Người Việt Nam dưới 18 tuổi.
- Người Việt Nam bị phạt tù giam
- Để trở thành công dân có ích cho đất nước, em cần cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức.
B. PHẦN BÀI TẬP VẬN DỤNG
Tình huống 1: Tan học, Tùng chở An và Tú trên xe đạp của mình để đi về nhà. Ba bạn vừa đi vừa cười đùa ầm ĩ. Đến ngã tư, thấy đèn đỏ vừa bật sáng, Tùng vội vàng phóng nhanh, tạt qua đầu một chiếc xe máy để rẽ vào đường ngược chiều. Vì bị bất ngờ, không kịp tránh nên người đi xe máy đã đâm vào xe của Tùng, làm ba bạn bị ngã đau và xe đạp bị hỏng.
Hỏi: Bạn Tùng đã vi phạm những qui định gì về trật tự an toàn giao thông?
Trả lời: Bạn Tùng đã vi phạm các lỗi sau:
- Chở quá số người qui định
- Cười đùa ầm ĩ gây mất trật tự
- Tạt qua đầu xe máy, rẽ vào đường ngược chiều
- Vượt đèn đỏ
Tình huống 2: Tuấn và Hải ở cạnh nhà nhau. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình, Tuấn đã chửi Hải và còn rủ anh trai đánh Hải.
Hỏi: Theo em Tuấn đã vi phạm điều gì? Trong trường hợp đó, Hải có thể có những cách ứng xử nào? Cách ứng xử nào là tốt nhất?
Trả lời: Xúc phạm đến danh dự của bạn, xâm phạm thân thể, sức khỏe của bạn ;
- Hải có thể:
- Chống cự lại
- Bình tĩnh giải thích cho Tuấn hiểu
- Nói cho người lớn biết để giải quyết
- Cách ứng xử tốt nhất là: Bình tĩnh giải thích cho Tuấn hiểu
- Nói cho người lớn biết để giải quyết
Tình huống 3: Em sẽ làm gì trong những trường hợp sau:
1. Bố mẹ đi vắng, em ở nhà một mình, đang học bài thì có người gõ cửa và muốn vào nhà để kiểm tra đồng hồ điện.
2. Nhìn thấy bạn xem trộm thư hoặc điện thoại của người khác.
Trên đây là một phần nội dung của Đề cương ôn thi học kì 2 môn Giáo dục Công dân lớp 6 để xem nội dung chi tiết và đầy đủ hơn các em có thể xem online hoặc tải về máy của mình. Ngoài ra, để thuận lợi cho việc ôn thi học kì 2 các em hãy truy cập Hoc247.net để có thể tham khảo đề cương ôn tập các môn khác của chương trình lớp 6. Chúc các em ôn thi tốt và vượt qua kì thi một cách dễ dàng.
--MOD Giáo dục Công dân Hoc247 (tổng hợp)