YOMEDIA

Đề cương ôn thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 11 năm 2017

Tải về
 
NONE

Dưới đây là tài liệu ôn tập học kỳ 2 môn Công nghệ lớp 11 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 11 và quý thầy cô bộ môn Công nghệ tham khảo. Tài liệu tóm lược các nội dung trọng tâm về vật liệu cơ khí, vật liệu chế tạo phôi, công nghệ cắt gọt kim loại,... Hi vọng đây là tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh để ôn tập kiến thức đã học và quý thầy cô tham khảo trong việc ôn tập cho các em học sinh. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – MÔN CÔNG NGHỆ 11

NĂM HỌC: 2016-2017

CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU CƠ KHÍ VÀ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI

Bài 15: Vật liệu cơ khí

1. Một số tính chất vật liệu cơ khí:

  • Bao gồm tính chất: Cơ học, lí học, hóa học.
  • Tính chất cơ học bao gồm:
    • Độ bền
    • Độ dẻo
    • Độ cứng

a. Độ bn:

  • Là khả năng chống lại biến dạng dẻo, phá hủy
  • Là chỉ tiêu cơ bản của vật liệu
  • Đặc trưng cho độ bền là gii hn bn \(\eth_{b}\): .
    • Giới hạn bền chia hai loại:
    • Giới hạn bền kéo \(\eth_{bk}\)
    • Giới hạn bền nén \(\eth_{bn}\) (N/mm2)

b. Độ do:

  • Biểu thị khả năng biến dạng dẻo của vật liệu
  • Đặc trưng bởi độ dãn dài tương đối \(\eth\) (%)

c. Độ cng:

  • Khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp vật liệu bề mặt.
  • Độ cứng có các loại:
    • Độ cứng Brinen(HB). Đo vật liệu có độ cứng thấp
    • Độ cứng Rocven(HRC).  Đo vật liệu có độ cứng trung bình.
    • Độ cứng: Vicker(HV).  Đo vật liệu có độ cứng cao.

2. Mộ số loại vật liệu thông dụng:

  • Vật liệu vô cớ, vật liệu hữu cơ (polime), vật liệu compozit.
Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi

1. Nêu bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc?

a. Bản chất: Rót kim loại lỏng vào khuôn, chờ đông đặc => lấy sản phẩm có dạng lòng khuôn

b. Ưu điểm:

  • Chế tạo được các vật phẩm có cấu trúc bên trong phức tạp mà các phương pháp khác không làm được.
  • Không kén chọn kim loại.
  • Nếu lựa chọn đúng phương pháp thì sẽ có năng suất và chất lượng vật đúc cao.

c. Nhược điểm: Vật đúc dễ bị khuyết tật (rỗ khí, lõm,...).

2. Nêu bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực?

a. Bản chất:

  • Gia công áp lực là phương pháp gia công mà sản phẩm tạo thành có khối lượng riêng không đổi so với khối lượng vật liệu ban đầu.
  • Các phương pháp gia công áp lực: rèn, dập, cán, kéo,…

b. Ưu điểm:      

  • Sản phẩm có cơ tính cao.
  • Thời gian gia công ngắn -> năng suất cao.

c. Nhược điểm:

  • Kén chọn kim loại, chỉ có kim loại dẻo.
  • Máy móc cồng kềnh.
  • Chỉ chế tạo các sản phẩm có cấu trúc đơn giản.

3. Nêu bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn?

a. Bản chất:

  • Hàn là phương pháp nối kiên kết kim loại bằng cách đưa kim loại vào cùng cần liên kết đến trạng thái nóng chảy, khi nguội và đông đặc sẽ tạo thành mối hàn
  • Các phương pháp hàn thông dụng: hàn hồ quang tay, hàn hơi,…

b. Ưu điểm:

  • Tiết kiệm kim loại hơn so với các phương pháp liên kết khác.
    • VD: Bu-lông, đai ốc, tán ri-vê,…

c. Nhược điểm: Sản phẩm dễ cong, vênh.

CHƯƠNG 4: CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI VÀ  TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ

Bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại

I. Nguyên lí cắt và dao cắt:

1. Bản chất gia công cắt gọt:

  • Lấy đi một phần kim loại của phôi dưới tác dụng của dao cắt.
  • Là phương pháp gia công phổ biến.
  • Sản phẩm có độ chính xác cao.

2. Nguyên lí cắt:

a. Quá trình hình thành phoi:

+ Dưới tác động của lực cắt => Lớp KL bề mặt sẽ biến dạng => Tạo phoi

b. Chuyển động cắt:

  • Chuyển động chính
  • Chuyển động chạy dao
  • Chuyển động phụ

3. Dao cắt:

a. Cấu tạo:

  • Mặt trước ( tiếp xúc phoi)
  • Mặt sau - Mặt sau chính, phụ
  • Lưỡi cắt chính: Giao tuyến mặt trước và mặt sau chính
  • Đỉnh dao: Giao tuyến 2 lưỡi cắt

b. Các góc của dao:

  • Góc trước: Tạo bởi mặt trước và mp song song mặt đáy.   Lớn => phoi thoát dễ
  • Góc sau: Tạo bởi mặt sau chính và tiệp tuyến với phôi tại đỉnh dao.   Lớn => ma sát dao và phôi nhỏ
  • Góc sắc: Tạo bởi mặt trước và mặt sau chính.   Nhỏ => dao sắc nhưng yếu

c. Vật liệu: Thân bằng thép. Lưỡi bằng vật liệu cứng, chịu mài mòn, bền nhiệt.

II. Gia công trên máy tiện:

1. Các chuyển động khi tiện:

  • Chuyển động cắt(chính): Phôi quay tròn
  • Chuyển động chạy dao: Chuyển động chạy dao ngang Sng, chuyển động chạy dạo dọc Sd , chuyển động chạy dao nghiêng.
  • Chuyển động phụ

3. Các loại phoi:

  • Phoi dây
  • Phoi xếp
  • Phoi vụn

4. Khả năng gia công:

  • Mặt tròn xoay ngoài,trong
  • Tiện mặt đầu
  • Tiện rãnh
Bài 19: Tự động hóa trong chế tạo cơ khí

1. Máy tự động là gì? Có mấy loại máy tự động? Người máy công nghiệp là gì? Nêu công dụng của người máy công nghiệp. Dây chuyền tự động là gì?

  • Máy tự động là máy hoàn thành được một nhiệm vụ nào đó theo một chương trình định trước mà không có sự tham gia trực tiếp của con người.
  • Phân loại:
    • Máy tự động cứng là máy điều khiển bằng cơ khí nhờ cơ cấu cam, chương trình không thay đổi được (VD: Máy tiện NC).
    • Máy tự động mềm là máy có thể thay đổi chương trình, tùy theo ý người lập trình (VD: Máy tiện CNC).
  • Người máy công nghiệp (rôbốt) là một thiết bị tự động đa chức năng hoạt động theo chương trình nhằm phục vụ tự động hóa các quá trình sản xuất, có khả năng thay đổi chuyển động, xử lí thông tin,...
  • Công dụng:
    • Rôbốt được dùng trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp.
    • Rô bốt thay thế cho con người làm việc ở những môi trường nguy hiểm và độc hại như thám hiểm Mặt trăng, thám hiểm đáy biển, làm việc ở các hầm lò thiếu dưỡng khí và có nhiều khí độc,…
  • Dây chuyền tự động là tổ hợp các máy tự động và bền các rôbốt được sắp xếp theo một trình tự nhất định để chế tạo hoàn chỉnh một sản phẩm nào đó.

2. Nêu các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí:

a. Ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí:

  • Ô nhiễm môi trường, môi trường lao động là vấn đề cấp bách toàn cầu
  • Những chất thải: Dầu mỡ, Chất bôi trơn,...không xử lí thải trực tiếp vào môi trường.

b. Các biện pháp:

  • Phát triển bền vững là: Thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ sau
  • Cần xây dựng hệ thống sản xuất Xanh - Sạch. Cụ thể:
    • Sử dụng công nghệ cao để tiết kiêm chi phí, nguyên liệu
    • Có biện pháp xử lí chất thải sản xuất
    • Giáo dục ý thức con người.

CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

Bài 20: Khái quát về động cơ đốt trong

1. Nêu sơ lược về lịch sử phát triển của động cơ đốt trong:

  • Năm 1784, Giêm Oat (người Anh) chế tạo ra động cơ hơi nước (máy hơi nước) đầu tiên, mở đầu cho cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất với nội dung “dùng máy móc thay thế lao động thủ công” với hiệu suất đạt 7%.
  • Năm 1860, Giăng Êchiên Lơnoa (Người Pháp gốc Bỉ) chế tạo ra chiếc động cơ đốt trong đầu tiên trên thế giới, loại động cơ 2 kì, có công suất khoảng 2 mã lực, chạy bằng khí thiên nhiên, với hiệu suất đạt 20%.
  • Năm 1877, Nicôla Aogut Ôttô (Người Đức) và Lăng Ghen (người Pháp) đề xướng ra nguyên lí động cơ 4 kì và chế tạo thử một chiếc chạy bằng khí than.
  • Năm 1885, Gôlip Đemlơ (Người Đức) chế tạo ra động cơ đốt trong đầu tiên chạy bằng xăng, có công suất 8 mã lực, tốc độ quay đạt tới 800 vòng/phút.
  • Động cơ đốt trong chạy bằng xăng ra đời mang lại những lợi ích:
    • Công nghệ chế tạo ô tô .
    • Công nghiệp khai thác dầu mỏ.
    • Hệ thống đường bộ.                          
  • Năm 1897, Ruđônphơ Saclơ Sređiêng Điêzen (Người Đức) chế tạo ra chiếc động cơ đốt trong đầu tiên trên thế giới chạy bằng nhiên liệu nặng (dầu điêzen_D.O), có công suất 20 mã lực, gọi là động cơ điêzen.
  • Ngày nay, tống năng lượng do động cơ đốt trong tạo ra vẫn chiếm tỉ trọng rất lớn (80%) trong tổng năng lượng được sử dụng trên toàn thế giới. Động cơ đốt trong có vai trò quan trọng trong việc góp phần phát triển kinh tế quốc dân của các nước, trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống.

2. Nêu khái niệm, phân loại và cấu tạo chung của động cơ đốt trong?

  • Khái niệm: Động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và quá trình biến đổi nhiệt năng thành công cơ học diễn ra ngay trong xilanh động cơ.
  • Phân loại:
    • Động cơ pit-tông:
      • Pit-tông chuyển động tịnh tiến:
        • Dựa vào nhiên liệu, có động cơ xăng, động cơ điêzen và động cơ gas.
        • Dựa vào chu trình làm việc, có động cơ 4 kì và động cơ 2 kì.
      • Pit-tông chuyển động quay:
    • Động cơ tuabin khí.
    • Động cơ phản lực.
  • Cấu tạo chung:
    • 2 cơ cấu:  
      • Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
      • Cơ cấu phân phối khí.
    • 4 hệ thống:
      • Hệ thống bôi trơn.
      • Hệ thống làm mát.
      • Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí.
      • Hệ thống khởi động.
    • Riêng động cơ xăng còn có thêm hệ thống đánh lửa.
Bài 21: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong

1. Nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 4 kì:

  • Nguyên lí làm việc: gồm 4 kì (nạp, nén, cháy-dãn nở, thải)
    • Kì 1: Nạp
      • Pit-tông đi từ điểm chết trên (ĐCT) xuống điểm chết dưới (ĐCD), tạo áp suất thấp trong lòng xilanh, xupap nạp mở hút không khí từ ngoài vào, xupap thải đóng.
      • Cuối kì nạp, xupap nạp đóng lại.
    • Kì 2: Nén
      • Pit-tông đi từ ĐCD lên ĐCT, không khí bị nén lại tạo áp suất cao khiến nhiệt độ tăng cao, 2 xupap đều đóng.
    • Kì 3: Cháy - Dãn nở
      • Pit-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, 2 xupap đều đóng.
      • Nhiên liệu cao áp được phun vào buồng cháy dưới dạng sương qua kim phun gặp không khí (tạo thành hỗn hợp hòa khí) nên có nhiệt độ cao -> bốc cháy, sinh công.
    • Kì 4: Xả
      • Theo quán tính, pit-tông đi từ ĐCD lên ĐCT, xupap thải mở đẩy khí thải ra ngoài.
      • Cuối kì xả, xupap xả đóng lại, sau đó động cơ lặp lại kì 1.

2. Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì:

  • Nguyên lí làm việc: gồm 2 kì (nạp, cháy – dãn nở)
  • Kì 1: Nén
    • Pit-tông đi từ ĐCD lên ĐCT, mở cửa1 đóng cửa 2,3 lại. Cửa 1 mở -> hòa khí bị hút vào cacte đồng thời pit-tông nén hòa khí phía trên lên áp suất, nhiệt độ cao.
  • Kì 2: Cháy – Dãn nở
    • Cuối kì nén, bugi bật tia lửa điện đốt cháy hòa khí nén -> áp lực khí cháy sinh ra đẩy pit-tông đi xuống, mở cửa 2 (một phần khí thải thoát ra ngoài) và bắt đầu đóng cửa 1, tiếp tục đi xuống.
    • Pit-tông đóng cửa, mở cửa 3 -> hòa khí dưới cacte bị nén thoát lên lòng xilanh qua cửa 3 tiếp tục quét sạch khí thải ra ngoài.

3. So sánh động cơ điêzen và động cơ xăng; động cơ 2 kì và động cơ 4 kì?

 

Động cơ điêzen

Động cơ xăng

Ưu điểm

- Sử dụng nhiên liệu rẻ tiền.

- Sử dụng an toàn (nhiên liệu điêzen khó cháy ở nhiệt độ thường).

- Công suất lớn, hiệu suất cao.

- Cấu tạo đơn giản (không có hệ thống xupap).

- Dễ khởi động (tỉ số nén thấp).

- Tuổi thọ cao.

Nhược điểm

- Cấu tạo phức tạp (có hệ thống xupap).

- Khó khởi động (tỉ số nén lớn).

- Tuổi thọ kém.

- Sử dụng kém an toàn.

- Công suất thấp, hiệu suất chưa cao.

 

 

Động cơ 2 kì

Động cơ 4 kì

Ưu điểm

- Cấu tạo đơn giản (không có hệ thống xupap).

- Công suất lớn hơn động cơ 4 kì cùng loại từ 50 – 70%.

- Tốc độ quay đều.

- Dễ khởi động.

- Lượng nhớt bôi trơn pha vào xăng từ 2 – 4%

- Tuổi thọ cao.

- Hiệu suất cao.

 

Nhược điểm

- Tuổi thọ kém.

- Hiệu suất chưa cao.

 

- Cấu tạo phức tạp (có hệ thống xupap).

- Công suất thấp hơn động cơ 2 kì cùng loại.

- Tốc độ quay không đều.

- Khó khởi động.

 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Nội dung ở trên chỉ trích dẫn một số kiến thức cần ôn tập trong Đề cương ôn tập học kì 2 của chương trình Công nghệ lớp 11. Để tham khảo được toàn bộ nội dung của tài liệu, các em vui lòng chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập tài khoản trên trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tham khảo nhé. Chúc các em ôn tập thật tốt và đạt kết quả thật cao! smiley

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF