YOMEDIA

Đề cương ôn tập môn Vật lí lớp 6 Học kì 2 năm học 2018-2019

Tải về
 
NONE

Đề cương ôn tập môn Vật lí lớp 6 Học kì 2 năm học 2018-2019 được Hoc247 sưu tầm và biên tập dưới đây nhằm giúp các em học sinh ôn tập lại các kiến thức cần nắm của chương trình Vật lý 6 một cách hiệu quả , đồng thời có những kết quả tốt trong học tập. Mời các em cùng theo dõi!

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÍ LỚP 6

 HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2018-2019

I. Câu hỏi ôn tập

1 : Tại sao khi lắp khâu ở đầu cán dao, cán liềm bằng gỗ, người thơ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán ?

TL : Vì khi nung nóng khâu nở ra rông hơn, tra vào cán dễ dàng, để nguội, khâu co lại ép vào cán dao, cán liềm chặt hơn.

Câu 2 : Tại sao các tấm tôn lợp lại có hình gơn sóng ?

TL : tấm tôn lợp lại có hình gơn sóng để khi dãn nở vì nhiệt ít bị cản trở, tránh sự hư hỏng tôn.

Câu 3 : Hai quả cầu bằng kim loại, 1 quả bằng đồng và ngột quả bằng sắt có thể tích giống nhau. Hỏi khi cùng nung nóng lên đến cùng một nhiệt đô thì thể tích của chúng sẽ ra sao ?

TL : Đồng dãn nở nhiều hơn sắt nên khi nung nóng ở cùng một nhiệt độ thì thể tích quả cầu bằng đồng lớn hơn thể tích quả cầu bằng sắt.

Câu 4 : Tại sao khi rót nước vào cốc thủy tinh dày thì cốc dẽ vỡ hơn là khi rót vào cốc thủy tinh mỏng ?

TL : Vì khi rót nước vào cốc thủy tinh dày phần bên trong cốc nóng lên nở vì nhiệt còn phần bên ngoài chưa nóng kịp nên chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh ngoài chịu một lực từ trong ra và cốc bị vỡ. Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài cùng nóng lên và dãn nở gần như đồng thời do đó cốc không bị vỡ.

Câu 5 : Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước vào đầy ấm ?

TL : Khi đun nóng cả ấm và nước trong ấm đều dãn nở nhưng sự dãn nở của ấm ít hơn của nước nên nước sẽ  tràn ra ngoài.

Câu 6 : Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy ?

TL : Vì nếu đóng thật đầy thì khi trời nắng nóng, nước trong chai và vỏ chai đều dãn nở, tuy nhiên vỏ chai nở rất ít so với nước trong chai, tức là vỏ chai cản trở sự nở vì nhiết của nước có thể gây ra một lực rất lớn làm vỡ chai.

Câu 7 : Tại sao khi quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng nó lại phồng lên ?

TL : Vì không khí trong quả bóng bàn đã bị dãn nở ra khi nóng lên, thể tích của không khí tăng nên quả bóng phồng lên.

Câu 8 : Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra ? Làm thế nào để tránh hiện tượng này ?

TL :  Vì khi rót nước nóng ra thì một lượng không khí ở ngoài đã tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích.

Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.

Câu 9 : Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh ?

TL : Vì Khi nóng lên thể tích khí tăng dẫn đến khối lương riêng, trọng lượng riêng của khí giảm nếu xét trên cùng một thể tích như nhau thì khí nóng thường nhẹ hơn khí lạnh.

Câu 11 : Giải thích tại sao vào mùa hè, khi ta chạy trên đường thì không nên bơm bánh xe quá căng?

TL : Về mùa hè, nhiệt độ lên rất cao. Nhiệt độ trong bóng râm và ngoài nắng chênh lệch nhau khá nhiều. nếu bơm căng xe trong bóng râm và đi xe ra ngoái nắng một lúc không khí trong ruột xe bị nóng lên mạnh, nhưng không nở ra được, ruột xe cản trở sự nở vì nhiệt của chất khí gây ra một lực lớn làm nổ lốp xe.

Câu 12 : Tại sao một gối đỡ đầu cầu bằng thép phải đặt trên con lăn ?

TL : Vì để khi cầu nóng lên dãn nở, không bị cản lại nhờ các con lăn.

Câu 13 : Tại sao các ống dẫn hơi trong các lò áp suất lại có những đoạn uốn cong ?

TL : Đường ống hơi phải có những đoạn uốn cong để khi nóng lên, lạnh đi, ống dãn nở được dễ dàng, không bị cản trở.

Câu 14 : Khi nhiệt kế thủy ngân hoặc rượu nóng lên thì cả bầu thủy ngân (hoặc rượu) đều nóng lên. Tại sao thủy ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống ?

TL : Vì thủy ngân (hoặc rượu ) nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh.

Câu 15 : Tại sao bảng chia độ của các nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 340C và trên 420C ?

TL : Vì nhiệt độ cơ thể con người chỉ từ 340C đến 420C.

Câu 16 : Tại sao không có nhiệt kế nước ?

TL : Vì nhiệt độ đông đặc của rượu thấp (- 1170C còn của nước là 00C) nhiệt độ không khí không thể thấp hơn nhiệt độ này.

Câu 17 : Tại sao để đo nhiệt độ của nước đang sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thủy ngân mà không dùng nhiệt kế rượu ?

TL : Vì rượu sôi ở nhiệt độ dưới 1000C

Câu 18 : Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí ?

TL : Giống nhau : khi gặp nóng thì nở ra, gặp lạnh co lại.

       Khác nhau :Đối với chất rắn và chất lỏng các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Còn các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Câu 19 : Thả chì vào đồng đang nóng chảy thì chì có nóng chảy không ? Tại sao ?Cho biết nhiệt độ nóng chảy của chì là 3270C còn của đồng là 10830C

TL : Có vì ở nhiệt độ đồng đang nóng chảy thì cao hơn rất nhiều so với nhiệt độ nóng chảy của chì..

Câu 20 : Tại sao sấy tóc lại làm tóc mau khô ?

TL : Vì tốc đô bay hơi tăng khi nhiệt độ tăng.

Câu 21 : Tại sao khi tắm dưới hồ lên dù gió yếu ta vẫn cảm thấy lạnh ?

TL : Vì sau khi tắm nước ở trên người bay hơi, khi nước bay hơi thì nhiệt độ cơ thể giảm xuống. do đó dù gió yếu nhưng ta vẫn gây cho ta cảm giác lạnh.

Câu 22:Tại sao rượu đưng trong chai không đây nút sẽ bị cạn dần còn đóng nút thì sẽ không bị cạn?

TL : Vì trong chai rượu xảy ra đồng thời hai quá trình bay hơi và ngưng tụ. Nếu chai nút kín, có bao nhiêu rượu bay hơi thì cũng có bấy nhiêu rượu ngưng tụ do đó mà lương rượu không giảm. đối với chai không đóng nút quá trình bay hơi xảy ra mạnh hơn quá trình ngưng tụ nê rượu cạn dần.

Câu 23 :  Tại sao vào mùa lạnh khi hà hơi vào mặt gương ta thấy gương mờ đi rồi sau đó một thời gian gương sáng trở lại ?

TL : Vì trong hơi thở người có hơi nước. khi gặp mặt gương lạnh hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước rất nhỏ là mờ gương. Sau một thời gian ngắn, những giọt nước nhỏ này bay hơi hết vào trong không khí, gương sáng trở lại.

Câu 24 : Tại sao khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng thì mực thủy ngân trong nhiệt kế lúc đầu hạ xuống một ít rồi sau đó mới dâng lên cao ?

TL : Vì khi nhúng vào nước nóng thủy tinh tiếp xúc với nước nóng trước nên dãn nở trước làm cho thủy ngân trong ống tụt xuống một ít sau đó cả thủy tinh và thủy ngân cùng nóng lên nên thủy ngân tiếp tục dâng lên (do thủy ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh)

Câu 25 : Nêu sự giống nhau và khác nhau của sự sôi và sự bay hơi ?

TL : Sự sôi chính là sự bay hơi xảy ra cả trong lòng chất lỏng và cả mặt thoáng của chất lỏng. Sự sôi xảy ra ở một nhiệt đô xác định của chất lỏng.

Sự bay hơi chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng và xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.

II. Bài tập tự luận

1. Hãy cho biết trọng lượng tương ứng của các vật sau:

  1. Một túi kẹo có khối lượng 150 g.
  2. Một hộp sữa có khối lượng 700 g.
  3. Một túi đường có khối lượng 5 kg.

2. Một vật có khối lượng là 19.000 gam thì vật này có trọng lượng tương ứng là bao nhiêu Newton.

3.Một vật có trọng lượng là 45.000 N thì vật này có khối lượng là bao nhiêu Tấn?

4.Tính khối lượng của một khối đá có thể tích 0,6 m3 biết khối lượng riêng của đá là: 2600 kg/m3.

5.Một hộp sữa có khối lượng 790 g và có thể tích 420 cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m3. Từ đó suy ra trọng lượng riêng của sữa.

6.Tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc dầm sắt có thể tính 50 dm3. Biết khối lượng riêng sắt là 7800kg/m3.

7.Biết 5 lít cát có khối lượng 7,5 kg

  1. Tính thể tích của 7,5 tấn cát?
  2. Tính trọng lượng của một đống cát có thể tích 1,5 m3

8. Một chai nước ngọt có ghi 400g. Biết dung tích của chai nước là 300cm3. Hãy tính khối lượng riêng của nước ngọt trong chai theo đơn vị kg/m3?

9. Thả một hòn bi sắt vào một bình có thể tích 900 cm3 đang chứa 0,6 dm3 thì thấy nước dâng lên đến vạch 800 cm3. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3. Tính khối lượng của hòn bi sắt?

10. Đặt vật bằng sắt lên đĩa cân bên trái của cân Robecvan và đặt các quả cân lên đĩa cân bên phải muốn cân thăng bằng ta phải đặt 1 quả cân 1kg, 2 quả cân 200g, 1 quả cân 100g. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3. Tính thể tích của vật?

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong Đề cương ôn tập môn Vật lí lớp 6 Học kì 2 năm học 2018-2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong học tập

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF