Hoc247.net giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập kiểm tra lần 3 năm 2020 môn Hóa học 8. Hy vọng qua đề thi này sẽ giúp các em hệ thống lại kiến thức Hóa học, cũng như nắm được cấu trúc của 1 đề thi, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập đa dạng hơn.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 3 MÔN HÓA HỌC 8 NĂM 2020
A. LÝ THUYẾT
1. Khái niệm nguyên tử, phân tử, nguyên tử khối, phân tử khối.
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm :
- Hạt nhân tạo bởi proton(p) và nơtron
- Trong mỗi nguyên tử : p(+) = e (-)
- Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.
- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.
- Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.
-Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
- Phân tử là hạt hợp thành của hầy hết các chất,các đơn chất kim loại… có hạt hợp thành là nguyên tử.
- Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
2. Thế nào là đơn chất , hợp chất. Cho ví dụ?
- Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Ví dụ : khí hiđro, lưu huỳnh, kẽm, natri,…
- Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. Ví dụ : Nước tạo nên từ hai nguyên tố hóa học là H và O.
3. Công thức hóa học dùng biểu diễn chất :
+ Đơn chất : A ( đơn chất kim loại và một vài phi kim như : S,C … )
+ Đơn chất : Ax ( phần lớn đơn chất phi kim, thường x = 2 )
+ Hợp chất : AxBy ,AxByCz …
- Mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất ( trừ đơn chất A ) và cho biết :
+ Nguyên tố tạo ra chất.
+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố và phân tử khối.
4. Phát biểu quy tắc hóa trị . Viết biểu thức.
- Hóa trị của nguyên tố ( hay nhóm nguyên tử ) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử ( hay nhóm nguyên tử ), được xác định theo hóa trị của H chọn làm một đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị
- Quy tắc hóa trị : Trong công thức hóa học,tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
- Biểu thức : \(\mathop {{A_x}}\limits^{\rm{a}} {\mathop B\limits^b _y}\)
→ x × a = y × b . B có thể là nhóm nguyên tử,ví dụ : Ca(OH)2 ,ta có 1 × II = 2 × 1
Vận dụng :
+ Tính hóa trị chưa biết : biết x,y và a ( hoặc b) tính được b (hoặc a)
+ Lập công thức hóa học khi biết a và b :
- Viết công thức dạng chung
- Viết biểu thức quy tắc hóa trị, chuyển tỉ lệ : \(\frac{x}{y} = \frac{b}{a} = \frac{{b'}}{{a'}}\)
→ Lấy x = b hoặc b’ và y = a hay a’ ( Nếu a’,b’ là những số nguyên đơn giản hơn so với a,b)
6. Sự biến đổi của chất :
- Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là hiện tượng vật lý.
- Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học.
7. Phản ứng hóa học :
- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
- Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
- Phản ứng xảy ra được khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác.
- Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành : Có tính chất khác như màu sắc,trạng thái. Hoặc sự tỏa nhiệt và phát sáng.
8. Định luật bảo toàn khối lượng : A + B → C + D
- Định luật : Trong một phản ứng hóa hoc, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
- Biếu thức : mA + mB = mC + mD
9. Phương trình hóa học : biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.
- Ba bước lập phương trình hóa học : Viết sơ đồ phản ứng,Cân bằng phương trình, Viết phương trình hóa học
- Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
8. Các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.
- Mol (n) là lượng chất có chứa N nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.
con số 6.1023 là số Avogađro, kí hiệu là N
- Khối lượng mol (M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó
- Thể tích mol (l) của chất khí là thể tích chiếm bơi N phân tử của chất khí đó.
rút ra m = n × M (g)
\(n = \frac{m}{M}{\rm{ (mol) , M }} = {\rm{ }}\frac{{\rm{m}}}{{\rm{n}}}{\rm{ (g)}}\)
- Thể tích khí chất khí :
+ Ở điều kiện tiêu chuẩn : \({\rm{V }} = {\rm{ n}} \times {\rm{22,4 = }}\frac{m}{M} \times 22,4\) (l)
+ Ở điều kiện thường : V = n × 24 = \(\frac{m}{M} \times 24\) (l)
9. Tỷ khối của chất khí.
- Khí A đối với khí B : \({{\rm{d}}_{{\rm{A/B}}}} = \frac{{{{\rm{M}}_{\rm{A}}}}}{{{\rm{M}}{_{\rm{B}}}}}\)
- Khí A đối với không khí : \({d_{A/kk}} = \frac{{{M_A}}}{{29}}\)
B. BÀI TẬP
Dạng bài tập 1: Phân loại đơn chất, hợp chất
Phân loại các chất sau theo đơn chất, hợp chất: khí hidro, nước , đường saccarozo (C12H22O11 ), nhôm oxit (Al2O3), đá vôi (CaCO3), khí cacbonic (CO2), muối ăn (NaCl), dây đồng, bột lưu huỳnh, khí Clo.
Dạng bài tập 2: Hóa trị
a) Tính hóa trị của nguyên tố N trong hợp chất N2O5
Giải: Gọi a là hóa trị của nguyên tố N trong hợp chất N2O5 (a>O)
Ta có: N2O5 → a*2 = 5*II → a = \(\frac{{5*II}}{2}\) → a = V
Vậy trong CT hợp chất N2O5 thì N(V)
b) Tính hóa trị của nguyên tố S trong hợp chất SO2
Giải: Gọi a là hóa trị của nguyên tố S trong hợp chất SO2 (a>O)
Ta có: SO2 → a*1 = 2*II → a = \(\frac{{2*II}}{1}\) → a = IV
Vậy trong CT hợp chất SO2 thì S(IV)
c) Tính hóa trị của nhóm PO4 trong hợp chất Ca3(PO4)2 , biết nguyên tố Ca(II)
Giải: Gọi b là hóa trị của nhóm PO4 trong hợp chất Ca3(PO4)2 (b>O)
Ta có: Ca3(PO4)2 → 3*II = 2*b → b = \(\frac{{3*II}}{2}\) → b = III
Vậy trong CT hợp chất Ca3(PO4)2 thì PO4 (III)
Câu 1: Xác định nhanh hóa trị của mỗi nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử trong các hợp chất sau đây: NO ; NO2 ; N2O3 ; N2O5; NH3; HCl; H2SO4; H3PO4; Ba(OH)2; Na2SO4; NaNO3; K2CO3 ; K3PO4 ; Ca(HCO3)2 Na2HPO4 ; Al(HSO4)3 ; Mg(H2PO4)2
Câu 2: Lập nhanh CTHH của những hợp chất sau tao bởi: P ( III ) và O; N ( III )và H; Fe (II) và O; Cu (II) và OH; Ca và NO3; Ag và SO4, Ba và PO4; Fe (III) và SO4, Al và SO4; NH4 (I) và NO3
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập kiểm tra lần 3 năm 2020 môn Hóa học 8. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .