Nhằm giúp các em củng cố những kiến thức đã học trước kì thi học kì 1, Học247 xin giới thiệu đến các em Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử 8 năm 2020 Trường THCS Long Sơn. Với cấu trúc gồm gồm các câu hỏi và đáp án chi tiết, các em có thể làm bài thi để tự đánh giá năng lực của bản thân. Trên cơ sở đó, các em có thể rút ra những kinh nghiệm làm bài thi để kì thi tới đạt được kết quả cao nhất!
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ 8 NĂM 2020 TRƯỜNG THCS LONG SƠN
Câu 1: Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII?
Chứng minh rằng: cách mạng tư sản pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?
* Đối với nước Pháp:
- Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền.
- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Mở đường cho CNTB phát triển. Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành.
* Đối với thế giới:
- Chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu.
- Mở ra một thời đại mới, thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.
* Hạn chế:
- Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy dù quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.
*Cách mạng tư sản pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất vì:
- CMTS Pháp đã lật đổ nền quân chủ chuyên chế phong kiến thối nát, xây dựng một chế độ xã hội mới ở châu Âu với cơ cấu tổ chức mới và các quyền tự do dân chủ.
- Đập tan quan hệ ruộng đất phong kiến, giải phóng nông dân khỏi những áp bức phong kiến, mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ
- Cách mạng đã phát triển từ thấp đến cao theo chiều hướng đi lên mà nền chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao nhất.
- Nó hoàn thành đầy đủ nhất những nhiệm vụ dân tộc, dân chủ của một cuộc cách mạng tư sản, lần lượt đánh bại các âm mưu can thiệp vũ trang của liên minh các nước đế quốc, bảo vệ đất nước, cho ra đời bản tuyên ngôn bất hủ về quyền con người, đáp ứng phần nào quyền dân chủ cho dân.
Câu 2: Trình bày nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ
* Nguyên nhân:
- Thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thiết lập được 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ và tiến hành chính sách cai trị, bóc lột nhân dân ở đây.
- Giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế TBCN ở 13 thuộc địa phát triển mạnh nhưng thực dân Anh ngăn cản, kìm hãm sự phát triển ở thuộc địa dẫn đến mâu thuẫn giữa nhân dân Bắc Mĩ và giai cấp tư sản, chủ nô với thực dân Anh trở nên gay gắt => chiến tranh bùng nổ
* Kết quả:
- Anh phải thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa và Hợp chúng quốc Mĩ được ra đời.
- Năm 1787, Mĩ ban hành Hiến pháp, quy định Mĩ là nước cộng hòa liên bang, đứng đầu là Tổng thổng.
* Ý nghĩa:
- Cuộc chiến tranh thực chất là cuộc cách mạng tư sản, nó đã thực hiện được hai nhiệm vụ cùng một lúc là lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho CNTB phát triển.
- Tuy nhiên, cuộc cách mạng này không triệt để vì chỉ có giai cấp tư sản, chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động nói chung không được hưởng chút quyền lợi gì.
Câu 3: Trình bày cách mạng công nghiệp ở Anh
a) Bối cảnh lịch sử:
Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp, do:
- Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.
- Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền thuộc về giai cấp tư sản.
- Có hệ thống thuộc địa lớn.
* Những phát minh về máy móc
* Luyện kim:
- Năm 1735, phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép.
- Năm 1784, lò luyện gang đầu tiên được xây dựng.
* Giao thông vận tải
- Tàu thuyền, tàu hỏa dùng máy móc hơi nước đua nhau ra đời, công nghiệp toàn thế giới nhanh chóng bước vào "thời đại máy hơi nước"
- Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.
- Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.
→ Giữa thế kỷ XIX Anh trở thành công xưởng thế giới. Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân
c, Kết quả của cách mạng công nghiệp ở Anh:
- Cách mạng công nghiệp ở Anh đã làm cho sản xuất phát triển nhanh chóng, của cải ngày càng dồi dào.
- Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới. Nước Anh được gọi là "công xưởng của thế giới".
Câu 4. Hệ quả của cách mạng công nghiệp
- CMCN đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản: nhờ phát minh máy móc nhiều khu công nghiệp lớn, nhiều thành phố mọc lên, thu hút dòng người đến các đô thị làm việc, đẩy nhanh quá trình đô thị hoá.
- Về mặt xã hội: hình thành 2 giai cấp cơ bản của xã hội là g/c tư sản và g/c vô sản.
* Những sự kiện nào chứng tỏ đến giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới?
Sự thiết lập của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới được thể hiện ở thắng lợi của cách mạng tư sản dưới nhiều hình thức khác nhau ở các nước châu Âu và Mĩ Latinh.
- Năm 1830, chế độ phong kiến bị lật đổ ở Pháp, sau đó cách mạng tư sản lan nhanh ra nhiều nước châu Âu.
- Năm 1848 - 1849, cách mạng tư sản ở nhiều nước châu Âu góp phần củng cố sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Pháp và làm rung chuyển chế độ phong kiến ở châu Âu.
- Năm 1859 - 1870 hoàn thành thống nhất I-ta-li-a; Năm 1864 - 1871 hoàn thành thống nhất nước Đức; Năm 1861 cải cách nông nô ở Nga đã tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở những nước này.
- Các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. Hầu hết các nước châu Á, châu Phi lần lượt trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc vào các nước tư bản phương Tây.
* Vì sao các nước tư bản phương Tây đấy mạnh xâm chiếm thuộc địa?
Trong thời kì cách mạng công nghiệp, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh đã làm tăng nhu cầu tranh giành về thị trường tiêu thụ, nguyên vật liệu, nhân công lao động rẻ,... vì vậy, các nước tư bản chủ nghĩa đã đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa. nhất là ở Ấn Độ, Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á
Câu 5
A, Những sự kiện chủ yếu về phong trào công nhân trong những năm 1830 - 1840:
- Năm 1831, công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm và thiết lập chế độ cộng hòa. Họ nêu cao khẩu hiệu "Sống trong lao động, chết trong chiến đấu". Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
- Năm 1834, thợ tơ Li-ông lại khởi nghĩa, đã chiến đấu quyết liệt với quân chính phủ trong 4 ngày.
- Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa, chống lại sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ. Cuộc khởi nghĩa chỉ cầm cự được 3 ngày rồi bị đàn áp đẫm máu.
- Từ năm 1836 - 1847, "Phong trào Hiến chương" ở Anh diễn ra có quy mô, tổ chức và mang tính chất chính trị rõ rệt.
⟹ Các cuộc đấu tranh của công nhân ờ Pháp, Đức, Anh nêu trên cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng và chưa có đường lối chính trị đúng đắn.
Tuy nhiên, các phong trào này đã đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận cách mạng sau này.
....
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử 8 năm 2020 Trường THCS Long Sơn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề cương này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: