HOC247 đã tổng hợp, biên soạn các kiến thức trọng tâm trong Chương trình giữa HK1 môn Công nghệ 8 Kết nối tri thức thông qua nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Công nghệ 8 KNTT năm 2023-2024. Trong đó, HOC247 cung cấp đề thi minh hoạ giúp các em có thể tự kiểm tra mức độ giải bài tập của mình. Chúc các em học sinh đạt kết quả cao trong kì thi giữa HK1 sắp tới!
1. Tóm tắt lí thuyết
1.1. Một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
- Khổ giấy của các bản vẽ kĩ thuật được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 7285:2003. Cách tạo các khổ giấy chính nhỏ hơn từ khổ giấy lớn là chia đôi một khổ giấy theo chiều dài sẽ được 2 tờ của khổ giấy nhỏ hơn.
- Tỉ lệ là tỉ số giữa kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng trên vật thể đó.
- Nét vẽ: Một số loại nét vẽ thường dùng
- Ghi kích thước
+ Để ghi được một kích thước, thường có 3 thành phần: đường gióng, đường kích thước và giá trị kích thước.
+ Các giá trị kích thước được đặt phía trên đường kích thước trong trường hợp đường kích thước nằm ngang.
+ Trường hợp đường kích thước thẳng đứng thì chính là trường hợp đường kích thước nằm ngang xoay đi 90° ngược chiều kim đồng hồ.
1.2. Hình chiếu vuông góc
- Phương pháp các hình chiếu vuông góc
+ Phương pháp các hình chiếu vuông góc là một phương pháp dùng các hình chiếu vuông góc để biểu diễn hình dạng và kích thước của vật thể.
+ Mặt phẳng hình chiếu là một mặt phẳng nằm ngang, hướng chiếu thẳng đứng và hướng về phía mặt phẳng hình chiếu, đoạn thẳng nối một điểm với hình chiếu của điểm đó nằm trên tia chiếu song song với hướng chiếu.
Hình 1. Phép chiếu vuông góc
+ Hình chiếu vuông góc lên các mặt phẳng hình chiếu đứng, bằng, cạnh lần lượt được gọi là hình chiếu đứng, bằng và cạnh.
+ Mở mặt phẳng hình chiếu đứng xuống dưới và mặt phẳng hình chiểu cạnh sang phải để các mặt phẳng hình chiếu trùng nhau. Kết quả là hình chiếu bằng ở bên dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng. Hình chiếu bằng nằm trên đường giống thẳng đứng từ hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh nằm trên đường gióng nằm ngang từ hình chiếu đứng.
Hình 2. Vị trị các hình chiếu vuông góc
- Hình chiếu vuông góc của khối đa diện
- Hình chiếu vuông góc của khối tròn xoay
- Hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản
1.3. Bản vẽ kĩ thuật
a. Bản vẽ chi tiết
- Bản vẽ chi tiết là bản vẽ kĩ thuật thể hiện thông tin của một chi tiết, được sử dụng để chế tạo và kiểm tra.
- Đọc một bản vẽ chi tiết theo trình tự:
b. Bản vẽ lắp
- Bản vẽ lắp là bản vẽ kĩ thuật thể hiện một sản phẩm gồm nhiều chi tiết lắp ráp tạo thành.
- Khi đọc bản vẽ lắp, thường theo trình tự trình bày:
c. Bản vẽ nhà
- Bản vẽ nhà là bản vẽ kĩ thuật, được dùng trong thiết kế và thi công xây dựng ngôi nhà.
- Trình tự đọc bản vẽ ngôi nhà được trình bày như sau:
2. Trắc nghiệm tự luyện
Câu 1: Khi chiếu một vật thể lên một mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là:
A. hình chiếu
B. Vật chiếu
C. Mặt phẳng chiếu
D. Vật thể
Câu 2: Các loại tỉ lệ có trong bản vẽ kĩ thuật là:
A. Tỉ lệ thu nhỏ
B. Tỉ lệ phóng to
C. Tỉ lệ nguyên hình
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3: Trong các khổ giấy chính, khổ giấy có kích thước lớn nhất là?
A. A0
B. A1
C. A2
D. A4
Câu 4: Đối với khối tròn xoay, người ta thường hình chiếu nào để biểu diễn?
A. Hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao
B. Hình chiếu thể hiện hình dạng và đường kính mặt đáy
C. Một hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao, một hình chiếu thể hiện hình dạng và đường kính mặt đáy
D. Cả 3 hình chiếu
Câu 5: Chọn phát biểu sai về vị trí hình chiếu:
A. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng
B. Hình chiếu cạnh bên phải hình chiếu đứng
C. Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng
D. Đáp án A và B đúng
Câu 6: Hình chiếu trên mặt phẳng song song với trục quay của hình trụ là:
A. Hình chữ nhật
B. Tam giác cân
C. Tam giác vuông
D. Đáp án khác
Câu 7: Hình chiếu bằng của hình lăng trụ tam giác đều là hình gì?
A. Hình tam giác đều
B. Hình tam giác cân
C. Hình chữ nhật
D. Hình vuông
Câu 8: Trình tự đọc bản vẽ lắp khác trình tự đọc bản vẽ chi tiết ở chỗ có thêm bước:
A. Bảng kê
B. Phân tích chi tiết
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 9: Tên các khổ giấy chính là:
A. A0, A1, A2
B. A0, A1, A2, A3
C. A3, A1, A2, A4
D. A0, A1, A2, A3, A4
Câu 10: Phần khung tên trong bản vẽ nhà gồm những nội dung nào?
A. Tên gọi ngôi nhà
B. Tỉ lệ bản vẽ
C. Nơi thiết kế
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 11: Trong quá trình sản xuất, muốn làm ra sản phẩm cơ khí phải có:
A. Bản vẽ xây dựng
B. Bản vẽ mỹ thuật
C. Bản vẽ kỹ thuật
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 12: Trình tự đọc bản vẽ chi tiết là:
A. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp
B. Khung tên, kích thước, hình biểu diễn, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp
C. Hình biểu diễn, khung tên, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp
D. Hình biểu diễn, kích thước, khung tên, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp
Câu 13: Kí hiệu sau quy ước bộ phận nào của ngôi nhà?
A. Cửa đi đơn một cánh
B. Cửa đi đơn bốn cánh
C. Cửa sổ đơn
D. Cửa sổ kép
Câu 14: Hình nào biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao ?
A. Mặt bằng
B. Mặt đứng
C. Mặt cắt
D. Không có đáp án đúng
Câu 15: Phát biểu nào sau đây về đường kích thước là đúng?
A. Đường kích thước thẳng đứng, con số kích thước ghi bên phải
B. Đường kích thước nằm ngang, con số kích thước ghi bên trên
C. Đường kích thước nằm nghiêng, con số kích thước ghi bên dưới
D. Ghi kí hiệu R trước con số chỉ kích thước đường kính đường tròn
Câu 16: Công dụng của bản vẽ chi tiết là:
A. Dùng để chế tạo chi tiết máy
B. Dùng để kiểm tra chi tiết máy
C. Dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy
D. Đáp án khác
Câu 17: Bản vẽ lắp không chứa nội dung nào dưới đây ?
A. Yêu cầu kĩ thuật
B. Bảng kê
C. Kích thước
D. Khung tên
Câu 18: Hình biểu diễn của bản vẽ lắp gồm:
A. Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh
B. Hình cắt và hình chiếu cạnh
C. Hình cắt và hình chiếu bằng
D. Hình chiếu đứng và hình cắt
Câu 19: Đâu là tỉ lệ phóng to trong các tỉ lệ sau?
A. 1 : 2
B. 5 : 1
C. 1 : 1
D. 5 : 2
Câu 20: Hình cắt mặt bằng của ngôi nhà được gọi là ?
A. Mặt cắt
B. Mặt đứng
C. Mặt ngang
D. Mặt bằng
Câu 21: Nếu mặt đáy của hình trụ song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh sẽ có hình dạng là:
A. Hình chữ nhật và hình tròn
B. Hình tam giác và hình tròn
C. Đều là các hình tròn
D. Đều là hình chữ nhật
Câu 22: Để vẽ đường tâm, đường trục đối xứng, cần dùng loại nét vẽ nào?
A. Nét liền đậm
B. Nét liền mảnh
C. Nét đứt mảnh
D. Nét gạch dài - chấm - mảnh
Câu 23: Kích thước trên bản vẽ kĩ thuật có đơn vị:
A. mm
B. dm
C. cm
D. Tùy từng bản vẽ
Câu 24: Trình tự đọc bản vẽ lắp?
A. Hình biểu diễn → Khung tên → Bảng kê → Kích thước → Phân tích chi tiết → Tổng hợp
B. Khung tên → Bảng kê → Kích thước → Hình biểu diễn → Phân tích chi tiết →Tổng hợp
C. Khung tên → Bảng kê → Hình biểu diễn → Kích thước → Phân tích chi tiết → Tổng hợp
D. Khung tên → Kích thước → Bảng kê → Hình biểu diễn → Phân tích chi tiết →Tổng hợp
Câu 25: Trước con số chỉ kích thước bán kính, người ta ghi kí hiệu gì?
A. d
B. R
C. Ø
D. O
Trên đây toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Công nghệ 8 KNTT năm 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 8 KNTT năm 2023-2024
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 8 KNTT năm 2023-2024
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.