Chuyên đề Đặc điểm các mùa khí hậu và thời tiết nước ta môn Địa Lý 8 năm 2021 dưới đây tổng hợp lại những kiến thức quan trọng đã học, qua đó giúp các em có thể tự luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập tốt kiến thức, chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho kì thi sắp tới của mình. Mời các em cùng tham khảo!
ĐẶC ĐIỂM CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT NƯỚC TA
A. LÝ THUYẾT
Các mùa gió ở Việt Nam:
1. Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông)
- Thời gian: từ tháng 11 đến tháng 4
- Gió: gió mùa đông bắc xen kẽ những đợt gió mùa đông nam.
- Phạm vi: từ dãy Bạch mã trở ra bắc.
- Đặc điểm thời tiết:
+ Đầu mùa: lạnh khô.
+ Cuối mùa: lạnh ẩm, có mưa phùn.
- Tây Nguyên và Nam bộ có thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa.
- Riêng ở duyên hải Trung Bộ có mưa lớn vào các tháng cuối năm.
2. Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ)
- Thời gian: từ tháng 5 đến tháng 10.
- Gió: gió thịnh hành trong mùa này có hướng tây nam xen kẽ là gió Tín phong ở nửa cầu bắc thổi theo hướng đông nam.
- Phạm vi: Toàn quốc.
- Đặc điểm thời tiết:
+ Nhiệt độ cao trên toàn quốc và đạt trên 250C ở vùng thấp.
+ Lượng mưa lớn tập trung khoảng 80% lượng mưa của của cả nước.
- Vào đầu mùa hạ khu vực Tây Bắc, miền Trung có gió tây khô nóng hoạt động.
- Các kiểu thời tiết đặc biệt trong mùa này là gió tây, mưa ngâu và bão,…
3. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại
a) Thuận lợi
- Thuận lợi cho sinh vật phát triển quanh năm.
- Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, hình thành các vùng chuyên canh.
- Các hoạt động sản xuất diễn ra quanh năm.
b) Khó khăn
- Nhiều thiên tai: Bão, lũ lụt, hạn hán,…
- Thời tiết diễn biến phức tạp.
B. BÀI TẬP VÍ DỤ
Câu 1: Dựa vào bảng 32.1 (SGK trang 115), em hãy cho biết mùa bão nước ta diễn biến như thế nào?
Trả lời
- Mùa bão nước ta bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11.
- Mùa bão ở nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam.
Câu 2: Trong mùa gió đông bắc, thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ có giống nhau không? Vì sao?
Trả lời
Không giống nhau:
- Miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc tạo nên mùa đông lạnh, có mưa phùn.
- Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa lớn cho vùng duyên hải Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
Câu 3: Vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội, Huế và Tp. Hồ Chí Minh (theo số liệu bảng 31.1 SGK). Nhận xét về sự khác nhau của các trạm khí tượng đó.
Trả lời
Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
Nhận xét:
- Trạm Hà Nội:
+ Nhiệt độ trung bình năm là 23,5°C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C (tháng 7); nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16,4°C (tháng 1). Biên độ nhiệt là 12,5°C.
+ Tổng lượng mưa của trạm là 1676,2mm. Lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 318mm (tháng 8); lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là 18,6mm (tháng 1). Các tháng mùa mưa: 5, 6, 7, 8, 9, 10.
- Trạm Huế:
+ Nhiệt độ trung bình năm là 25,2°C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,4°C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 20°C. Biên độ nhiệt là 9,4°C.
+ Tổng lượng mưa của trạm là 2867,7mm. Lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 795,6mm (tháng 10); lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là 47,1mm (tháng 3). Các tháng mùa mưa : 8, 9, 10, 11, 12.
- Trạm Tp. Hồ Chí Minh:
+ Nhiệt độ trung bình năm là 27,1°C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C (tháng 4); nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 25,7°C (tháng 12). Biên độ nhiệt là 3,2°C.
+ Tổng lượng mưa của trạm là 1931 mm. Lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 327mm (tháng 9); lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là 4,1mm (tháng 2). Các tháng mùa mưa: 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11.
-> - Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam. Nhiệt độ tháng 7 cao nhất ở Huế và nhiệt độ tháng 1 thấp nhất ở Hà Nội.
- Mưa nhiều nhất ở Huế. Mùa mưa ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào mùa hạ còn Huế vào thu - đông.
C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vùng nào ở nước ta vào mùa gió tây nam thường ít mưa?
A. Tây Nguyên.
B. Duyên hải Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Bắc Bộ,
Câu 2: Thời tiết và khí hậu ở miền Bắc vào mùa đông như thế nào?
A. Mưa phùn ẩm ướt vào cuối đông.
B. Lạnh, khô đầu mùa đông.
C. Tất cả đều đúng.
Câu 3: Miền nào ở nước ta có gió tây khô nóng, gây ra hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp?
A. Miền Trung và Tây Bắc
B. Miền Trung.
C. Tây Bắc.
D. Tất cả đều sai.
Câu 4: Mùa gió tây nam tạo nên mùa hạ nóng ẩm, có mưa to gió lớn và dông bão diễn ra phổ biến:
A. Bắc Bộ.
B. Nam Bộ.
C. Trung Bộ
D. Trên cả nước.
Câu 5: Ở Bắc Bộ, mưa ngắn thường diễn ra vào giữa tháng nào?
A. Tháng 7
B. Tháng 8
C. Tháng 6
D. Tháng 9
Câu 6: Mùa gió Đông Bắc ở nước ta diễn ra vào thời gian nào?
A. Tất cả đều sai.
B. Từ tháng 12 đến tháng 5.
C. Từ tháng 11 đến tháng 4.
D. Từ tháng 10 đến tháng 3.
Câu 7: Trong mùa gió đông bắc thời tiết, khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ không giống nhau vì:
A. Nam Bộ nằm ngoài phạm vi tác động của gió mùa đông bắc, chỉ ảnh hưởng Tín phong đông bắc.
B. Tất cả đều đúng.
C. Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc.
D. Trung Bộ nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các hoàn lưu khác nhau.
Câu 8: Khí hậu nhiệt đới ẩm là môi trường thuận lợi:
A. Tăng vụ, xen canh.
B. Cho sinh vật phát triển quanh năm.
C. Tất cả đều đúng
Câu 9: Miền khí hậu Đông Trường Sơn nước ta có mùa mưa lệch hẳn về thu - đông:
A. Do địa hình bề ngang hẹp
B. Ảnh hưởng gió mùa đông bắc
C. Do miền nằm sát biển đông
D. Ảnh hưởng của địa hình và dải hội tụ nhiệt đới
Câu 10: Nước ta có hai mùa khí hậu chủ yếu là do:
A. Nước ta có hai mùa mưa lớn
B. Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều hay có bão
C. Địa hình đa dạng với nhiều hướng núi khác nhau
D. Một năm có hai mùa gió có tính chất và hướng gió trái ngược nhau
Câu 11: Thời tiết đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta là:
A. Nóng ẩm
B. Lạnh khô
C. Lạnh ẩm
D. Nóng khô
Câu 12: Cuối mùa đông nước ta thường có:
A. Mưa dông
B. Mưa ngâu
C. Mưa tuyết
D. Mưa phùn
Câu 13: Thời tiết chủ yếu trong mùa gió Tây Nam là:
A. Trời nhiều mây, mưa ngâu, mưa rào
B. Trời nhiều mây, bão, mưa ngâu
C. Trời nhiều mây, bão, mưa phùn
D. Trời nhiều mây, mưa rào, mưa dông
ĐÁP ÁN
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
Đáp án |
B |
C |
A |
D |
B |
C |
B |
C |
D |
D |
B |
D |
D |
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Đặc điểm các mùa khí hậu và thời tiết nước ta môn Địa Lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!