YOMEDIA

Các dạng bài tập về phương trình hóa học môn Hóa 8 năm 2020 Trường THCS Lang Chánh

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Các dạng bài tập về phương trình hóa học môn Hóa 8 năm 2020 Trường THCS Lang Chánh. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP VỀ PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC HÓA HỌC – ÔN TẬP MÔN HÓA 8 NĂM 2020

 

A. LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC:

Cách giải chung:     

- Viết sơ đồ của phản ứng (gồm CTHH của các chất pư và sản phẩm).

- Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố (bằng cách chọn các hệ số thích hợp điền vào trước các CTHH).

- Viết PTHH.

Lưu ý: Khi chọn hệ số cân bằng:

+ Khi gặp nhóm nguyên tố → Cân bằng nguyên cả nhóm.

+ Thường cân bằng nguyên tố có số nguyên tử lẻ cao nhất bằng cách nhân cho 2,4…

+ Một nguyên tố thay đổi số nguyên tử ở 2 vế PT, ta chọn hệ số bằng cách lấy BSCNN của 2 số trên chia cho số nguyên tử của nguyên tố đó.

Ví dụ: ?K    +    ?O2   → ?K2O

Giải:    4K    +    O2   →  2K2O

+ Khi gặp một số phương trình phức tạp cần phải dùng phương pháp cân bằng theo phương pháp đại số:

Ví dụ 1:  Cân bằng PTHH sau :  FeS2     +    O2    →  Fe2O3     +     SO2

Giải: - Đặt các hệ số:    aFeS2   +     bO2    →  cFe2O3     +     dSO2

- Tính số nguyên tử các nguyên tố trước và sau phản ứng theo các hệ số trong PTHH:   

Ta có: + Số nguyên tử Fe:  a = 2c

+ Số nguyên tử S :  2a = d

+ Số nguyên tử O : 2b = 3c + 2d

Đặt a = 1 → c = 1/2, d = 2, b = 3/2 + 2.2 = 11/2

Thay a, b, c, d vào PT:    aFeS2      +   bO2      →  cFe2O3        +        dSO2

FeS2   +        11/2O2 →  1/2Fe2O3       +      2SO2   

Hay:       2FeS2              +        11O2    → Fe2O3    +   4SO2   

Ví dụ 2:  Cân bằng PTHH sau:   FexOy        +      H2     →  Fe     +      H2O

Giải:      - Đặt các hệ số:           a FexOy        +   b H2     →  c  Fe     +   d H2O

 - Tính số nguyên tử các nguyên tố trước và sau phản ứng theo các hệ số trong PTHH:   Ta có: + Số nguyên tử Fe:   a.x = c

+ Số nguyên tử O :   a.y = d

+ Số nguyên tử H :   2b = 2d

Đặt a = 1 → c = x, d = b = y

Thay a, b, c, d vào PT:   FexOy        +   y H2      →   x  Fe     +   y H2O

* Bài tập vận dụng:

1: Hãy chọn CTHH và hệ số thích hợp đặt vào những chỗ có dấu hỏi trong các PTPƯ sau để được PTPƯ đúng :

a. ?Na  + ?    →   2Na2O           

b. 2HgO    t0    →    ? Hg  +  ?

c. ? H2   + ?   t0 →     2H2O             

d. 2Al  +  6HCl    → ?AlCl3  +  ?

2: Hoàn thành cácsơ đồ PƯHH sau để được PTHH đúng :

a. CaCO3 + HCl →  CaCl2 + CO2 + H2

b. C2H2  + O →   CO +  H2O

c. Al   +  H2SO4 →  Al2(SO4)3 + H2

d. KHCO3  + Ba(OH)2 → BaCO3 + K2CO3 + H2O

e. NaHS  + KOH  → Na2S  + K2S + H2O

f. Fe(OH)2  + O2  + H2O →  Fe(OH)3

3: Đốt cháy khí  axetylen (C2H2) trong khí oxi sinh ra khí cacbonic và hơi nứớc .Dẫn hỗn hợp khí vào dung dịch nước vôi trong ( Ca(OH)2) thì thu được chất kết tủa canxicacbonat (CaCO3) .Viết các PTPƯ xảy ra .

4: Hoàn thành các PTHH cho các pư sau:

Na2O   +    H2O  →  NaOH.

BaO  + H2O →  Ba(OH)2

CO2  + H2O  →  H2CO3

N2O5 + H2O   →  HNO3

P2O5 + H2O  →  H3PO4

NO2  + O2  +  H2O        HNO3

SO2  + Br2  +    H2O     →   H2SO4    +    HBr

K2O  + P2O5    → K3PO4

Na2O + N2O5   → NaNO3

Fe2O3 +   H2SO4 → Fe2(SO4)3   +      H2O

Fe3O4  +   HCl     → FeCl2     +    FeCl3      +     H2O

KOH   +   FeSO→ Fe(OH)2     +   K2SO4

Fe(OH)2     +    O2   → Fe2O3   +     H2O.

KNO3 →     KNO2     +    O2

AgNO3    →   Ag    +   O2     +     NO2

Fe   +     Cl2   → FeCln

FeS2 + O2    → Fe2O3    +     SO2

FeS   + O2   → Fe2O3   +  SO2

FexOy  +    O2     → Fe2O3

Cu    + O2   +     HCl     →    CuCl2  +     H2O

Fe3O4  +    C  →    Fe        +    CO2

Fe2O3  +      H2        →        Fe        +    H2O.

FexOy +    Al        →        Fe        +    Al2O3

Fe    +  Cl2    →  FeCl3

CO   + O2     →   CO2

5. Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

FexOy   +    H2SO4  →  Fe 2(SO4) 2y / x    +   H2O

FexOy  +    H2 →     Fe    +    H2O

Al(NO3)3   →    Al2O3    +    NO2    +  O2

KMnO4 + HCl      →     Cl2      +   KCl     +  MnCl2  +  H2O

Fe 3O4     + Al    →  Fe        +   Al2O3

FeS2 + O2  →  Fe2O3 + SO2

KOH + Al2(SO4)3  →  K2SO4 + Al(OH)3

FeO + HNO3  →  Fe(NO3)3 + NO + H2O

FexOy + CO  →  FeO + CO2

6.  Hoàn thành chuổi biến hoá sau:

KClO3 → O2   → Na2O → NaOH

H2O     → H2   → H2O → KOH

7:  Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau (ghi rõ điều kiện phản ứng) và cho biết các phản ứng trên thuộc loại nào?.

H2O  →  O2   →  Fe3O4  →  Fe   →   H2  →    H2O  → H2SO4

B. TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

Cách giải chung:     

- Viết và cân bằng  PTHH.

- Tính số mol của chất đề bài đã cho.

- Dựa vào PTHH, tìm số mol các chất mà đề bài yêu cầu.

- Tính toán theo yêu cầu của đề bài (khối lượng, thể tích chất khí…)

1. DẠNG TOÁN CƠ BẢN :

Cho biết lượng một chất  (có thể cho bằng gam, mol, V(đktc) , các đại lượng về nồng độ dd, độ tan, tỷ khối chất khí), tìm lượng các chất còn lại trong một phản ứng hóa học.

Cách giải :     

Bài toán có dạng : a M + b B   →   c C + d D

(Trong đó các chất M, B, C, D :có thể là một đơn chất hay 1 hợp chất)

- Tính số mol của chất đề bài đã cho.

- Dựa vào PTHH, tìm số mol các chất mà đề bài yêu cầu.

- Tính toán theo yêu cầu của đề bài

* Trường hợp 1: Cho ở dạng trực tiếp bằng : gam, mol.

Ví dụ 1: Cho kim loại Mg phản ứng hoàn toàn với 0,6 mol HCl. Xác định khối lượng  kim loại đã dùng.

Giải:   Ta có Phương trình phản ứng:

Mg      +   2HCl →  MgCl2  +  H2

1mol         2mol

x (mol)     0,6 (mol)

→ x = 0,6. 1 / 2 = 0,3 (mol) → mMg = n.M = 0,3. 24 = 7,2 (g)

*Trường hợp 2: Cho ở dạng gián tiếp bằng : V(đktc)

Ví dụ 2: Cho kim loại Mg phản ứng hoàn toàn với dung dịch  HCl. thu được 6,72 lít khí (đktc) . Xác định khối lượng  kim loại đã dùng.

Giải

Tìm : nH2 = 6,72 : 22,4  = 0,3 (mol)

Ta có Phương trình phản ứng:

Mg      +   2HCl →  MgCl2  +  H2

1mol                                         1mol

x (mol)                                    0,3 (mol)

→ x = 0,3. 1 / 1 = 0,3 (mol) Þ mMg = n.M = 0,3. 24 = 7,2 (g)  

*Trường hợp 3: Cho ở dạng gián tiếp bằng : mdd, c%

Ví dụ 3: Cho kim loại Mg phản ứng hoàn toàn với 100g dung dịch HCl 21,9%. Xác định khối lượng kim loại đã dùng.

Giải   Ta phải tìm  n HCl  phản ứng ?  

áp dụng : C % = \(\frac{{mct.100\% }}{{mdd}} \to mHCl = \frac{{mdd.c\% }}{{100\% }} = \frac{{100.21,9}}{{100}}\)  = 21,9 (g)

nHCl = m : M = 21,9 : 36,5  = 0,6 (mol)

*Trở về bài toán 1: Cho kim loại Mg phản ứng hoàn toàn với 0,6 mol HCl. Xác định khối lượng  kim loại đã dùng.

(Giải như ví dụ 1)

*Trường hợp 4:  Cho ở dạng gián tiếp bằng : Vdd, CM

Ví dụ 4 : Cho kim loại Mg phản ứng hoàn toàn với 100 ml dung dịch HCl 6 M. Xác định khối lượng kim loại đã dùng.

Giải:   Tìm  n HCl  = ?  áp dụng : CM = n/V → nHCl  = CM.V = 6.0,1 = 0,6 (mol)

*Trở về bài toán 1: Cho kim loại Mg phản ứng hoàn toàn với 0,6 mol HCl. Xác định khối lượng  kim loại đã dùng.

(Giải như ví dụ 1)

*Trường hợp 5: Cho ở dạng gián tiếp bằng : mdd, CM ,d (g/ml)

Ví dụ 5 : Cho kim loại Mg phản ứng hoàn toàn với 120 g dung dịch HCl 6 M ( d= 1,2 g/ml). Xác định khối lượng kim loại đã dùng.

Giải:   Tìm  n HCl  = ?

- Tìm Vdd (dựa vào mdd, d (g/ml)):  từ  d  = m/V  → Vdd H Cl = m/d = 120/1,2 = 100 (ml) = 0,1(l)

- Tìm  n HCl  = ?  → áp dụng : CM = n/V → n HCl  = CM. V = 6. 0,1 = 0,6 (mol)

*Trở về bài toán 1: Cho kim loại Mg phản ứng hoàn toàn với 0,6 mol HCl. Xác định khối lượng  kim loại đã dùng.

(Giải như ví dụ 1)

*Trường hợp 6: Cho ở dạng gián tiếp bằng : Vdd, C%, d (g/ml)

Ví dụ 6 : Cho kim loại Mg phản ứng hoàn toàn với 83,3 ml dung dịch HCl 21,9 % ( d= 1,2 g/ml). Xác định khối lượng kim loại đã dùng.

Giải:     Tìm  n HCl  = ?

- Tìm m dd (dựa vào Vdd, d (g/ml)):  từ  d  = m/d → mdd H Cl = V.d  = 83,3 . 1,2 = 100 (g) dd HCl.

áp dụng : C % =  \(\frac{{mct.100\% }}{{mdd}} \to mHCl = \frac{{mdd.c\% }}{{100\% }} = \frac{{100.21,9}}{{100}}\) = 21,9 (g)

 n HCl = m/M =  21,9 : 36,5 = 0,6 (mol)

*Trở về bài toán 1: Cho kim loại Mg phản ứng hoàn toàn với 0,6 mol HCl. Xác định khối lượng  kim loại đã dùng.

(Giải như ví dụ 1)

VẬN DỤNG 6 DẠNG TOÁN TRÊN:

Ta có thể thiết lập được 9  bài toán để tìm các đại lượng liên quan đến nồng độ dung dịch( C%, CM., mdd, Vdd, khối lượng riêng của dd(d(g/ml)) của chất phản ứng).

1. Cho 7,2 g kim loại Mg phản ứng hoàn toàn với 100g dung dịch HCl . Xác định nồng độ % dd HCl  cần dùng.

2. Cho 7,2 g kim loại Mg phản ứng hoàn toàn với  dung dịch HCl 21,9% . Xác định khối lượng dd HCl  cần dùng.

3. Cho 7,2 g kim loại Mg phản ứng hoàn toàn với 100 ml dung dịch HCl .Xác định nồng độ Mol/ lít dd HCl cần dùng.

4. Cho 7,2 g kim loại Mg phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl 6M .Xác định thể tích  dd HCl cần dùng.

5. Cho 7,2 g kim loại Mg phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl 6 M ( d = 1,2 g/ml). Xác định khối lượng dd HCl cần dùng.

6. Cho 7,2 g kim loại Mg phản ứng hoàn toàn với 120g dung dịch HCl  ( d = 1,2 g/ml). Xác định nồng độ Mol/lít  dd HCl cần dùng.

7. Cho 7,2 g kim loại Mg phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl 21,9%( d = 1,2 g/ml). Xác định thể tích dd HCl cần dùng.

8. Cho 7,2 g kim loại Mg phản ứng hoàn toàn với 120 g dung dịch HCl 6 M . Xác định khối lượng riêng dd HCl cần dùng.

9. Cho 7,2 g kim loại Mg phản ứng hoàn toàn với 83,3 ml dung dịch HCl 21,9% . Xác định khối lượng riêng dd HCl cần dùng.

...

Trên đây là phần trích dẫn Các dạng bài tập về phương trình hóa học môn Hóa 8 năm 2020 Trường THCS Lang Chánh, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON