YOMEDIA

Các dạng bài tập tính theo phương trình Hóa học môn Hóa 8 năm 2019-2020

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh cùng tham khảo tài liệu Các dạng bài tập tính theo phương trình Hóa học môn Hóa 8 năm 2019-2020. Tài liệu gồm các câu hỏi trắc nghiệm hoàn thành trong thời gian 50 phút. Hy vọng đề kiểm tra này sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả hơn và đạt kết quả cao ở bài kiểm tra sắp tới. 

ADSENSE
YOMEDIA

CÁC DẠNG BÀI TẬP TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC MÔN HÓA HỌC 8

 

Dạng 1: Bài toán cho 1 dữ kiện đổi được ra số mol.

Bài tập 1: Cho 5,4g Al tác dụng hoàn toàn với dd HCl  theo sơ đồ phản ứng.

Al      +        HCl    →      AlCl3           +        H2

a) Lập phương trình phản ứng

b) Tính khối lượng AlCl3 sinh ra và thể tích khí H2 thu được sau khi kết thúc phản ứng biết thể tích chất khí đo đktc.

Xác định hướng giải: 

B1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol 

nAl= mAl : MAl = 5,4 : 27 = 0,2 (mol)

B2: Viết phương trình phản ứng.

PTPƯ:        2Al     +        6HCl  →      2AlCl3         +        3H2

B3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài.

PTPƯ:         2Al    +        6HCl           →      2AlCl3         +        3H2

                     2  (mol)                                   2(mol)                   3(mol)

                    0,2(mol)      →                         x(mol)         →      y(mol)

+ Số mol của AlCl3 là:     \({n_{AlC{l_3}}} = \frac{{0,2.2}}{2} = 0,2(mol)\)

+ Số mol của H2­ sinh ra sau khi kết thúc phản ứng là: \({n_{{H_2}}} = \frac{{0,2.3}}{2} = 0,3(mol)\)

B4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo yêu cầu đề bài.

Khối lượng của AlCl3 thu được là: mAlCl3 = nAlCl3.MAlCl3 = 0,2.133,5 = 26,7 gam   

Thể tích của H2 sinh ra là: VH2 = nH2.22,4 = 0,3.22,4 = 6,72 lít

1) Đề bài cho dữ kiện của sản phẩm

Bài 2: Cho Fe tác dụng với H2SO4 theo sơ đồ phản ứng sau:

Fe      +        H2SO4                   →      FeSO4             +        H2

a) Viết phương trình phản ứng.

b) Tính khối lượng FeSO sinh ra và khối lượng của H2SO4 tham gia sau khi kết thúc phản ứng. Biết rằng sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra 4,48 (l) khí H2.

* Xác định hướng giải:

B1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol

Số mol của H2 là: nH2 = V/22,4 = 4,48/22,4 = 0,2mol

B2: Viết phương trình phản ứng:

PTPƯ:         Fe      +        H2SO4          →      FeSO4                   +        H2

B3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài:

PTPƯ:         Fe      +        H2SO4          →      FeSO4       +        H2

                                         1(mol)                   1(mol)                1(mol)

                                          y(mol)         ←      x(mol)         ←      0,2(mol)

+ Số mol của FeSO4: x = (0,2 .1) :1 = 0,2(mol)

+ Số mol của H2SO4: y =(0,2. 1):1 =0,2(mol)

B4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo yêu cầu đề bài.

+ Khối lượng của FeSO4:

mFeSO4 = nFeSO4.MFeSO4 = 0,2.152 = 30,4 gam              

+ Khối lượng của H2SO4:

mH2SO4 = nH2SO4.MH2SO4 = 0,2.98 = 19,6 g

2) Bài tập tổng hợp

Cho PTPƯ:            KClO3         →      KCl             +        O2 

a) Tính khối lượng của KCl và thể tích của O2 thu được sau khi nhiệt phân 73,5g KClO3 

b) Tính khối lượng ZnO thu được khi cho lượng O2 thu được ở trên tác dụng hoàn toàn với Zn.

* Xác định hướng giải

a) B1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol

Số mol của KClO3 ban đầu khi tham gia phản ứng là:

\({n_{KCl{O_3}}} = \frac{{{m_{KCl{O_3}}}}}{{{M_{KCl{O_3}}}}} = \frac{{73,5}}{{122,5}} = 0,6mol\)

B2: Viết phương trình phản ứng:

PTPƯ:         2KClO3   →      2KCl           +        3O2 

B3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài.

PTPƯ:         2KClO3        →      2KCl           +        3O2

                      2(mol)                   2(mol)                   3(mol)

                      0,6(mol)      →      x(mol)         →      y(mol)

+ Số mol của KCl: x = (0,6. 2) :2 = 0,6 (mol)

+ Số mol của O2: y = (0,6. 3) : 2 = 0,9 (mol)

B4: Sau khi tìm được số mol của các chất có liên quan đến yêu cầu đề bài thì tính theo yêu cầu đề.

+ Khối lượng của KCl:

mKCl = nKCl . MKCl = 0,6 . 74,5 = 44,7 (g)

+ Thể tích của O2:

VO2 = nO2.22,4 = 0,9.22,4 = 20,16 lít

b) Từ số mol của O­2 thu được ở trên là 0,9 (mol) cho tác dụng với Zn vậy coi như đây là 1 bài tập mới, tiến hành các bước giải như đã làm:

+ Viết phương trình phản ứng của Zn với O2.

+ Xác định lại số mol của O2 thu được ở trên là bao nhiêu thế vào PTHH, tính số mol ZnO → tính được khối lượng ZnO.

B3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ tìm số mol các chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài.

+ Khối lượng của ZnO:

mZnO = nZnO. MZnO = 1,8 . 81 = 145,8 (g)

Bài tập vận dụng

Bài 1: Kẽm tác dụng với axit sunfuric theo sơ đồ sau:

Zn     +       H2SO4   →       ZnSO4        +       H2

Có 13 g kẽm tham gia phản ứng. Tính:

a) Khối lượng axit tham gia phản ứng.

b) Khối lượng muối ZnSO4 tạo thành.

c) Thể tích khí hidro thu được sau phản ứng (đktc).

Bài 2: Người ta nung canxi cacbonat (CaCO3) ở nhiệt độ cao, thu được canxi oxit (CaO) và 5,6 lít khí cacbonic (CO2).

a) Viết PTHH.

b) Tính khối lượng CaCO3 tham gia phản ứng.

c) Tính khối lượng CaO thu được sau phản ứng.

Bài 3: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế khí oxi, người ta nung nóng 73,5 g muối KClO3 ở nhiệt độ cao, thu được muối KCl và khí oxi.

a) Viết PTHH.

b) Tính khối lượng muối KCl.

c) Tính thể tích khí oxi sinh ra (đktc).

Bài 4: Đốt cháy 13,5 g Al trong bình chứa khí oxi thu được Al2O3.

a) Viết PTHH.

b) Tính khối lượng Al2O3 thu được sau phản ứng.

c) Tính thể tích khí oxi tham gia phản ứng (đktc).

Bài 5: Cho cây đinh sắt vào dung dịch axit clohidric HCl, sau phản ứng thu được muối FeCl2 và 8,96 lít khí hidro (đktc).

a) Viết PTHH.

b) Tính khối lượng sắt tham gia phản ứng.

c) Tính khối lượng muối FeCl2 tạo thành sau phản ứng.

Dạng 2: Bài toán lượng dư (đề cho số mol của 2 chất tham gia)

Phương pháp

Cách giải: Lập tỉ lệ giữa số mol và hệ số phản ứng của chất đó; tìm số mol của các chất theo chiều mũi tên.

Bài tập 1: Đốt cháy 6,2(g) P trong bình chứa 6,72(l) khí O2 ở đktc theo sơ đồ phản ứng sau    P       +       O2     →      P2O5

a) Sau phản ứng chất nào còn dư và nếu dư thì với khối lượng bao nhiêu?

b) Tính khối lượng sản phẩm thu được.

* Xác định hướng giải:

B1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol

nP = 6,2 : 3,1 = 0,2 mol

nO2 = 6,72 : 22,4 = 0,3 mol

B2: Viết phương trình phản ứng

PTPƯ:        4P     +       5O2   →      2P2O5

                          4                 5                 2

B3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ, tìm tỉ lệ số mol và hệ số phản ứng của 2 chất tham gia theo PTPƯ.

Tỉ lệ: P và O2 → 0,05 < 0,06 → O2 dư

B4: Vậy tính toán dựa vào số mol P, điền số mol P lên PTHH.

Từ các dữ kiện có liên quan tìm được số mol của các chất theo yêu cầu đề bài

4P + 5O2 → 2P2O5

4        5             2

0,2     0,25        0,1

a, nO2 phản ứng = (0,2.5) : 4 = 0,25 mol

nO2 dư = nO2 ban đầu - nO2 phản ứng = 0,3 - 0,25 = 0,05 mol

mO2 dư = 1,6 gam

b, nP2O5 = (0,2.2) : 4 = 0,1 mol

mP2O5 = nP2O5.MP2O5 = 0,1.142 = 14,2 gam
....

Bài tập vận dụng

Bài 1: Sắt tác dụng với dung dịch CuSO4 theo phương trình:

Fe     +       CuSO4   →   FeSO4        +       Cu

Nếu cho 11,2 g sắt vào 40 g CuSO4. Tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng.

Bài 2: Cho sắt tác dụng với dd axit H2SO4 theo sơ đồ sau:

Fe     +       H2SO4     →    FeSO4        +       H2

Có 22,4 g sắt tác dụng với 24,5 g H2SO4. Tính:

a) Thể tích khí H2 thu được ở đktc.

b) Khối lượng các chất còn lại sau phản ứng.

Bài 3: Người ta cho 26 g kẽm tác dụng với 49 g H2SO4, sau phản ứng thu được muối ZnSO4, khí hidro và chất còn dư.

a) Viết phương trình phản ứng.

b) Tính thể tích (đktc) khí hidro sinh ra.

c) Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng.

Bài 4: Theo sơ đồ:         CuO  +       HCl     →   CuCl2          +       H2O

Nếu cho 4 gam CuO tác dụng với 2,92 g HCl.

a) Cân bằng PTHH.

b) Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng.

 

---Để xem tiếp nội dung Các dạng bài tập tính theo phương trình Hóa học môn Hóa 8 năm 2019-2020, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Các dạng bài tập tính theo phương trình Hóa học môn Hóa 8 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF