YOMEDIA

Các dạng bài ôn tập môn Hóa học 8 năm 2020 Trường THCS Khánh An

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Các dạng bài ôn tập môn Hóa học 8 năm 2020. Tài liệu được biên soạn từ Trường THCS Khánh An nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK
YOMEDIA

CÁC DẠNG BÀI TẬP ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 8 NĂM HỌC 2020 TRƯỜNG THCS KHÁNH AN

 

I. LẬP CÔNG THỨC HOÁ HỌC

A: LÍ THUYẾT

Dạng 1: Biết tỉ lệ khối lượng các nguyên tố trong hợp chất.

Cách giải:

- Đặt công thức tổng quát: AxBy

- Ta có tỉ lệ khối lượng các nguyên tố: MA.x : MB..y  =  mA : mB

- Tìm được tỉ lệ : x : y = mA  : mB  = tỉ lệ các số nguyên dương

VD: Tìm công thức hoá học của hợp chất khi phân tích được kết quả sau: mH/mO = 1/8

Giải:

- Đặt công thức hợp chất là: HxOy

- Ta có tỉ lệ: x/16y = 1/8 →  x/y = 2/1

Vậy công thức hợp chất là H2O

Dạng 2: Nếu đề bài cho biết phân tử khối của hợp chất là MAxBy

Cách giải: Giống trên thêm bước: MA.x + MB..y  = MAxBy

Dạng 3: Biết thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố và Phân tử khối( M )

Cách giải: - Đặt công thức tổng quát: AxBy

MA.x : %A = MB.y : %B = MAxB: 100

- Giải ra được x,y

Bài 1: Hợp chất X có phân tử khối bằng 62 đvC. Trong phân tử của hợp chất nguyên tố oxi chiếm 25,8% theo khối lượng, còn lại là nguyên tố Na. Số nguyên tử  của nguyên tố O và Na trong phân tử hợp chất là bao nhiêu ?

Dạng 4: Biết thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố mà đề bài không cho phân tử khối.

Cách giải:

- Đặt công thức tổng quát: AxBy

- Ta có tỉ lệ khối lượng các nguyên tố: MA.x  =  %A; MB..y  =  %B

- Tìm được tỉ lệ :x và y là các số nguyên dương

Bài 2: Hai nguyên tử X kết hợp với 1 nguyên tử oxi tạo ra phân tử oxit . Trong phân tử, nguyên tố oxi chiếm 25,8% về khối lượng .Tìm nguyên tố X (Đs: Na)

B. BÀI TẬP:

Bài 1: Hãy xác định công thức các hợp chất sau:

a)  Hợp chất A biết : thành phần % về khối lượng các nguyên tố là: 40%Cu. 20%S và 40% O, trong phân tử hợp chất có 1 nguyên tử S.

b) Hợp chất B (hợp chất khí ) biết tỉ lệ về khối lượng các nguyên tố tạo thành: mC : mH = 6:1, một lít khí B (đktc) nặng 1,25g.

c) Hợp chất C, biết tỉ lệ về khối lượng các nguyên tố là : mCa : mN : mO = 10:7:24 và 0,2 mol hợp chất C nặng 32,8 gam.

d) Hợp chất D biết: 0,2 mol hợp chất D có chứa 9,2g Na, 2,4g C và 9,6g O

Bài 2: Nung 2,45 gam một chất hóa học A thấy thoát ra 672 ml khí O2 (đktc). Phần rắn còn lại chứa 52,35% kali và 47,65% clo (về khối lượng).

Tìm công thức hóa học của A.

Bai 3: Tìm công thức hoá học  của các hợp chất sau.

 a) Một chất lỏng dễ bay hơi,thành phân tử có 23,8% C .5,9%H,70,3%Cl  và có PTK bằng 50,5

 b ) Một hợp chất rấn màu trắng,thành phân tử có 40% C .6,7%H .53,3% O và có PTK bằng 180

Bài 4: Muối ăn gồm 2 nguyên tố hoá học là Na và Cl  Trong đó Na chiếm39,3% theo khối lượng .Hãy tìm công thức hoá học của muối ăn,biết phân tử khối của nó gấp 29,25 lần PT Khu mỏ sắt ở Trại Cau (Thái Nguyên) có một loại quặng sắt. Khi phân tích mẫu quặng này người ta nhận thấy có 2,8 gam sắt. Trong mẫu quặng trên, khối lượng Fe2O3 ứng với hàm lượng sắt nói trên là:

A. 6 gam           B. 8 gam             C. 4 gam             D. 3 gam

Đáp số: C

Bài 5. Xác định công thức phân tử của CuxOy, biết tỉ lệ khối lượng giữa đồng và oxi trong oxit là 4 : 1. Viết phương trình phản ứng điều chế đồng và đồng sunfat từ CuxOy (các hóa chất khác tự chọn).

Bài 6: Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và magiê, các dung dịch axit sunfuric loãng H2SO4 và axit clohiđric HCl. Muốn điều chế được 1,12 lít khí hiđro (đktc) phải dùng kim loại nào, axit nào để chỉ cần một lượng nhỏ nhất.

A.  Mg và H2SO4                                          B.  Mg  và HCl

C.  Zn và  H2SO4                                                        D.  Zn và HCl

Đáp số:   B

Bài 8:

a)Tìm công thức của oxit sắt trong đó có Fe chiếm 70% khối lượng.

b) Khử hoàn toàn 2,4 gam hỗn hợp CuO và FexOy cùng số mol như nhau bằng hiđro được 1,76 gam kim loại. Hoà tan kim loại đó bằng dung dịch  HCl dư thấy thoát ra 0,488 lít H2 (đktc). Xác định công thức của oxit sắt.

Đáp số: a) Fe2O3       

b) Fe2O3..

II. TẠP CHẤT VÀ LƯỢNG DÙNG DƯ TRONG PHẢN ỨNG

1: Tạp chất

Tạp chất là chất có lẫn trong nguyên liệu ban đầu nhưng là chất không tham gia phản ứng. Vì vậy phải tính ra lượng nguyên chất trước khi thực hiện tính toán theo phương trình phản ứng.

Bài 1: Nung 200g đá vôi có lẫn tạp chất được vôi sống CaO và CO2 .Tính khối lượng vôi sống thu được nếu H = 80%

Bài 2 Đốt cháy 6,5 g lưu huỳnh không tinh khiết trong khí oxi dư được 4,48 l khí SO2 ở đktc

a) Viết PTHH xảy ra.

b) Tính độ tinh khiết của mẫu lưu huỳnh trên?

Ghi chú:

Độ tinh khiết = 100% - % tạp chất

Hoặc độ tinh khiết = khối lượng chất tinh khiết.100%

                                   Khối lượng ko tinh khiết

Bài 3: Người ta điều chế vôi sống bằng cách nung đá vôi( CaCO3) .Tính lượng vôi sống thu được từ 1 tấn đá vôi chứa 10% tạp chất.

Bài 4: Ở 1 nông trường người ta dùng muối ngậm nước CuSO4.5H2O để bón ruộng. Người ta bón 25kg muối trên 1ha đất >Lượng Cu được đưa và đất là bao nhiêu ( với lượng phân bón trên). Biết rằng muối đó chứa 5% tạp chất.

( ĐSố 6,08 kg)

2. Lượng dùng dư trong phản ứng

Lượng lấy dư 1 chất nhằm thực hện phản ứng hoàn toàn 1 chất khác. Lượng này không đưa vào phản ứng nên khi tính lượng cần dùng phải tính tổng lượng đủ cho phản ứng + lượng lấy dư.

Thí dụ: Tính thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng để hoà tan hết 10,8g Al, biết đã dùng dư 5% so với lượng phản ứng.

Giải: 

2Al + 6HCl  →  2AlCl3 + 3H2

0,4mol      1,2mol

Vdd HCl (pứ) = 1,2/2 = 0,6  lit

V dd HCl(dư) = 0,6.5/100 = 0,03 lit                          

→ Vdd HCl đã dùng = Vpứ + Vdư = 0,6 + 0,03 = 0,63 lit

Bài 1. Trong phòng thí nghiệm cần điều chế 5,6 lít khí O2 (đktc). Hỏi phải dùng bao nhiêu gam KClO3?

( Biết rằng khí oxi thu được sau phản ứng bị hao  hụt 10%)

III. OXI- HIĐRO VÀ HỢP CHẤT VÔ CƠ

Bài 1: Có 4 bình đựng riêng các khí sau: không khí, khí oxi, khí hiđro, khí  cacbonic. Bằng cách nào để nhận biết các chất khí trong mỗi bình. Giải thích và viết các phương trình phản ứng (nếu có).

BÀI 2: Viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy trong oxi của các đơn chất: cacbon, photpho, hiđro, nhôm, magiê, lưu huỳnh . Hãy gọi tên các sản phẩm.

Bài 3: Viết các phương trình phản ứng lần lượt xảy ra theo sơ đồ:

C →  CO2 → CaCO3 → CaO → Ca(OH)2

Để sản xuất vôi trong lò vôi người ta thường sắp xếp một lớp than, một lớp đá vôi, sau đó đốt lò. Có những phản ứng hóa học nào xảy ra trong lò vôi? Phản ứng nào là phản ứng toả nhiệt; phản ứng nào là phản ứng thu nhiệt; phản ứng nào là phản ứng phân huỷ; phản ứng nào là phản ứng hóa hợp?

Bài 4: Từ các hóa chất: Zn, nước, không khí và lưu huỳnh hãy điều chế 3 oxit, 2 axit và 2 muối. Viết các phương trình phản ứng.

Bài 5.Có 4 lọ mất nhãn đựng bốn chất bột màu trắng gồm: Na2O, MgO, CaO, P2O5.Dùng thuốc thử nào để nhận biết các chất trên?

A. dùng nước và dung dịch axit H2SO4

B. dùng dung dịch axit H2SO4 và phenolphthalein

C. dùng nước và giấy quì tím.

D. không có chất nào khử được

Bài 6. Để điều chế khí oxi, người ta nung KClO3 . Sau một thời gian nung ta thu được 168,2 gam chất rắn và 53,76 lít khí O2(đktc).

a)  Viết phương trình phản ứng xảy ra khi nung KClO3.

b)  Tính khối lượng KClO3 ban đầu đã đem nung.

c)   Tính % khối lượng mol KClO3 đã bị nhiệt phân.

Đáp số: 

b)  245 gam.       

c)   80%

Bài 7. Có 3 lọ đựng các hóa chất rắn, màu trắng riêng biệt nhưng không có nhãn :Na2O, MgO, P2O5. Hãy dùng các phương pháp hóa học để nhận biết 3 chất ở trên. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Bài 8. Lấy cùng một lượng KClO3 và KMnO4 để điều chế khí O2. Chất nào cho nhiều khí oxi hơn?

a) Viết phương trình phản ứng và giải thích.

b) Nếu điều chế cùng một thể tích khí oxi thì dùng chất nào kinh tế hơn? Biết rằng giá của KMnO4 là 30.000đ/kg và KClO3 là 96.000đ/kg.

Đáp số:  11.760đ (KClO3) và 14.220 đ (KMnO4)

Bài 9. Hãy lập các phương trình hóa học theo sơ đồ phản ứng sau:

a)    Sắt (III) oxit  +  nhôm     nhôm oxit + sắt

b)   Nhôm oxit     +  cacbon    nhôm cacbua   + khí cacbon oxit

c)   Hiđro sunfua  + oxi          khí sunfurơ   + nước

d)   Đồng (II) hiđroxit             đồng (II) oxit + nước

e)   Natri oxit  +  cacbon đioxit   Natri cacbonat.

Trong các phản ứng trên, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? Xác định chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử.

Bài 10. Có 4 chất rắn ở dạng bột là Al, Cu, Fe2Ovà CuO. Nếu chỉ dùng thuốc thử là dung dịch axit HCl có thể nhận biết được 4 chất trên được không? Mô tả hiện tượng và viết phương trình phản ứng (nếu có).

...

Trên đây là phần trích dẫn Các dạng bài ôn tập môn Hóa học 8 năm 2020 Trường THCS Khánh An, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON