YOMEDIA

Bộ đề thi và đáp án HK1 môn Lý 11 năm 2016- 2017 trường THPT Lương Thế Vinh tp.HCM

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu 1 đề thi học kì 1 khá hay môn Vật Lý có đáp án và lời giải chi tiết đến từ Trường THPT Lương Thế Vinh, tài liệu này được biên soạn kèm theo ba-rem hướng dẫn chấm thi, nhằm giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập lại các kiến thức một cách hiệu quả, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi học kì sắp tới. Chúc các em ôn bài thật tốt .

ADSENSE
YOMEDIA

Trường THPT Lương Thế Vinh

          Tổ Vật Lý

 

ĐỀ THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2016-2017

MÔN: VẬT LÝ 11

Thời gian: 45’

ĐỀ CHẴN

 

I. LÝ THUYẾT (5 ĐIỂM)

Câu 1. Phát biểu định luật Faraday thứ nhất, viết biểu thức. (1 điểm)

Câu 2. Thế nào là bộ nguồn song song ? Viết công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn đó. (2 điểm)

Câu 3 . Nêu nguyên nhân gây ra điện trở kim loại. Khi nhiệt độ tăng, điện trở kim loại sẽ thay đổi như thế nào? (1 điểm)

Câu 4. Vì sao dòng điện chạy trong cuộn dây siêu dẫn không có nguồn điện lại có thể duy trì lâu dài ? Có thể dùng dòng điện ấy làm cho động cơ chạy mãi được không? Nêu ứng dụng của vật liệu siêu dẫn đối với tàu hỏa đệm từ (hình vẽ) (1 điểm)

II. BÀI TẬP (5 ĐIỂM)

Câu 1. (1,5 điểm) Dùng một cặp nhiệt điện sắt – Niken có hệ số nhiệt điện động là 32,4µV/K có điện trở trong r = 1Ω làm nguồn điện nối với điện trở R = 19Ω thành mạch kín. Nhúng một đầu vào nước đá đang tan, đầu kia vào hơi nước đang sôi. Tính cường độ dòng điện qua điện trở R.

Câu 2. (2,5 điểm)

Cho mạch điện như hình vẽ, hai pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động E0 = 3,5V và điện trở trong r0 = 0,5Ω.; R1 = 1Ω; R2 = 3Ω,  R3 là bóng đèn loại (3V-3W)

a. Tìm cường độ dòng điện qua mạch chính.

b. Xác định độ sáng của đèn.

c. Tính hiệu suất của nguồn.

Câu 3. (1 điểm) Hai bình điện phân CuSO4 có cực dương bằng đồng và AgNO3 có cực dương bằng bạc mắc nối tiếp trong một mạch điện. Sau một thời gian điện phân, khối lượng catot của hai bình tăng lên 2,8g. Biết nguyên tử lượng của đồng và bạc là 64 và 108, hóa trị của đồng và bạc là 2 và 1.

Tính điện lượng qua các bình điện phân và khối lượng Cu và Ag được giải phóng ở catôt.

 

Lưu ý: Học sinh ghi “ĐỀ CHẴN” vào bài làm của mình.

 

 

Trường THPT Lương Thế Vinh

          Tổ Vật Lý

 

ĐỀ THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2016-2017

MÔN: VẬT LÝ 11

Thời gian: 45’

ĐỀ LẺ

 

I. LÝ THUYẾT (5 ĐIỂM)

Câu 1. Phát biểu định luật Faraday thứ hai, viết biểu thức. (1 điểm)

Câu 2. Thế nào là bộ nguồn song song? Viết biểu thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn đó.  (2 điểm)

Câu 3. Nêu cấu tạo cặp nhiệt điện. Khi nào xuất hiện dòng nhiệt điện? (1 điểm)

Câu 4. Vì sao dòng điện chạy trong cuộn dây siêu dẫn không có nguồn điện lại có thể duy trì lâu dài ? Có thể dùng dòng điện ấy làm cho động cơ chạy mãi được không? Nêu ứng dụng của vật liệu siêu dẫn đối với tàu hỏa đệm từ (hình vẽ) (1 điểm)

II. BÀI TẬP (5 ĐIỂM)

Câu 1. (1,5 điểm) Dùng một cặp nhiệt điện sắt – Niken có hệ số nhiệt điện động là 32,4µV/K có điện trở trong r = 1Ω làm nguồn điện nối với điện trở R = 9Ω thành mạch kín. Nhúng một đầu vào nước đá đang tan, đầu kia vào hơi nước đang sôi. Tính cường độ dòng điện qua điện trở R.

Câu 2. (2,5 điểm)

Cho mạch điện như hình vẽ, hai pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động E0 = 7V và điện trở trong r0 = 1Ω.; R1 = 3Ω; R2 = 6Ω,  R3 là bóng đèn loại (3V-3W)

a. Tìm cường độ dòng điện qua mạch chính

b. Xác định độ sáng của đèn.

c. Tính hiệu suất của nguồn.

Câu 3. (1 điểm) Hai bình điện phân CuSO4 có cực dương bằng đồng và AgNO3 có cực dương bằng bạc mắc nối tiếp trong một mạch điện. Sau một thời gian điện phân, khối lượng catot của hai bình tăng lên 2,8g. Biết nguyên tử lượng của đồng và bạc là 64 và 108, hóa trị của đồng và bạc là 2 và 1.

Tính điện lượng qua các bình điện phân và khối lượng Cu và Ag được giải phóng ở catôt.

 

Lưu ý: Học sinh ghi “ĐỀ LẺ” vào bài làm của mình.

 

Trường THPT Lương Thế Vinh

Tổ Vật Lý

ĐÁP ÁN LÝ 11 – HKI 2016-2017

ĐỀ CHẴN

Điểm

ĐỀ LẺ

I. LÝ THUYẾT

Câu 1 :

  • Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó.

\(m = k.q\)

  • Trong đó :

m là khối lượng (g)

k : đương lượng điện hóa (g/C)

q: điện lượng (C)

 

0,5

 

 

 

0,25

 

 

0,25

 

  • Đương lượng điện hóa k của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam \(\frac{A}{n}\) của nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ là \(\frac{1}{F}\) , trong đó F gọi là số Faraday.

\(k = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}\)

  • Trong đó :

k: đương lượng điện hóa (g/C)

A: khối lượng mol nguyên tử (g/mol)

n: hóa trị

F = 96500 C/mol : số Faraday.

Câu 2:

  • Bộ nguồn song song là bộ nguồn gồm n nguồn điện giống nhau được mắc song song với nhau, trong đó cực dương của các nguồn được nối vào một điểm, cực âm của các nguồn cũng được nối vào một điểm.

\({E_b} = {\rm{ }}E;\,{r_b} = \frac{r}{n}\)

 

1

 

0,5

0,5

 

  • Bộ nguồn song song là bộ nguồn gồm n nguồn điện giống nhau được mắc song song với nhau, trong đó cực dương của các nguồn được nối vào một điểm, cực âm của các nguồn cũng được nối vào một điểm.

\({E_b} = {\rm{ }}E;\,{r_b} = \frac{r}{n}\)

Câu 3 :

  • Sự mất trật tự của mạng tinh thể cản trở chuyển động của electron tự do là nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại.

  • Khi nhiệt độ tăng, điện trở kim loại tăng.

 

0,5

 

0,5

 

  • Cặp nhiệt điện là một hệ thống gồm hai kim loại khác chất hàn kín với nhau ở hai đầu.

  • Khi hai mối hàn của cặp nhiệt điệt đặt ở hai nhiệt độ khác nhau, có dòng nhiệt điện chạy trong mạch

 

Câu 4

  • Vì cuộn dây siêu dẫn có điện trở bằng không, năng lượng không bị tiêu hao.

  • Không thể dùng dòng điện đó làm động cơ mãi mãi được vì năng lượng mất đi do biến thành công của động cơ. 

  • Dựa trên tính chất từ trường không xâm nhập vào vật liệu siêu dẫn và bị đẩy trở lại, người ta chế tạo tàu hỏa đệm từ.

  • Những nam châm siêu dẫn được đặt trên tàu hỏa, trên đường ray có những cuộn dây dẫn. Khi tàu chạy, do hiện tượng cảm ứng điện từ, trong các cuộn dây có dòng điện cảm ứng sinh ra từ trường.

  • Kết quả là xuất hiện lực đẩy khiến các toa tàu được nâng lên. Do không có sự tiếp xúc giữa toa tàu và đường tàu nên giảm ma sát có thể đạt tốc độ cao.

 

 

0,25

 

 

0,25

 

 

 

0,5

 

  • Vì cuộn dây siêu dẫn có điện trở bằng không, năng lượng không bị tiêu hao.

  • Không thể dùng dòng điện đó làm động cơ mãi mãi được vì năng lượng mất đi do biến thành công của động cơ.

  • Dựa trên tính chất từ trường không xâm nhập vào vật liệu siêu dẫn và bị đẩy trở lại, người ta chế tạo tàu hỏa đệm từ.

  • Những nam châm siêu dẫn được đặt trên tàu hỏa, trên đường ray có những cuộn dây dẫn. Khi tàu chạy, do hiện tượng cảm ứng điện từ, trong các cuộn dây có dòng điện cảm ứng sinh ra từ trường.

  • Kết quả là xuất hiện lực đẩy khiến các toa tàu được nâng lên. Do không có sự tiếp xúc giữa toa tàu và đường tàu nên giảm ma sát có thể đạt tốc độ cao.

II. BÀI TẬP

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Vật lý của trường THPT Lương Thế Vinh năm học 2016-2017 có đáp án.

Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng bộ đề này sẽ giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi học kì sắp tới.

Các em quan tâm có thể xem thêm các tài  liệu tham khảo cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF