YOMEDIA

Bộ đề thi giữa HK1 môn Vật lý 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Huệ có đáp án

Tải về
 
NONE

Với nội dung tài liệu Bộ đề thi giữa HK1 môn Vật lý 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Huệ có đáp án do HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức đã học. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: VẬT LÝ 8

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm khách quan:

Câu 1 :Một vật chuyển động so với vật mốc khi:

A. Khoảng cách so vật mốc thay đổi.                    

B. Thời gian so với vật mốc thay đổi.

C. Vị trí của vật so với vật mốc thay đổi.            

D. Vận tốc so với vật mốc thay đổi.

Câu 2:  Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 3,6km, trong thời gian 40 phút. Vận tốc của học sinh đó là:

A. 19,44m/s                 B. 15m/s                                  C. 1,5m/s                                             D. 2/3m/s

Câu 3: Mặt  lốp xe ô tô, xe máy có khía rãnh để:

A. Tăng ma sát                                                                 

B. Giảm ma sát

C. Tăng quán tính                                                           

D. Giảm quán tính

Câu 4: Vật sẽ như thế nào khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng?

A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.       

B. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.

C. Vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa.

D. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều

Câu 5: Móc một quả nặng vào lực kế, số chỉ của lực kế 20 N. Nhúng chìm quả nặng vào trong nước, số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?

A. Tăng lên                        

B. Giảm đi            

C. Không thay đổi                   

D. chỉ số 0

Câu 6: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở:

A. độ cao khác nhau.                                     

B. cùng một độ cao.                    

C. chênh lệch nhau.                                       

D. không như nhau.

II.Tự Luận:

Câu 1: Thế nào là chuyển động đều?

Câu 2: Hãy biểu diễn lực sau: Lực kéo của xe tải 15000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ xích 1cm ứng với 5000 N)

Câu 3: Khi đi qua chỗ bùn lầy, người ta thường dùng 1 tấm ván đặt lên trên để đi. Hãy giải thích vì sao?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1 – chọn C

Câu 2 – chọn C

Câu 3 – chọn A

Câu 4 – chọn D

Câu 5 – chọn B

Câu 6 – chọn B

II.TỰ LUẬN

Câu 1: Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

Câu 2:

Biễu diễn lực:

Câu 3: Vì diện tích tiếp xúc giữa tấm ván và mặt bùn lớn hơn giữa bàn chân và mặt bùn nên khi đi trên đó thì áp suất gây ra trên mặt bùn được giảm đi và do đó mặt bùn đỡ bị lún so với khi không có ván.

2. ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Độ lớn của vận tốc cho biết:

A. Quãng đường dài hay ngắn của chuyển động      

B. Mức độ nhanh hay chậm của chuyển động

C. Thời gian dài hay ngắn của chuyển động           

D. Thời gian và quãng đường của chuyển động

Câu 2:  Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 3,6km, trong thời gian 40 phút. Vận tốc của học sinh đó là:

A. 19,44m/s                 B. 15m/s                                  C. 1,5m/s                                             D. 2/3m/s

Câu 3: Tay ta cầm nắm được các vật là nhờ:
A. Ma sát trượt                                                                

B. Ma sát nghỉ

C. Ma sát lăn                                                             

D.Quán tính

Câu 4: Hai lực cân bằng là hai lực:  

A. cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.

B. cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau. 

C. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.  

D. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.

II.Tự Luận

Câu 1: Thế nào là chuyển không đều?

Câu 2: Hãy biểu diễn lực sau: Lực kéo vật có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái và có độ lớn 2000 N (1 cm ứng với 500N).

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1 – chọn B

Câu 2 – chọn C

Câu 3 – chọn B

Câu 4 – chọn B

II.TỰ LUẬN:

Câu 1: Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian

Câu 2:

3. ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không đúng?

A. Ô tô chuyển động trên đường, vật làm mốc là cây xanh bên đường.

B. Chiếc thuyền chuyển động trên sông, vật làm mốc là người lái thuyền.

C. Tàu hỏa rời ga chuyển động trên đường sắt, vật làm mốc là nhà ga.

D. Quả bóng rơi từ trên cao xuống đất, vật làm mốc là mặt đất.

Câu 2. Trong các trường hợp lực xuất hiện sau đây, trường hợp nào không phải là lực ma sát?

A. Lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.

B. Lực xuất hiện có tác dụng làm mòn lốp xe.

C. Lực xuất hiện khi dây cao su bị dãn.

D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ sát với nhau.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Một em học sinh đạp xe đạp đều từ nhà đến trường, trong 12 phút đi được 2700m.

a) Tính vận tốc của em học sinh đó?

b) Quãng đường từ nhà đến trường là 3,6km. Hỏi em học sinh đó đi xe đạp với vận tốc trên thì mất thời gian bao lâu?

Câu 2.

a) Một vật có dạng hình lập phương nặng 2 tấn đặt trên mặt phẳng ngang. Hỏi áp suất vật tác dụng lên mặt ngang là bao nhiêu? Biết độ dài của mỗi cạnh hình lập phương là 80cm.

b) Một cái phao nổi trong bình nước, bên dưới treo một quả cầu bằng chì. Mực nước trong bình thay đổi thế nào nếu dây treo bị đứt.

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1 – chọn B

Câu 2 – chọn C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

a. t = 12 phút = 720s.

Vận tốc của em học sinh đó là: v = \(\frac{s}{t}\)

v = \(\frac{s}{t}\) = 3,75m/s.

b. s = 3,6km = 3600m.

Thời gian em học sinh đi từ nhà đến trường là t = \(\frac{s}{v}\)

t = \(\frac{s}{v}\) = 960s =16 phút.

Câu 2:

a. m = 2t = 2000kg. 

Áp lực của vật tác dụng lên mặt phẳng: F = P

Ta có: P = 10.m = 10.2000=20000(N)

a = 80cm = 0,8m.                                                                                                                      

Diện tích bị ép là: S = a2 = 0,82 = 0,64(m2)

Áp suất mà vật tác dụng lên mặt ngang là: p =  \(\frac{F}{S}\)

\(p = \frac{F}{S} = \frac{{20000}}{{0,64}} = 31250(N/{m^2})\)

b. Gọi thể tích phần chìm của phao lúc đầu là Vc, thể tích quả cầu V, trọng lượng tương ứng là P1 và P2

Lúc đầu hệ nổi cân bằng ta có  (Vc + V)dn = P1 + P2  

                                             Vcdn+ Vdn = P1 + P2   (1)

Khi dây bị đứt quả cầu chìm xuống, gọi thể tích phần chìm của phao lúc này là Vc

Ta có: Vc’dn+ Vdn < P1 + P2  (vì  Vdn < P2) (2)

Từ (1),(2) ta có: Vc‘dn+ Vdn < Vcdn+ Vdn  àVc’dn < Vcdn hay Vc’ < Vc

Vậy thể tích chiếm chỗ của phao lúc sau nhỏ hơn thể tích chiếm chỗ của phao lúc trước nên mực nước trong bình giảm xuống.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ đề thi giữa HK1 môn Vật lý 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Huệ có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Các em có thể tham khảo các tài liệu khác tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF