YOMEDIA

Bộ đề thi giữa HK1 môn Vật lý 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Hòa Bình có đáp án

Tải về
 
NONE

Ban biên tập HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Bộ đề thi giữa HK1 môn Vật lý 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Hòa Bình có đáp án nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức Vật lý 8. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS HÒA BÌNH

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: VẬT LÝ 8

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Tìm trong các chuyển động dưới đây, chuyển động nào là chuyển động không đều?

A. Chuyển động quay của Trái Đất xung quanh trục của nó.

B. Chuyển động quay của cánh quạt điện khi nguồn điện đã ổn định.  

C. Chuyển động của kim phút đồng hồ.

D. Chuyển động của một quả bóng đá lăn xuống dốc.

Câu 2: Một chiếc thuyền chuyển động trên sông, câu nhận xét nào dưới đây không đúng?

A. Thuyền chuyển động so với người lái thuyền.      

B. Thuyền chuyển động so với bờ sông.

C. Thuyền đứng yên so với người lái thuyền.                       

D. Thuyền chuyển động so với cây cối trên bờ.

Câu 3: Một vật chuyển động thẳng đều, thời gian để vật chuyển động hết quãng đường dài 4,8 m là 10 phút. Tốc độ chuyển động vật là:

A. 4,8 m/ph                

B. 48 m/ph                 

C. 0,48 m/ph  

D. 480m/ph

Câu 4:Khi nói lực là đại lượng véctơ, bởi vì

A. Lực có độ lớn, phương và chiều   

B. Lực làm cho vật bị biến dạng

C. Lực làm cho vật thay đổi tốc độ   

D. Lực làm cho vật chuyển động

Câu 5:Một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì

A. vật chuyển động với tốc độ tăng đần.       

B. vật chuyển động với tốc độ giảm dần.

C. Hướng chuyển động của vật thay đổi.      

D. Vật giữ nguyên tốc độ.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Biểu diễn lực sau đây:

Lực kéo 15 000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải

(tỉ lệ xích 1cm ứng với 5 000N)

Câu 2: Một vật nặng 420N được đưa lên cao 4m theo phương thẳng đứng:

a) Hãy tính công của lực kéo vật lên

b) Nếu sử dụng hệ thống gồm một ròng rọc động thì lực kéo vật đó lên là bao nhiêu Niutơn và phải kéo dây một đoạn dài bao nhiêu mét?

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1 – D

Câu 2 – A

Câu 3 – C

Câu 4 – A

Câu 5 - D

II. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 2:

a) Công của vật kéo vật lên là:

A = P.h = 420.4 = 1 680(J)

b) Sử dụng hệ thống gồm một  ròng rọc động được lợi 2 lần về  lực nên lực kéo vật bằng nửa trọng lượng vật.

F = P/2 = 420/2 = 210(N)

Do được lợi 2 lần về lực nên bị thiệt hai lần về đường đi(chiều dài dây kéo vật).

l = 2h = 2.4 = 8(m)

Đáp số: 1 680(J), 210(N), 8(m)

2. ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng nhất trong các phương án trả lời sau.

Câu 1. Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là:

A. Vôn kế.                                                                 

B. Nhiệt kế.                            

C. Tốc kế                                                                    

D. Am pe kế

Câu 2. Một ca nô chuyển động đều từ A đến bến B với vận tốc 30 km/h, hết 45 phút. Quãng đường AB dài:

A. 135 km                                                                  

B. 22,5 km                                    

C. 40 km                                                                    

D. 135 m.

Câu 3. Tay ta cầm nắm được các vật là nhờ có:

A. Quán tính                                                  

B. Ma sát lăn          

C. Ma sát trượt                                                          

D. Ma sát nghỉ

II. Tự luận

Câu 1. Một ô tô chạy xuống một cái dốc dài 30 km hết 45 phút, xe lại tiếp tục chạy thêm một quãng đường nằm ngang dài 90 km hết  3/2 giờ. Tính vận tốc trung bình (ra km/h; m/s):

a) Trên mỗi quãng đường?

b) Trên cả quãng đường?

Câu 2. Một khí cầu có thể tích 10 m3 chứa hiđrô, có thể kéo lên trên không một vật nặng bằng bao nhiêu? Biết khối lượng của vỏ khí cầu là 10kg. Khối lượng riêng của không khí Dk = 1,29 kg/m3, của  hiđrô là DH = 0,09kg/m3.

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm

Câu 1 – chọn C

Câu 2 – chọn B

Câu 3 – chọn D

II. Tự luận

Câu 1: a.  Đổi 45 phút = 0,75 h

Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc là:

\({v_{{\rm{tb1}}}} = \frac{{{s_1}}}{{{t_1}}} = \frac{{30}}{{0,75}} = 40\)(km/h) ≈ 11,1 (m/s)

Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường nằm ngang là:

\({v_{tb2}} = \frac{{{s_2}}}{{{t_2}}} = \frac{{90}}{{1,5}} = 60\)(km/h) ≈ 16,67 (m/s)

b. Vận tốc trung bình trong cả đoàn đường dốc và nằm ngang là:

\(\begin{array}{l} {v_{tb}} = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{{\rm{t}}_1} + {t_2}}} = \frac{{30 + 90}}{{0,75 + 1,5}} \approx 53,3 (km/h) \approx 14,8 (m/s)\\ \end{array}\)

Vậy vận tốc trung bình của xe trên cả quãng dốc và ngang là: 53,3 km/h hay 14, m/s

Câu 2: Gọi mv là khối lượng lớn nhất của vật mà kinh khí cầu có thể kéo lên được.

- Trọng lượng của khí hiđrô trong khí cầu:

PH = 10mH = 10.DH.VH = 9 (N)

 - Trọng lượng của khí cầu: Pkc = Pvỏ + PH = 10.mvỏ + 9 = 109 (N)

- Lực đẩy Ácsimét tác dụng lên khí cầu:

F1A = dk.Vk  = 10.Dk.Vk =  129 (N)

- Trọng lượng tối đa của vật mà khí cầu có thể kéo lên là:

Pv = F1A – Pkc =20 (N)  mv = Pv/10 = 2 (kg)

3. ĐỀ SỐ 3

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1.  Khi nào một vật coi là đứng yên so với vật mốc?

A. Khi vật đó không chuyển động.

B. Khi vật đó không chuyển động theo thời gian.

C. Khi khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không đổi.

D. Khi vật đó không đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc.

Câu 2. Thế nào là chuyển động không đều?

A. Là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian.

B. Là chuyển động có vận tốc không đổi.

C. Là chuyển động có vận tốc như nhau trên mọi quãng đường.

D. Là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian.

Câu 3. Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn

A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe.                 

B. Ma sát giữa các viên bi với trục của bánh xe.

C. Ma sát khi dùng xe kéo một khúc cây mà khúc cây vẫn đứng yên.          

D. Ma sát khi đánh diêm.

Ghép nội dung cột A với cột B để được câu hoàn chỉnh

A

Cột nối

B

1/ Công thức tính thời gian vật chuyển động

 

a/ Điểm đặt, phương, chiều, cường độ.

2/ Quán tính là

 

b/ p = d.h

3/ Công thức tính áp suất chất lỏng

 

c/  t = s/ v

4/ Các yếu tố về lực

 

d/ Nguyên nhân làm vật không thay đổi vận tốc đột ngột được

5/  Vận tốc không thay đổi

B. Phần tự luận

Câu 1:

a/  Viết công thức tính vận tốc? Nêu các đơn vị, giải thích các đại lượng trong công thức?

b/  Bạn Tám đi bộ từ nhà đến trường với vận tốc 4 km/h mất thời gian 0,5 giờ. Tính quãng đường từ nhà bạn Tám đến trường?

Câu 2:

a/ Một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật đó sẽ chuyển động như thế nào?

b/  Biểu diễn lực kéo 150 000 N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (Tỉ xích 1cm ứng với 50 000N)

ĐÁP ÁN

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1 – chọn D

Câu 2 – chọn A

Câu 3 – chọn C

Ghép cột: 1 – c; 2 – d; 3 – b; 4 – a.

B. Phần tự luận

Câu 1:

a) v=s/t

Trong đó: v là vận tốc(km/h); s là quãng đường(km);

t là thời gian(h)

b) Từ công thức: v = s/t ⇒ s=v.t

Do đó  s= 4.0,5 = 2 (km)

Câu 2:

a/ Vật đó vẫn tiếp tục chuyển động thẳng đều

b/  Biểu diễn  lực:

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ đề thi giữa HK1 môn Vật lý 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Hòa Bình có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Các em có thể tham khảo các tài liệu khác tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON