Mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 8 đề kiểm tra 1 tiết Chương Hidrocacbon không no Hóa 11 - Trường THPT Nguyễn Trường Tộ được HOC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Hy vọng bộ tài liệu sẽ giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới!
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ ANTRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ |
ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG HIĐROCACBON KHÔNG NOMÔN: Hóa 11Thời gian làm bài: 45 phút; (25 câu trắc nghiệm) |
Đề số 1:
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí X gồm 2 ankin là đồng đẳng liên tiếp thu được 0,24 mol CO2 và 0,14 mol H2O. Công thức phân tử 2 ankin là?
A. C2H2 và C3H4 B. C2H4 và C3H6 C. C3H4 và C4H6 D. CH4 và C2H6
Câu 2: Công thức chung của anken là?
A. CnH2n(n≥2) B. CnH2n-2(n≥2) C. CnH2n + 2(n≥2) D. CnH2n(n≥1)
Câu 3: Bao nhiêu chất sau đây tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa màu vàng nhạt: C2H2, CH2=CH2, CH3-CH3, CH3-C≡C-CH3, CH3-C≡CH
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 4: C4H6 có bao nhiêu đồng phân mạch hở?
A. 5 B. 3 C. 6 D. 4
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một Anken X thu được 0,3 mol khí CO2. Công thức phân tử X là?
A. C2H4 B. C3H6 C. C3H4 D. C4H8
Câu 6: Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được số gam kết tủa là
A. 20. B. 40. C. 30. D. 10.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm C3H8, C4H6, C5H10 và C6H6 thu được 7,92g CO2 và 2,7g H2O. m có giá trị là:
A. 2,82g B. 2,67g C. 2,46g D. 2,31g.
Câu 8: Cho phản ứng: CH2=CH-CH3 + HCl → X(sản phẩm chính).
X là?
A. 1- Clo propan B. 2 – Clopropen C. 1 – Clopropen D. 2 – Clopropan
Câu 9: Cao su buna được điều chế bằng phản ứng trùng hợp từ monome nào sau đây?
A. CH3-CH2-CH2-CH3 B. CH2=CH-CH=CH2 C. CH2=CH-CH2-CH3 D. CH3CH=CHCH3
Câu 10: Axetilen là tên gọi thông thường của chất nào?
A. CH3-CH3 B. CH3-C≡CH C. CH≡CH D. CH2=CH2
Câu 11: Hỗn hợp khí X gồm anken M và ankin N có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hỗn hợp X có khối lượng 12,4 gam và thể tích 6,72 lít (ở đktc). Số mol, công thức phân tử của M và N lần lượt là
A. 0,1 mol C3H6 và 0,2 mol C3H4. B. 0,2 mol C2H4 và 0,1 mol C2H2.
C. 0,1 mol C2H4 và 0,2 mol C2H2. D. 0,2 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4.
Câu 12: Cho phản ứng: CH≡CH + 2Br2 → X.
X là chất nào sau đây?
A. CHBr2 - CHBr2 B. CH2Br - CH2Br C. CHBr = CHBr D. CH3-CHBr2
Câu 13: phản ứng nào sau đây thuộc phản ứng đime hóa Axetilen?
A. CH≡CH + HCl → CH2=CH-Cl B. CH≡CH + H2O → CH3-CHO
C. 3C2H2 → C6H6(benzen) D. 2CH≡CH → CH≡C-CH=CH2
Câu 14: Chất nào sau đây thuộc Ankadien liên hợp?
A. CH2=C=CH-CH3 B. CH2=CH-CH2-CH=CH2
C. CH2=CH-CH=CH2 D. CH2=C=CH2
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon nào sau đây thu được nCO2 = nH2O?
A. Ankan B. Anken C. Ankin D. Ankadien
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong một phân tử ankadien có 2 liên kết đôi C = C.
B. Các hidrocacbon không tan trong nước, tan tốt trong dung môi hữu cơ.
C. Trong một phân tử Ankin có 1 liên kết π
D. Hidrocacbon có số C ≤ 4 là chất khí ở điều kiện thường
Câu 17: Chất CH3-CH(CH3)-C≡CH có tên gọi quốc tế là?
A. 3-metylbut-1-in B. 2-metylbut-3-in C. 3-metylbut-3-in D. 2 –metylbut-1-in
Câu 18: Để phân biệt C2H2, C2H4, CH4 ta dùng các thuốc thử?
A. Dung dịch Br2, quỳ tím B. Dung dịch AgNO3/NH3, quỳ tím
C. Dung dịch AgNO3/NH3, ddBr2 D. Dung dịch Br2, dd KMnO4
Câu 19: Chất nào sau đây có đồng phân hình học Cis – trans?
A. CH2=CH2 B. CH2=CH-CH2-CH3 C. CH3-C≡C-CH3 D. CH3-CH=CH-CH3
Câu 20: Trùng hợp etilen thu được P.E có phân tử khối trung bình bằng 42000 đvC. Số mắt xích trung bình của PE là?
A. 10000 B. 1000 C. 15000 D. 1500
Câu 21: CAg ≡ CAg có tên gọi là?
A. Bạc Axetilen B. Bạc axetilua C. Bạc etin D. Axetilen
Câu 22: Cho 0,26g Axetilen tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam kết tủa màu vàng. Giá trị m là?
A. 2,4g B. 0,24g C. 5,2g D. 24g
Câu 23: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là
A. 20,40 gam. B. 18,96 gam. C. 16,80 gam. D. 18,60 gam.
Câu 24: phản ứng sau dùng điều chế chất khí (X) nào trong phòng thí nghiệm
CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + (X)
A. Etilen B. Axetilen C. Etan D. Metan
Câu 25: 0,1 mol Axetilen làm mất màu tối đa bao nhiêu gam Brom?
A. 16g B. 32g C. 64g D. 48g
Đề số 2:
Câu 1: Hỗn hợp khí X gồm anken M và ankin N có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hỗn hợp X có khối lượng 12,4 gam và thể tích 6,72 lít (ở đktc). Số mol, công thức phân tử của M và N lần lượt là
A. 0,2 mol C2H4 và 0,1 mol C2H2. B. 0,1 mol C3H6 và 0,2 mol C3H4.
C. 0,2 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4. D. 0,1 mol C2H4 và 0,2 mol C2H2.
Câu 2: phản ứng nào sau đây thuộc phản ứng đime hóa Axetilen?
A. 2CH≡CH → CH≡C-CH=CH2 B. 3C2H2 → C6H6(benzen)
C. CH≡CH + HCl → CH2=CH-Cl D. CH≡CH + H2O → CH3-CHO
Câu 3: Chất nào sau đây thuộc Ankadien liên hợp?
A. CH2=C=CH-CH3 B. CH2=CH-CH=CH2
C. CH2=CH-CH2-CH=CH2 D. CH2=C=CH2
Câu 4: Công thức chung của anken là?
A. CnH2n(n≥2) B. CnH2n-2(n≥2) C. CnH2n + 2(n≥2) D. CnH2n(n≥1)
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí X gồm 2 ankin là đồng đẳng liên tiếp thu được 0,24 mol CO2 và 0,14 mol H2O. Công thức phân tử 2 ankin là?
A. CH4 và C2H6 B. C3H4 và C4H6 C. C2H4 và C3H6 D. C2H2 và C3H4
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm C3H8, C4H6, C5H10 và C6H6 thu được 7,92g CO2 và 2,7g H2O. m có giá trị là:
A. 2,46g B. 2,67g C. 2,82g D. 2,31g.
Câu 7: C4H6 có bao nhiêu đồng phân mạch hở?
A. 5 B. 4 C. 6 D. 3
Câu 8: Cao su buna được điều chế bằng phản ứng trùng hợp từ monome nào sau đây?
A. CH3-CH2-CH2-CH3 B. CH2=CH-CH=CH2 C. CH2=CH-CH2-CH3 D. CH3CH=CHCH3
Câu 9: Bao nhiêu chất sau đây tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa màu vàng nhạt: C2H2, CH2=CH2, CH3-CH3, CH3-C≡C-CH3, CH3-C≡CH
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 10: Axetilen là tên gọi thông thường của chất nào?
A. CH3-C≡CH B. CH3-CH3 C. CH≡CH D. CH2=CH2
...
Trên đây là phần trích dẫn Bộ 8 đề kiểm tra 1 tiết Chương Hidrocacbon không no Hóa 11 - Trường THPT Nguyễn Trường Tộ, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!