YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Phan Văn Trị có đáp án

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Phan Văn Trị có đáp án được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em học sinh lớp 8 ôn tập kiến thức, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS

PHAN VĂN TRỊ

ĐỀ THI HK2

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 8

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (2 điểm) Trình bày quá trình hình thành nước tiểu.

Câu 2: (2,5 điểm) Trình bày cấu tạo và chức năng của đại não.

Câu 3: (3 điểm) Trình bày quá trình điều hòa lượng đường trong máu khi đường máu tăng nhờ hoocmôn tuyến tụy

Câu 4: (2 điểm) Kể tên và nêu chức năng các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Sự tạo thành nước tiểu diễn ra qua 3 giai đoạn:

+ Quá trình lọc máu ở cầu thận tạo ra nước tiểu đầu.

+ Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, nước và các ion cần thiết cho cơ thể ở ống thận.

+ Quá trình bài tiết tiết tiếp ở ống thận để tạo thành nước tiểu chính thức.

2

- Cấu tạo ngoài:

+ Rãnh liên bán cầu chia đại não thành hai nửa (hai bán cầu).

+ Rãnh sâu chia mỗi bán cầu thành 4 thuỳ (Trán, đỉnh, thái dương và thuỳ chẩm).

+ Các rãnh và khe chia mỗi thuỳ thành các khúc cuộn não (hồi) làm diện tích bề mặt của võ não tăng lên 2300 - 2500 cm2.

- Cấu tạo trong:

+ Chất xám: ở ngoài tạo nên vỏ não, dày 2 - 3 mm, gồm 6 lớp.

+ Chất trắng: ở trong, là các đường thần kinh, hầu hết các đường này đều bắt chéo ở hành tuỷ hoặc tuỷ sống.

- Vỏ đại não là trung ương thần kinh của các phản xạ có điều kiện.

- Vỏ não có nhiều vùng chức năng, mỗi vùng có một tên gọi và chức năng riêng.

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (2 điểm) Trình bày quá trình thãi nước tiểu.

Câu 2: (3 điểm) Trình bày cấu tạo và chức năng của tủy sống.

Câu 3: (2,5 điểm) Trình bày quá trình điều hòa lượng đường trong máu khi đường máu giãm nhờ hoocmôn tuyến tụy

Câu 4: (2,5 điểm) Kể tên và nêu chức năng các bộ phận của cơ quan sinh dục nam.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận, theo ống dẫn nước tiểu về bóng đái.

- Tại bóng dái nhờ hoạt động co bóp phối hợp của cơ bụng, cơ bóng đái và cơ vòng ống đái để thải nước tiểu ra ngoài.

- Thực chất của sự tạo thành nước tiểu là quá trình lọc máu và thải các chất độc, chất cặn bã.

2

- Cấu tạo ngoài:

+ Vị trí: Nằm trong ống xương sống, từ đốt sống cổ thứ nhất đến đốt sống thắt lưng số 2.

+ Hình dạng, kích thước: Hình trụ, dài 50 cm, có hai phần phình: Phình cổ và phình thắt lưng.

+ Màu sắc: Màu trắng bóng

+ Màng tuỷ: gồm 3 lớp: màng cứng, màng nhện (bảo vệ), màng nuôi (nuôi dưỡng)

- Cấu tạo trong:

+ Chất xám: nằm trong, có hình cánh bướm, tạo nên các trung khu thần kinh.

+ Chất trắng: nằm ngoài, tạo nên các đường dẫn truyền xung thần kinh.

- Chức năng:

+ Tuỷ sống là cơ quan trung ương điều khiển các phản xạ không điều kiện.

+ Giữa các trung khu thần kinh trong tuỷ sống có sự liên hệ với nhau

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (2,5 điểm) Da có cấu tạo và chưc năng  như thế nào?

Câu 2: (2,5 điểm) Nêu các biện pháp xây dựng thói  quen sống khoa học và cơ sở của  các thói quen sống đó nhằm bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.

Câu 3: (3 điểm) Phân biệt tật cận  thị và  tật viễn thị? Làm thế nào để phòng tránh tật cận thị trong học đường

Câu 4: (2 điểm) Hãy giải thích tại sao khi thấy người khác ăn chanh ta lại tiết nước bọt?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

Da có cấu tạo gồm có 3 lớp:

- Lớp biểu bì gồm tầng sừng và tầng tế bào sống.

- Lớp bì: gồm mô liên kết và các cơ quan.

- Lớp mỡ dưới da.

2. Chức năng của da

Chức năng của da:

+ Bảo vệ cơ thể.

+ Tiếp nhận các kích thích về xúc giác.

+ Bài tiết.

+ Điều hoà thân nhiệt.

+ Da cùng vơi các sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp cho cơ thể

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (2,5 điểm) Trình bày cấu tạo cơ quan bài tiết nước tiểu.

Câu 2: (2,5 điểm) Nêu các hình thức và nguyên tắc rèn luyện da.

Câu 3: (3 điểm)  Phân  biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. Lấy ví dụ minh họa cho  mỗi phản xạ.

Câu 4: (2 điểm) Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

- Thận gồm phần vỏ, phân tủy với hai triệu đơn vị chức năng cùng các ống góp và bể thận.

- Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận, nang cầu thận và ống thận có nhiệm vụ lọc máu để tạo thành nước tiểu.

2

* Các hình thức rèn luyện da:

 - Tắm nắng vào lúc buổi sáng

 - Tập chạy buổi sáng

 - Tham gia thể thao buổi chiều

 - Xoa bóp da

 - Lao động  chân tay vừa sức

 - Tắm nước ấm

* Nguyên tắc rèn luyện da:

 - Rèn luyện từ từ nâng dần sức  chịu đựng

 - Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khỏe của từng người

 - Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra Vitamin D chống còi xương

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết

Câu 2. Để biết được rễ nào còn, rễ nào mất ta làm thí nghiệm như sau

Câu 3: Trình bày nguyên tắc lập khẩu phần

Câu 4: Thế nào là phản xạ có diều kiện? Lấy ví dụ? Trình bày tính chất của phản xạ có điều kiện?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

Tuyến nội tiết

Tuyến ngoại tiết

- Là những tuyến mà các chất tiết được ngấm thẳng vào máu, đến các tế bào

- Lượng chất tiết tiết ra rất ít nhưng lại có hoạt tính sinh học cao

- Kích thướt tuyến nhỏ

- Là những tuyến có ống dẫn đưa chất tiết từ tuyến ra ngoài.

- Lượng chất tiết tiết ra nhiều nhưng có hoạt tính sinh học thấp

- Kích thướt tuyến lớn

2

- Kích thích mạnh chi trước, chi trước bên nào co chứng tỏ rễ trước chi đó vẫn còn, nếu chi trước bên nào không co thì rễ trước chi đó bị đứt. Nếu không chi nào co cả thì rễ sau chi đó bị đứt.

- Kích thích mạnh lần lượt 2 chi sau:

+ Nếu chi nào bị kích thích làm co các chi chứng tỏ rễ sau chi đó còn

+ Nếu không co chi nào cả chứng tỏ rễ sau chi đó bị đứt.

+ Kích thích mạnh chi sau, chi sau bên nào co chứng tỏ rễ trước chi đó vẫn còn, nếu chi sau bên nào không co thì rễ trước chi đó bị đứt.

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 8 năm 2021 Trường THCS Phan Văn Trị có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON