Bộ 5 đề thi HK2 môn Hóa học 8 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Nam Tiến là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quá trình giảng dạy và ôn luyện kiến thức Hóa 8 học kì 2 của thầy cô, đồng thời giúp học sinh làm quen nhiều dạng bài tập khác nhau.
TRƯỜNG THCS NAM TIẾN |
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 8 NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài 45 phút |
ĐỀ THI SỐ 1
Câu 1: Hoàn thành các phương trình hóa học sau, ghi rõ điều kiện của phản ứng (nếu có) và phân loại tên phản ứng hóa học ở mỗi phương trình:
a. Mg + ? → MgSO4 + ?
b. KClO3 → ? + ?
c. Na + H2O → ? + ?
d. K2O + H2O → ?
Câu 2: Cho các chất sau: KNO3; Ba(OH)2 ; HCl; CO2. Hãy cho biết chất nào thuộc loại oxit, axit, bazơ, muối và gọi tên chúng ?
Câu 3: Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi dẫn khí hidro H2 dư vào ống thủy tinh đựng đồng (II) oxit CuO đun nóng.
Câu 4: Nước bắp cải tím có tính chất của một chất chỉ thị màu giống như quỳ tím. Chúng ta cắt nhỏ bắp cải tím, đem đi luộc sẽ thu được nước bắp cải tím. Hãy cho biết ta có thể sử dụng nước bắp cải tím để nhận biết các chất sau không: nước muối sinh lý (NaCl), nước chanh (mang tính axit), nước xà phòng (mang tính bazơ) ? Giải thích.
Câu 5: Thuốc ORESOL dùng để điều trị mất nước do tiêu chảy ở trẻ em và người lớn. Trong một gói thuốc có chứa 3,5 gam NaCl; 1,5 gam KCl; 2,5 gam NaHCO3; 20 gam đường và một số thành phần khác. Một gói oresol sẽ được pha hoàn toàn với 1 lít nước đun sôi để nguội.
Hãy tính nồng độ mol/lít của dung dịch NaCl có trong 1 lít dung dịch.
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn Zn vào ống nghiệm đựng dung dịch axit clohidric HCl, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí hidro (đkc).
a. Viết phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính khối lượng của kẽm đã phản ứng.
c. Dẫn toàn bộ khí hidro ở trên qua ống thủy tinh đựng bột sắt (III) oxit Fe2O3 đun nóng. Tính khối lượng của sắt tạo thành sau phản ứng.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
Câu 1:
a. Mg + H2SO4 loãng → MgSO4 + H2
b. 2KClO3 \(\xrightarrow{{{t}^{0}},xuctac}\) 2KCl + 3O2
c. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
d. K2O + H2O → 2KOH
Phản ứng hóa hợp: d
Phản ứng phân hủy: b
Phản ứng thế: a, c
Câu 2: KNO3 : muối- kali nitrat
Ba(OH)2 : Bazơ – bari hidroxit
HCl : Axit - Axit clohidric
CO2 : Oxit axit - cacbon đioxit (hoặc khí cacbonic)
Câu 3: Hiện tượng: CuO từ màu đen chuyển sang đồng màu đỏ, có hơi nước sinh ra
PTHH: H2 + CuO \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) H2O + Cu
Câu 4: Có thể sử dụng nước bắp cải tím để nhận biết các 3 dung dịch trên
Cho nước bắp cải tím vào 3 dung dịch trên
- Chất nào không làm đổi màu nước bắp cải tím , là NaCl
- Chất nào làm nước bắp cải tím hóa đỏ, là nước chanh
Chất nào làm nước bắp cải tím hóa xanh, là nước xà phòng
Câu 5: nNaCl = m/M= 3,5/ 58,5 = 0,06 mol
CMNaCl = n/Vdd = 0,06/1 = 0,06 M
Câu 6: \({{n}_{Zn}}=\frac{m}{M}=\frac{19,5}{65}=0,3\) mol
a) PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
1 1 1 1
0,3 → 0,6 → 0,3 → 0,3 (mol)
b) VH2 = n. 22,4= 0,3. 22,4= 6,72 lít
c) 3H2 + Fe2O3 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 3H2O + 2Fe
3 1 3 2
0,3 → 0,1 → 0,3 → 0,2 (mol)
mFe = n.M = 0,2. 56= 11,2 gam
ĐỀ THI SỐ 2
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 8 TRƯỜNG THCS NAM TIẾN - ĐỀ 02
Câu 1 : Hãy phân loại và gọi tên các hợp chất sau: CaCl2; HCl; Ca(OH)2; P2O5.
Câu 2 : Hoàn thành các sơ đồ phản ứng:
a) Fe3O4 + H2 ----> Fe + H2O.
b) K2O + H2O ----> KOH.
c) Al + O2 ----> Al2O3.
d) CH4 + O2 ----> CO2 + H2O.
Câu 3 : Hãy trình bày phương pháp để phân biệt các lọ không màu đựng: dung dịch NaOH; dung dịch HCl; dung dịch NaCl.
Câu 4 :
Cho các chất sau: Fe3O4; P2O5; Fe; Na; CaO.
Chất nào tác dụng được với nước? Viết phương trình hóa học xảy ra.
Câu 5 :
Cho 13 gam Zn phản ứng vừa đủ với 187,4 gam dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch A.
a) Tính thể tích khí H2 (ở đktc) thu được sau phản ứng.
b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch A.
---(Để xem nội dung đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247.NET để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 3
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 8 TRƯỜNG THCS NAM TIẾN - ĐỀ 03
I. TRẮC NGHIỆM:
Hãy chọn một trong các chữ cái A, B, C hoặc D trước phương án mà em cho là đúng nhất:
Câu 1 : Dãy chỉ gồm các oxit axit:
A. CO2, SO2, CuO, P2O5
B. CO2, SO3, Na2O, NO2
C. SO2, P2O5, CO2, SO3
D. H2O, CO, NO, Al2O3.
Câu 2 : Thành phần thể tích của không khí là:
A. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm...)
B. 78% khí oxi, 21% khí nitơ, 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm...)
C. 21% khí oxi, 78% các khí khác, 1% khí nitơ.
D. 1% khí oxi, 78% khí nitơ, 21% các khí khác.
Câu 3 : Nguyên liệu điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm:
A. CaCO3
B. Không khí
C. KMnO4
D. Nước
Câu 4 : Sự oxi hóa chậm là:
A. Sự oxi hóa có tỏa nhiệt mà không phát sáng.
B. Sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
C. Sự oxi hóa có phát sáng.
D. Sự oxi hóa nhưng không tỏa nhiệt.
Câu 5 : Chất nào sau đây dùng làm nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi trường:
A. Than
B. Khí Hidro
C. Dầu hỏa
D. Vỏ trấu
Câu 6 : Cặp chất nào sau đây phản ứng với nhau sinh ra khí hidro:
A. Zn và HCl
B. Zn và O2
C. Zn và Cl2
D. Fe2O3 và H2
Câu 7 : Kim loại nào sau đây tan trong nước tạo ra dung dịch bazơ và khí hidro:
A. Fe
B. Na
C. Pb
D. Cu
Câu 8 : Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:
A. Số gam chất đó có thể tan trong 100g dung dịch.
B. Số gam chất đó có thể tan trong 100g nước.
C. Số gam chất đó có thể tan trong 100g dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa.
D. Số gam chất đó có thể tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa.
II. TỰ LUẬN: (8,0 điểm)
Câu 9 : Cho các chất có công thức hóa học sau: K, MgO, Na2O, SO3.
a. Chất nào tác dụng được với nước?
b. Viết các phương trình hóa học xảy ra?
Câu 10 : Phân loại và gọi tên các hợp chất có công thức hóa học sau: Mg(OH)2, NaCl, H2SO4, Ca(HCO3)2.
Câu 11 : Oxi trong không khí là đơn chất hay hợp chất? Vì sao cá sống được trong nước? Những lĩnh vực hoạt động nào của con người cần thiết phải dùng bình nén oxi để hô hấp ?
Câu 12 : Cho 4,8 gam kim loại magie phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit clohidric (HCl), sau phản ứng thu được muối magie clorua và khí Hidro
a. Viết phương trình hóa học xảy ra?
b. Tính thể tích khí Hidro sinh ra (ở đktc)?
c. Nếu đốt cháy toàn bộ lượng khí Hidro sinh ra ở trên trong không khí. Tính thể tích không khí cần dùng? (Biết Vkk = 5.VO2)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
1C |
2A |
3C |
4A |
5C |
6A |
7B |
8D |
---(Để xem nội dung đáp án phần tự luận của Đề thi số 03, các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247.NET để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 4
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 8 TRƯỜNG THCS NAM TIẾN - ĐỀ 04
Câu 1 : Thực hiện các phương trình hóa học sau:
a, Zn + HCl→
b, H2 + Fe2O3 →
c, Al + O2 →
d, CaO + H2O →
e, H2 + O2 →
Câu 2: Trình bày tính chất hóa học của nước? Viết phương trình hóa học minh họa
Câu 3: Phát biểu định nghĩa phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy. Cho ví dụ?
Câu 4: Nêu hiện tượng xảy ra khi cho:
a, Kim loại Na vào nước
b, Khí H2 đi qua bột CuO đun nóng
Câu 5: Cho 6,5 gam kẽm tác dụng hết với V lít dung dịch axit clohidric 1M
a, Tính thể tích khí thoát ra ở đktc
b, Tính thể tích dung dịch axit clohidric 1M đã dùng.
c, Nếu dùng dung dịch axit sunfuric 24,5% thay thế cho dung dịch axit clohidric 1M thì tốn hết bao nhiêu gam dung dịch axit sunfuaric 24,5% để hòa tan hết lượng kẽm ở trên?
---(Để xem nội dung đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247.NET để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 5
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 8 TRƯỜNG THCS NAM TIẾN - ĐỀ 05
I. Trắc nghiệm.
Câu 1: Nước được cấu tạo như thế nào?
A. Từ 1 nguyên tử hidro & 1 nguyên tử oxi
B. Từ 2 nguyên tử hidro & 1 nguyên tử oxi
C. Từ 1 nguyên tử hidro & 2 nguyên tử oxi
D. Từ 2 nguyên tử hidro & 2 nguyên tử oxi
Câu 2: Oxi bazơ không tác dụng với nước là:
A. BaO
B. Na2O
C. CaO
D. MgO
Câu 3: Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu gì:
A. Đỏ
B. Xanh
C. Tím
D. Không màu
Câu 4: khi ta hoà tan muối vào nước, hãy chỉ ra đâu là chất tan?
A. Nước
B. Đường
C. Không có chất nào
D. Nước và đường
Câu 5: Gốc axit của axit HNO3 hóa trị mấy?
A. II
B. III
C. I
D. IV
Câu 6: Bazơ không tan trong nước là:
A. Cu(OH)2
B. NaOH
C. KOH
D. Ca(OH)2
Câu 7: Tên gọi của H2SO3
A. Hidro sunfua
B. Axit sunfuric
C. Axit sunfuhiđric
D. Axit sunfurơ
Câu 8: Bazo không tan?
A. Cu(OH)2
B. Ca(OH)2
C. Ba(OH)2
D. NaOH
II. Tự luận
Câu 9: Lập phương trình của các phản ứng hóa học sau:
a, P2O5 + H2O → H3PO4
b, N2O5 + H2O → HNO3
c, Ca(OH)2 + HCl→ CaCl2 + H2O
d, Fe(OH)3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O
Câu 10: Cho biết khối lượng mol của một oxit Sắt là 160g. Biết thành phần khối lượng của kim loại Sắt trong oxit là 70%. Lập CTHH của oxit. Gọi tên oxit?
Câu 11: Cho sắt (III) oxit tác dụng với dung dịch H2SO4 theo sơ đồ:
Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O
a. Lập phương trình hóa học?
b. Tính khối lượng muối sắt (III) sunfat tạo ra nếu khối lượng H2SO4 đã dùng hết là 24,5g?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5
I .Trắc nghiệm
Câu |
1B |
2D |
3A |
4B |
5C |
6A |
7D |
8A |
---(Để xem nội dung đáp án phần tự luận của Đề thi số 05, các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247.NET để tải về máy)---
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Hóa học 8 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Nam Tiến. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây:
Thi Online: