YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Hóa học 8 có đáp án năm 2021 Trường THCS Nguyễn Gia Thiều

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh lớp 8 có thêm tài liệu ôn tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Hóa học 8 có đáp án năm 2021 Trường THCS Nguyễn Gia Thiều dưới đây được biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS NGUYỄN GIA THIỀU

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021

MÔN HÓA HỌC 8

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Phần 1. Trắc nghiệm

Câu 1. Tất cả các kim loại trong dãy dưới đây tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường:

A. Fe, Zn, Li, S

B. Cu, Pb, Rb, Ag

C. Al, Hg, Sr, Cu

D. K, Na, Ba, Ca

Câu 2. Oxit kim loại nào dưới đây không phải là oxit bazơ?

A. CaO 

   B. FeO     

   C. CuO     

 D. CrO3

Câu 3. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế

A. 2KClO3  → 2KCl + 3O2

B. 2HCl + 6Fe2O3 → 2FeCl3 + 3H2O

C. 4H2 + Fe3O4  3Fe +4H2O

D. CaO + H2O → Ca(OH)2

Câu 4. Cho 6,5 gam Kẽm tác dụng với dung dịch có chứa 10,95 gam HCl. Thể tích khí H2 (đktc) thu dược là:

 A. 1,12 lít

 B. 2,24 lit

   C. 3,36 lít

D. 6,72 lít

Câu 5. Xét các phát biểu sau:

1) Hidro ở điều kiện thường tồn tại ở thể lỏng.

2) Hidro nhẹ hơn không khí 0,1 lần

3) Hidro là chất khí không màu không mùi không vị

4) Hidro tan rất ít trong nước

Số phát biểu đúng là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 6. 1000ml nước ở 15oC hòa tan được bao nhiêu lít khí H2

A. 20

B. 0,2

C. 0,02

D. 0,002

Câu 7. Trộn 2 lít dung dịch H2SO4 4M vào 4 lít dung dịch H2SO4 0,25M. Nồng độ mol của dung dịch mới là

A. 1,5M

B. 2,5M

 C. 2M    

D. 3,5M

Câu 8. Khí oxi phản ứng được với tất cả các chất nào trong nhóm sau đây:

A. CuO, HgO, H2O

A. CuO, HgO, H2SO4

B. CH4, Fe, H2

C. CuO, HgO, HCl

Câu 9. Có 3 lọ mất nhãn đựng các khí O2, CO2, H2. Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết được 3 lọ trên dễ dàng nhất?

A. Que đóm

B. Que đóm đang cháy

C. Nước vôi trong

D. Đồng (II) oxit

Câu 10. Trong phòng thí nghiệm với cùng khối lượng ban đầu thì chất nào sau đây thu được nhiều khí Oxi nhất?

A. KMnO4

B. KClO3

C. H2O

D. KNO3

Phần 2. Tự luận 

Câu 1. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

KMnO4 → O2 → Fe3O4 → Fe → H2 → H2O

Câu 2. Cho 8,1 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Xác định kim loại M biết M hóa trị III.

Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 4 gam kim loại Canxi vào nước dư thu được dung dịch chứa m gam bazo tương ứng và V lít khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn.

a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra?

b) Tính m và V

c) Dẫn toàn bộ lượng khí H2 thu được ở trên qua ống nghiệm chứa lượng vừa đủ bột CuO nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng kim loại thu được

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần 1. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

D

C

B

B

C

A

B

B

B

Phần 2. Tự luận

Câu 1:

1) 2KMnO4  K2MnO4 + O2 + MnO2

2) 2O2 + 3Fe → Fe3O4

3) 4H2 + Fe3O4 3Fe +4H2O

4) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2H2 + O2  → 2H2O

Câu 2:

Số mol của H2 là:

\({n_{{H_2}}} = \frac{{10,08}}{{22,4}} = 0,45mol\)

PTHH: \(2M + 6HCl \to 2MC{l_3} + 3{H_2}\)

Theo pt: 2                                              3

Theo đb: x mol                                  0,45 mol

→ nM = 0,45 . 2/3 = 0,3 mol

Khối lượng mol của M = 8,1 : 0,3 = 27→ Kim loại M là Al

Câu 3:

a) nCa = 0,1 mol

PTHH: Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 (1)

            0,1 mol        →0,1mol→ 0,1 mol

b) Dựa vào phương trình (1) ta có n H2 = 0,1 x 1 = 0,1 mol

Thể tích của H2: 0,1 x 22,4 = 2,24 lít

Số mol bazo Ca(OH)2 = n Ca = 0,1 mol

→ mbazo = 0,1 . (40 + 16.2 + 2) = 7,4 gam

c) H2 + CuO  → Cu + H2O (2)

Dựa vào phương trình (2) ta có

Số mol của H2 = nCu = 0,1 mol → mCu = 0,1 . 64 = 6,4 gam

ĐỀ SỐ 2

Phần 1. Trắc nghiệm

Câu 1. Dãy chất nào dưới đây có thể tan được trong nước:

A. CuO, FeO, Na2O, SO3

B. CuO, P2O5, CO, Ag2O

C. Na2O, SO3, N2O5, Li2O

D. K2O, Fe2O3, BaO, CO2

Câu 2. Oxit  nào dưới đây là oxit lưỡng tính?

A. Al2O3 

   B. Fe3O4     

   C. Cu2O     

 D. CrO3

Câu 3. Phản ứng nào sau đây không được dùng để điều chế hidro trong phòng thí nghiệm?

A. Zn + 2HCl  →  ZnCl2 + H2

B. 2Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

C. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

D. 2H2O →  2H+ O2

Câu 4. Cho 2,4 gam Mg tác dụng với dung dịch có chứa 7,3 gam HCl. Thể tích khí H2 (đktc) thu dược là:

 A. 1,12 lít

 B. 2,24 lit

   C. 3,36 lít

D. 6,72 lít

Câu 5. Tại sao khi chúng ta leo núi, càng lên cao chúng ta lại cảm thấy khó thở, tức ngực

A. Vì oxi khó hóa lỏng trong không khí

B. Vì oxi nặng hơn không khí

C. Vì oxi ít tan trong nước

D. Vì oxi nhẹ hơn không khí

Câu 6. Hòa tan 4,6 gam muối ăn vào 50 gam nước, thu được dung dịch muối ăn. Độ tan của muối ăn là:

A. 9,2 gam

B. 18,4 gam

C. 4,6 gam

D. 9,21 gam

Câu 7. Phát biểu nào dưới đây không đúng

A. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan

B. Dung dịch bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan

C. Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch

D. Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi

Câu 8. Dùng thuốc thử nào sau đây dể nhận biết dung dịch Na2SO4 và HCl, NaOH?

A. Dung dịch KCl

B. Sục vào CO2

C. Quỳ tím

D. Nước

Câu 9. Hợp chất nào sau đây là bazơ

A. Đồng (II) sunfat

B. Canxi hidroxit

C. Sắt (III) clorua

D. Đồng (II) oxit

Câu 10. Người ta thu khí H2 bằng phương pháp đẩy nước là vì:

A. Khí hidro dễ trộn lẫn với không khí

B. Khí hidro nhẹ hơn không khí

C. Khí hidro nặng hơn không khí

D. Khí hidro tan ít trong nước

Phần 2. Tự luận 

Câu 1. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

Zn → ZnO → ZnSO4 → Zn(OH)2 → ZnCl2 → ZnO

Câu 2. Trộn 50 gam dung dịch muối ăn có nồng độ 20% với 50 gam dung dịch muối ăn 10%. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được?

Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 7,2 gam kim loại Magie vào 300ml dung dịch HCl thu được V lít khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn.

a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra?

b) Tính  V khí H2 sinh ra ở (đktc)

c) Tính nồng độ mol dung dịch HCl đã dùng

d) Dẫn toàn bộ lượng khí H2 thu được ở trên qua ống nghiệm chứa lượng vừa đủ bột CuO nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng kim loại thu được

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần 1. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

D

B

B

A

B

B

B

D

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Phần 1. Trắc nghiệm 

Câu 1. Trong các phản ứng hóa học sau, phương trình hóa học thuộc loại phản ứng phân hủy là:

A. CaO + H2O → Ca(OH)2

B. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

C. CaCO3 → CaO + CO2

D. 5O2  + 4P→  2P2O5

Câu 2. Sự oxi hóa chậm là:

A. Sự oxi hóa mà không tỏa nhiệt.                      

B. Sự oxi hóa mà không phát sáng.          

C. Sự oxi hóa toả nhiệt mà không phát sáng.    

D. Sự tự bốc cháy.

Câu 3. Cho một thìa nhỏ đường vào cốc nước khuấy nhẹ thì

A. Đường là dung môi

C. Nước là chất tan

B. Đường là chất tan

D. Nước là dung dịch

Câu 4. Các chất nào sau đây đều gồm các bazơ tan được trong nước:

A. Fe(OH)3, Mg(OH)2, Al(OH)3, KOH

B. Al(OH)3, Mg(OH)2, Zn(OH)3, AgOH

C. Al(OH)3, Ca(OH)2, Fe(OH)3, NaOH

D. Ca(OH)2, Ba(OH)2,  NaOH, KOH

Câu 5. Ở nhiệt độ 25oC, khi hòa tan 18 gam NaCl vào cốc chứa 50gam nước thì thu được được dung dịch bão hòa. Độ tan của muối ăn ở nhiệt độ trên là:

A. 36 gam

B. 18 gam

C. 50 gam

D. 100 gam

Câu 6. Dãy các chất hoàn toàn là công thức hóa học của các oxit bazơ:

A.  SO2, BaO, P2O5, ZnO, CuO

B. SO2, BaO, ClO3, P2O5, MgO

C. CaO, SO3, P2O5, MgO, CuO

D. MgO, CaO, K2O, ZnO, FeO

Câu 7. Cho các khí: CO, N2, O2, Cl2, H2. Các khí nhẹ hơn không khí là:

A. N2 , H2 , CO          

B. N2, O2, Cl2             

C. CO, Cl2                  

D. Cl2, O2

Phần 2. Tự luận 

Câu 1. Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

a. KMnO4 →……… + ……… + ……….

b. Zn + HCl  →………  +………

c. Al2O3  + H2SO4  →………  + ………

d. H2    + ……… → Fe + ………       

e. CaO + H2O  → ……

Câu 2. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng trong mỗi trường hợp sau:

a) Khi leo núi hoặc lên cao người ta thường thấy khó thở và tức ngực.

b) Vì sao sự cháy trong không khí lại diễn ra chậm hơn sự cháy trong khí oxi.

Câu 3. Cho a(g) Fe tác dụng vừa đủ 150ml dung dịch HCl (D=1,2g/ml) thu được dung dịch và 6,72 lít khí (đktc). Cho toàn bộ lượng dung dịch trên tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được b(g) kết tủa.

a) Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra?

b) Tìm giá trị a(g), b(g) trong bài?

c) Tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol/l dung dịch HCl

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần 1. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

C

C

B

D

A

D

A

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Phần 1. Trắc nghiệm 

Câu 1. Trong các phản ứng hóa học sau, phương trình hóa học thuộc loại phản ứng phân hủy là:

A. BaO + H2O → Ba(OH)2

B. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

C. 2KMnO2 → K2MnO4 + O2  + MnO2

D. 5O2  + 4P → 2P2O5

Câu 2. Độ tan của chất rắn trong nước sẽ tăng nếu:

A. Tăng nhiệt độ

B. Giảm nhiệt độ

C. Tăng lượng nước

D. Tăng lượng chất rắn

Câu 3. Chất nào sau đây được dùng để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm:

A. H2O

C. Zn và HCl

B. Cu và HCl

D. Na và H2O

Câu 4. Dãy muối nào dưới đây tan được trong nước:

A. NaCl, AgCl, Ba(NO3)2

B. AgNO3, Ba(SO4)2, CaCO3

C. NaNO3, PbCl2, BaCO3

D. NaHCO3. Ba(NO3)2, ZnSO4

Câu 5. Hòa tan 15gam đường vào 45 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là:

A. 25%

B. 30%

C. 45%

D. 40%

Câu 6. Hòa tan 7,18 gam muối NaCl vào 20gam nước ở 20oC thì được dung dịch bão hòa. Độ tan của NaCl ở nhiệt độ đó là:

A. 35 gam

B. 35,9 gam

C. 53,85 gam

D. 71,8 gam

Câu 7. Trong phòng thí nghiệm người ta dùng phương pháp thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước, dựa vào tính chất nào?

A. Oxi khi tan nhiều trong nước

B. Oxi ít tan trong nước

C. Oxi khó hóa lỏng

D. Oxi nặng hơn không khí

Phần 2. Tự luận

Câu 1. Hoàn thành và cân bằng phương trình phản ứng dưới đây

a. Mg + HCl → ? + ?

b. MgO + HCl  → ? + ?

c. Al + H2SO4 → ? + ?

d. CaO + H3PO4 → ? + ?

e. CaO + HNO3→ ? + ?

Câu 2. Có 4 lọ mất nhãn đựng riêng biệt: nước cất, dung dịch axit HCl, dung dịch KOH, dung dịch KCl. Nêu cách nhận biết các chất trên?

Câu 3. Hòa tan 6 gam Magie oxit vào 50 ml dung dịch H2SO4 (d=1,2g/ml) thì vừa đủ.

a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra?

b) Tính khối lượng H2SO4 tham gia phản ứng.

c) Tính nồng độ % của dung dịch H2SO4.

d) Tính nồng độ % của dung dịch muối sau phản ứng.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần 1. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

C

A

C

D

A

B

B

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Phần 1. Trắc nghiệm 

Câu 1. Đốt cháy 6,2 g photpho trong bình chứa 5,6 lít oxi, sau phản có chất nào còn dư?

A. Oxi                                                 

B. Photpho         

C. Hai chất vừa hết                             

D. Không xác định được

Câu 2. Oxit phi kim  nào dưới đây không phải là oxit axit?

A. SO2 

   B. SO3       

   C. NO      

 D. N2O5

Câu 3. Tại sao trong phòng thí nghiệm người ta lại điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KClO3 hay KMnO4 hoặc KNO3?

A. Dễ kiếm, giá thành rẻ                                      

B. Giàu oxi và dễ phân huỷ ra oxit

C. Phù hợp với thiết bị máy móc hiện đại           

D. Không độc hại, dễ sử dụng

Câu 4. Trong phòng thí nghiệm cần điều chế 2,24 lít O2 (đktc). Dùng chất nào sau đây để cần ít khối lượng  nhất:

 A. KClO3 

 B. KMnO4 

   C. KNO­3

D. H2O (điện phân)

 Câu 5. Cặp chất nào sau đây khi tan trong nước chúng tác dụng với nhau tạo ra chất khí bay ra?

A. BaCl2 và H2SO4                       

B. NaCl và Na2SO3

C. HCl và Na2CO3                         

D. AlCl3 và H2SO4

Câu 6. Hòa tan 7,5 gam muối NaCl vào 50 gam nước ở 20oC thì được dung dịch bão hòa. Độ tan của NaCl ở nhiệt độ đó là:

E. 35 gam

F. 30 gam

G. 15 gam

H. 20 gam

Câu 7. Trong oxit, kim loại có hoá trị III và chiếm 52,94% về khối lượng là:

A. Cr2O3

   B. Al2O3 

         C. As2O3    

       D. Fe2O3

Phần 2. Tự luận 

Câu 1. Hoàn thành và cân bằng phương trình phản ứng dưới đây

a. Fe + HCl → ? + ?

b. H2 + Fe3O4  → ? + ?

c. Fe + CuSO4 → ? + ?

d. CaO + H2O → ?

e. SO2 + O2 → ? + ?

Câu 2. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm:

a) Dung dịch ………….. là dung dịch có thể hòa tan thêm………….. ở nhiệt độ xác định. Dung dịch ……………… là dung dịch không thể hòa tan thêm ………… ở nhiệt độ xác định.

b) Ở nhiệt độ xác định, số gam chất có thể tan trong 100g nước để tạo thành …………được gọi là ………… của chất.

c) Yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của đa số chất rắn là ……….., độ tan của chất khí trong nước sẽ tăng nếu ta……….. và tăng………………

Câu 3. Cho 2,7 gam Al tác dụng với HCl dư

a) Viết phương trình hóa học xảy ra.

b) Tính thể tích H2 sinh ra ở đktc.

c) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.

Câu 4. (1,5 điểm) Cần lấy bao nhiêu ml dung dịch có nồng độ 36% (d=1,19g/ml) để pha 5 lít HCl có nồng độ 0,5M

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Phần 1. Trắc nghiệm 

1

2

3

4

5

6

7

B

C

B

A

C

C

D

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Hóa học 8 có đáp án năm 2021 Trường THCS Nguyễn Gia Thiều. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON