YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Lê Duẩn

Tải về
 
NONE

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kì thi HK1 sắp đến, ban biên tập HỌC247 xin gửi đến các em Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Lê Duẩn dưới đây. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT LÊ DUẨN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 11

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.

Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa.

Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo:

- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.

Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo.

Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau.

Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh.

(Trích Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân, sách Ngữ văn 11 tập một, trang 113 – 114, NXBGD, 2009)

Câu 1. Xác định nội dung cho đoạn trích trên.

Câu 2. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Từ “thiên lương” trong đoạn văn bản trên có nghĩa là gì?

Câu 3. Em hãy rút ra ý nghĩa tư tưởng từ đoạn văn trên.

Câu 4. Viết một đoạn văn (7-10 dòng) trình bày suy nghĩ của anh chị về việc làm thế nào để có thể giữ được bản tính tốt của con người.

II. Làm văn (6,0 điểm)

Anh (chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I. Đọc hiểu

Câu 1

Tác giả miêu tả cảnh Huấn Cao cho viên quản ngục chữ và khuyên quản ngục tìm chốn khác ở để giữ thiên lương và thờ cái đẹp.

Câu 2

- Phương thức tự sự

- Nghĩa của từ Thiên lương : bản chất tốt của con người do trời phú cho.

Câu 3

- Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích văn bản:

+ Dù trong hoàn cảnh nào thì cái đẹp vẫn mang sức sống tiềm tàng. Nó có thể hình thành và ra đời trong môi trường cái xấu, cái ác. Nhưng không vì thế mà nó lụi tàn.

+ Gốc của cái đẹp chính là thiên lương. Muốn thưởng thức cái đẹp phải giữ cho thiên lương lành vững.

+ Cái đẹp, cái thiện có sức mạnh cảm hóa con người. Đó là sự khẳng định của nhà văn về sự chiến thắng của cái Đẹp, cái Thiện.

Câu 4

a. Về kĩ năng: HS phải viết đoạn văn có đầy đủ 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Tránh mắc những lỗi về chính tả, lỗi diễn đạt.

b. Về kiến thức: các em trình bày được ít nhất hai giải pháp

- Chọn môi trường lành mạnh để học tập, vui chơi, giải trí.

-  Bản thân mỗi người tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực trong cuộc sống. 

- Xây dựng mục tiêu, ước mơ, lý tưởng riêng để không ngừng phấn đấu trong học tập và cuộc sống…

Phần II. Làm văn

1. Yêu cầu về kĩ năng

- HS xác định đúng thể loại bài viết: Nghị luận về một phương diện trong một tác phẩm văn xuôi.

- Hành văn lưu loát, diễn đạt chặt chẽ, dẫn chứng chính xác, hào hùng.

- Khuyến khích những bài viết sáng tạo, sâu sắc.

2. Yêu cầu về kiến thức

HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ những ý cơ bản sau:

a. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về Nam Cao.

-  Hoàn cảnh, xuất xứ của "Chí Phèo".

- “Chí Phèo” trở thành một kiệt tác chính là nhờ ở giá trị nhân đạo vừa sâu sắc, vừa độc đáo, mới mẻ của tác phẩm.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.

Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.

Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.

Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.

Đứa con ngốc nghếch của mẹ, Nguyễn Trung Hiếu”.

(Theo Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với giáo viên trường Amstecđam, báo điện tử Dân trí, ngày 6-11-2011)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ, những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Câu 3: Theo anh/chị vì sao người con lại nói: Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền, mẹ ạ?

PHẦN II:  LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm): Từ tâm sự của người con trong đoạn văn trên anh/chị có suy nghĩ gì về câu nói: Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc ? (Trình bày trong 01 đoạn văn không quá 200 chữ).

Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận về hình ảnh bà Tú trong đoạn thơ sau:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông.

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”.

 (Trích “Thương vợ”- Trần Tế Xương- SGK Ngữ văn 11, tập 1)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần 1: Đọc hiểu

Câu 1:

- Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. (0,5 điểm)

- Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn: biểu cảm, tự sự, nghị luận. (0,5 điểm)

Câu 2: (1,0 điểm)

Nội dung chính của đoạn văn: thông qua hình thức viết thư gửi cho mẹ, người con đã nói lên suy nghĩ của mình về sự hiện diện của đồng tiền trong gia đình nghèo.

Câu 3: (1,0 điểm)

Người con nói: “con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền, mẹ ạ”

Vì:

- Cậu bé có gia cảnh nghèo khó. Việc kiếm tiền đã trở thành gánh nặng đối với bố mẹ cậu bé. Thương cha mẹ, tận mắt chứng kiến những vất vả của bố, những chắt chiu của mẹ trong hoàn cảnh bệnh tật vì không có tiền. Cậu không muốn đồng tiền đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc.

- Nhưng cậu lại muốn có tiền và quý tiền vì nếu như có tiền mọi khó khăn của gia đình cậu sẽ được giải quyết. Bố mẹ cậu sẽ đỡ vất vả hơn.

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

- Về hình thức: đoạn văn nghị luận không quá 200 chữ. Trong đó, có phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.(0.5)

- Về nội dung: (1.5)

+ Câu nói: “tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc ?” nhận định về vai trò, giá trị của đồng tiền.

+ Tiền là vật ngang giá để trao đổi, mua bán hàng hóa.

+ Hạnh phúc là trạng thái, cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một điều gì.

+ Tuy nhiên không thể phủ nhận giá trị của đồng tiền khiến chúng ta sống hạnh phúc hơn bởi chất lượng cuộc sống được nâng cao.

+ Vì thế ta không nên phủ nhận đồng tiền, cũng không vì tiền mà phủ nhận những giá trị tinh thần cao đẹp mang lại hạnh phúc cho ta.

+ Phê phán những người quá coi trọng đồng tiền, dùng tiền để mua chuộc tình cảm, công danh, làm ăn phi pháp...

+ Bài học cho bản thân: Học tập tốt, lao động chân chính để kiếm tiền, để tiền phục vụ cuộc sống...

(Thí sinh có thể có kiến giải riêng nhưng cần đảm bảo đúng về nội dung, tư tưởng).

* Học sinh có thể làm theo nhiều cách song cần đạt được những ý cơ bản sau:

a. Mở bài : Nêu đúng vấn đề nghị luận: 0.5 điểm

b. Thân bài: Triển khai 1 số vấn đề cơ bản:

- Giới thiệu chung: Vị trí, vai trò của  người phụ nữ, người vợ trong xã hội xưa, trong thơ văn và trong thơ Tú Xương 1 điểm

-  Cảm nhận:

+ Hai câu đề 

  • Câu thơ mở đầu cất lên thật tự nhiên , dường như không chút gọt giũa mà nói được bao điều về hình ảnh và công việc làm ăn của bà Tú
  • Từ “quanh năm” diễn tả sự triền miên về thời gian, từ ngày này sang ngày khác, tháng này qua tháng khác và năm nào cũng vậy, bất kể mưa nắng, sớm trưa . Trong khoảng thời gian không ngơi nghỉ đó, bà Tú phải miệt mài với công việc “buôn bán”. Đó chỉ là kiểu buôn thúng bán mẹt, lời lãi chẳng được bao nhiêu ở chốn đầu sông cuối bãi
  • Hai từ “mom sông” cụ thể hóa không gian làm việc của vợ ông Tú, đó là nơi có thế đất hiểm trở, là doi đất nhô ra, ba bề là nước, khá chênh vênh nguy hiểm
  • Tú Xương đã quan sát, thấu hiểu cho nỗi vất vả của người vợ. Bởi vậy, ẩn sau mỗi lời thơ nôm na bình dị là một niềm cảm thông, thương mến sâu lắng. Với người vợ, một lời cảm thông như vậy của chồng cũng đủ để bù đắp cho bao nỗi đắng cay 
  • Câu thơ thứ hai nêu lên căn nguyên sự vất vả của bà Tú. Bà phải gánh trên vai một trách nhiệm nặng nề “nuôi đủ năm con với một chồng” . Phải chăm sóc, nuôi nấng một đàn con đông đảo năm đứa đã đủ cực nhọc lắm rồi. Vậy mà bà còn phải nuôi thêm cả đức ông chồng. Ai cũng biết ông Tú tài cao nhưng phận thấp, thành ra ông chí khí uất.
  • Hai câu thơ đầu đã đặc tả sự nhẫn nại, đảm đang của bà Tú trước gánh nặng gia đình. Qua đó nhà thơ gián tiếp bày tỏ sự biết ơn đối với người vợ tần tảo của mình

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ đàn chim dáo dát bay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?

(Nguyễn Đình Chiểu, SGK Ngữ Văn, Tập 1)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là gì? (1,0 điểm)

Câu 2. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (1.0 điểm)

Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên và tác dụng của biện pháp tu từ đó. (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Từ việc cảm nhận ở phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những mất mát trong chiến tranh.

Câu 2 (5 điểm)

Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương để thấy được tấm lòng yêu thương, quý trọng vợ và nhân cách cao đẹp của nhà thơ.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Đọc hiểu

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên: biểu cảm

Câu 2

Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 3

Biện pháp tu từ đảo ngữ

Câu 4

Tác dụng: Nhấn mạnh sự hoảng loạn của đất nước trong buổi đầu thực dân Pháp xâm lược.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu :

Sự lười biếng là thứ dễ nhận ra nhất. Bởi vì nó dị ứng kịch liệt với tất cả. Một công trình kiến trúc xấu xí, bắt chước một cách kệch cỡm, một bức tranh cổ động nhợt nhạt, một tác phẩm văn học dễ dãi, một chương trình truyền hình dung tục, một bài diễn văn sáo mòn, một bản báo cáo nhặt từ những khẩu hiệu có sẵn, những bài phát biểu giống nhau, nghĩa là người nói chỉ cần nhắc lại mà không cần phải động não suy nghĩ… Lười biếng thuộc loại gây nhiều hậu quả nhất. Nó triệt tiêu sáng tạo, không chấp nhận sáng tạo (bởi vì đặt cạnh sự sáng tạo thì lười biếng bị lật tẩy), nó dung túng tội ác, gây lãng phí không sao tính đếm được, nó luôn muốn kéo cuộc sống xuống ngang bằng với những chuẩn mực vừa cỡ với nó, nó gieo rắc lòng nghi kị, đố kị giữa con người với nhau. Nhưng tồi tệ hơn tất cả những thứ tồi tệ đó cộng lại là nó, sự lười biếng mà Ph. Ăng-ghen từng mỉa mai gọi là “bệnh lười chảy thây” cứ từ từ hạ nhân cách con người, nhân cách xã hội xuống cấp bầy đàn. Không chỉ cái đẹp mất chỗ đứng tại đó (thật kinh khủng nếu điều này xảy ra) mà ngay cả thứ dễ kiếm nhất là tình yêu đồng loại cũng biến mất.

(Theo Tạ Duy Anh, In trong Nâng cao và phát triển Ngữ văn 11,    NXB Giáo dục, năm 2011, trang 225)

Câu 1. Xác định thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích. (0.5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, lười biếng gây ra những hậu quả nào? (0.5 điểm)

Câu 3. Nêu nội dung của đoạn trích. (1.0 điểm)

Câu 4. Anh/Chị rút ra bài học gì từ nội dung đoạn trích trên? (Trình bày khoảng 5-7 dòng). (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1

Xác định thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích: lười chảy thây.

Câu 2

Theo tác giả, lười biếng gây ra những hậu quả:

- Triệt tiêu sáng tạo, không chấp nhận sáng tạo.

- Dung túng tội ác, gây lãng phí không sao tính đếm được.

- Luôn muốn kéo cuộc sống xuống ngang bằng với những chuẩn mực vừa cỡ với nó.

- Gieo rắc lòng nghi kị, đố kị giữa con người với nhau.

- Hạ nhân cách con người, nhân cách xã hội xuống cấp bầy đàn.

- Tình yêu đồng loại cũng biến mất.

* Lưu ý: Học sinh trình bày đúng 2 ý cho điểm tối đa.

Câu 3

Nội dung của đoạn trích: Những biểu hiện và hậu quả của sự lười biếng. (Hoặc: Bàn về sự lười biếng)

Câu 4:

Rút ra bài học từ đoạn trích. Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, dưới đây là một số gợi ý:

- Lười biếng là một thói quen xấu, gây nhiều tác hại cho con người.

- Mỗi người cần sống tích cực, luôn đấu tranh loại bỏ sự lười biếng.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (3, 0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái”.

(Trích Viết bên bờ Loiret- Trịnh Công Sơn)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: “Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận”?

Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: “Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái” Vì sao?

 

Phần II: Làm văn (7 điểm)

Cảm nhận về hình ảnh bà Tú trong  bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Phần I. Đọc hiểu

Câu 1

 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận     

Câu 2

 Nội dung chính đoạn trích: Đoạn trích là lời cầu khẩn tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái giữa con người với con người.

Câu 3

 - Biện pháp so sánh: Những nụ cười với đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận

- Hiệu quả nghệ thuật:

+ Tạo cách nói sinh động, giàu hình ảnh gợi cảm

+ Khẳng định ý nghĩa của những nụ cười yêu thương mà con người trao tặng cho nhau

Câu 4

Nêu rõ quan điểm đồng tình hay không đồng tình, lý giải hợp lí, thuyết phục.

Phần II: Làm văn (7 điểm)

* Giới thiệu chung:

- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.

* Phân tích một vẻ đẹp của hình tượng bà Tú trong bài thơ qua 4 câu thơ đầu

- Hai từ "quanh năm" và "mom sông", một từ chỉ thời gian, một từ chỉ không gian hoạt động của nhân vật, thế mà cũng đủ để nêu bật toàn bộ cái công việc lam lũ của người vợ thảo hiền.

-  Hai câu thực gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tảo tần gắn với việc buôn bán ngược xuôi của bà Tú. Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, nhà thơ đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

- Ba từ "khi quãng vắng" đã nói lên không gian heo hút, vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy hiểm.

- Câu thơ dùng phép đảo ngữ (đưa từ "lặn lội" lên đầu câu) và dùng từ "thân cò" thay cho từ "con cò" càng làm tăng thêm nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Không những thế, từ "thân cò" còn gợi nỗi ngậm ngùi về thân phận nữa. Lời thơ, vì thế, mà cũng sâu sắc hơn, thấm thìa hơn.

- Câu thứ tư  làm rõ sự vật lộn với cuộc sống đầy gian nan của bà Tú: Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

+ Câu thơ gợi tả cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người làm nghề buôn bán nhỏ. Hơn thế nữa "buổi đò đông" còn hàm chứa không phải ít những lo âu, nguy hiểm "khi quãng vắng".  

=> Bốn câu thơ đầu thực tả cảnh công việc và thân phận của bà Tú, cũng đồng thời cho ta thấy tấm lòng xót thương da diết của Tú Xương.

* Đức tính cao đẹp của bà Tú.

- Vẻ đẹp của bà Tú trước hết được cảm nhận ở sự đảm đang, tháo vát, chu toàn với chồng con. Từ "đủ" trong "nuôi đủ" vừa nói số lượng, vừa nói chất lượng. Oái oăm hơn, câu thơ chia làm hai vế thì vế bên này (một chồng) lại cân xứng với tất cả gánh nặng ớ vế bên kia (năm con). Câu thơ là một sự thật, bởi nuôi ông Tú đâu chỉ cơm hai bữa mà còn tiền chè, tiền rượu,.. Tú Xương ý thức rõ nỗi lo của vợ và cả sự khiếm khuyết của mình. Câu thơ nén một nỗi xót xa, cay đắng.

 - Ở bà Tú, sự đảm đang tháo vát đi liền với đức hi sinh. Đức hi sinh vì chồng vì con của bà Tú trước hết thể hiện ở việc bất chấp gian khó, chạy vạy bán buôn để nuôi gia đình. Nếu chỉ có thế thôi thì cũng đủ để nhà thơ cảm thương và trân trọng lắm rồi. Song dường như những lời thơ miêu tả còn chưa đủ, Tú Xương còn bình luận tiếp: Năm nắng mười mưa dám quản công.

- Thành ngữ "năm nắng mười mưa" vốn đã hàm nghĩa chỉ sự gian lao, vất vả nay được dùng trong trường hợp của bà Tú nó còn thể hiện được nổi bật đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú nữa.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2021-2022 Trường THPT Lê Duẩn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON