YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Trung An có đáp án

Tải về
 
NONE

Với nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Trung An có đáp án do HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức Sinh học 11 đã học để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP CẦN THƠ

TRƯỜNG THPT TRUNG AN

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC: 2020 - 2021

MÔN: SINH HỌC – LỚP 11 THPT

Thời gian làm bài: 45 phút, không kể phát đề

1. ĐỀ 1:

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1. Khi tế bào thần kinh ở trạng thái nghỉ ngơi, phía trong màng mang điện tích:

A. dương                                                              B. trung tính

C. âm                                                                    D. lúc âm, lúc dương tùy nồng độ ion

Câu 2. Trình tự các giai đoạn của điện thế hoạt động là:

A. mất phân cực → đảo cực → tái phân cực        B. tái phân cực → mất phân cực → đảo cực

C. mất phân cực → tái phân cực → đảo cực        D. đảo cực → mất phân cực → tái phân cực

Câu 3. Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là:

A. chậm và tiêu tốn nhiều năng lượng                  B. nhanh và ít tiêu tốn năng lượng

C. chậm và ít tiêu tốn năng lượng                         D. nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng

Câu 4. Điều kiện hóa đáp ứng là:

A. hiện tượng động vật phớt lờ khi kích thích lặp lại nhiều lần mà không kèm theo sự nguy hiểm

B. sự hình thành mối liên kết giữa một hành vi và một phần thưởng

C. hiện tượng con non di chuyển theo vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên

D. sự hình thành mối liên kết thần kinh mới dưới tác động của các kích thích đồng thời

Câu 5. Quá trình sinh trưởng thứ cấp là do hoạt động của mô phân sinh:

A. đỉnh thân                       B. đỉnh rễ                    C. bên                            D. lóng

Câu 6. Đặc điểm đúng với sinh trưởng sơ cấp là:

A. làm gia tăng chiều cao của cây, có ở cả cây một lá mầm và hai lá mầm

B. làm gia tăng chiều cao của cây, chỉ có ở cây hai lá mầm

C. làm gia tăng chiều ngang của cây, có ở cả cây một lá mầm và hai lá mầm

D. làm gia tăng chiều ngang của cây, chỉ có ở cây hai lá mầm

Câu 7. Khi trời nắng nóng, các khí khổng của lá đóng lại dưới tác động của hoocmôn:

A. auxin                              B. xitôkinin                  C. êtilen                        D. axit abxixic

Câu 8. Hoocmôn nào sau đây có tác dụng làm cho quả chín nhanh?

A. gibêrelin                         B. êtilen                      C. xitôkinin                    D. auxin

Câu 9. Hoocmôn ra hoa florigen được sinh ra ở:

A. lá                                    B. hoa                        C. quả                           D. rễ

Câu 10. Phitôcrôm Pđx có tác dụng:

A. Làm cho hạt nảy mầm, khí khổng mở, ức chế hoa nở.

B. Làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng mở.

C. Làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng đóng.

D. Làm cho hạt nảy mầm, kìm hãm hoa nở và khí khổng mở.

Câu 11. Ecđixơn có tác dụng:

A. Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

B. Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.

C. Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

D. Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.

Câu 12. Nhận xét nào sau đây là đúng:

A. Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật bậc thấp.            B. Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt trần.

C. Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín.               D. Thụ tinh kép xảy ra ở tất cả thực vật.

Câu 13. Hoocmôn sinh trưởng GH được sinh ra ở:

A. buồng trứng                     B. tinh hoàn                C. tuyến giáp              D. tuyến yên

Câu 14. Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là:

A. tiết kiệm vật liệu di truyền (sử dụng cả 2 tinh tử)

B. hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển

C. hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội

D. hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cây con

Câu 15. Khoai tây sinh sản sinh dưỡng bằng:

A. thân rễ                             B. thân củ                    C. lá                           D. cành

Câu 16. Tại sao khi tiến hành ghép cành thì nên cắt bỏ hết lá trên cành ghép?

A. Để cành ghép không bị mất sức

B. Giúp cành ghép không bị mất nước

C. Để dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép

D. Để cành ghép mọc lại lá mới tốt hơn

ĐÁP ÁN

PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN SINH HỌC 11

1. C              2. A                3. B                4. D               5. C               6. A              7. D              8. B

9. A             10. B               11. C             12. C             13. D             14. D             15. B            16. B

{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

2. ĐỀ 2

Câu 1: Sinh trưởng của cơ thể thực vật là gì? Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp?

Câu 2: Hooc môn thực vật là gì? Trình bày nơi tổng hợp, tác dụng sinh lý của Auxin.

Câu 3: Phát triển của cơ thể động vật là gì? Trình bày sự phát triển qua biến thái không hoàn toàn, lấy ví dụ.

Câu 4: Vào thời kỳ dậy thì của nam và nữ, hooc môn nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lý? 

{-- Nội dung đáp án của đề thi các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

3. ĐỀ 3

Câu 1: Động vật có máu đi nuôi cơ thể là máu pha nhiều nhất:

A. Cá cóc Tam Đảo       B. Cá                              C. Rùa                            D.

Câu 2: Trường hợp nào dưới đây làm tăng huyết áp và vận tốc máu?

A. Đang hoạt động cơ bắp một cách tích cực

B. Đang nghỉ ngơi thư dãn

C. Sống ở nơi có không khí trong lành, nhiều cây xanh

D. Nồng độ NaCl trong máu thấp.

Câu 3: Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ ở thú:

1. Tâm thất trái                               5. Động mạch phổi

2. Tâm thất phải                             6. Động mạch chủ

3. Tâm nhĩ trái                                7. Tĩnh mạch phổi

4. Tâm nhĩ phải                              8. Mao mạch phổi

Đáp án đúng là:

A. 1,5,8,7,4                    B. 2,5,8,7,3                    C. 4,6,8,7,3                    D. 3,5,8,7,1

Câu 4: Cơ chế điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu tăng diễn ra theo trật tự nào?

A. Tuyến tuỵ à Insulin à Gan à tế bào cơ thể à Glucôzơ trong máu giảm.

B. Gan à Insulin à Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể à Glucôzơ trong máu giảm.

C. Gan à Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể à Insulin à Glucôzơ trong máu giảm.

D. Tuyến tuỵ à Insulin à Gan và tế bào cơ thể à Glucôzơ trong máu giảm.

Câu 5: Xếp các câu trả lời theo trật tự giảm dần nồng độ ôxi (từ cao nhất tới thấp nhất)

A. Máu rời phổi đi, không khí thở vào, các mô tế bào

B. Không khí thở vào, các mô tế bào, máu rời phổi đi

C. Không khí thở vào, máu rời phổi đi, các mô tế bào

D. Các mô tế bào, không khí thở vào, máu rời phổi đi

Câu 6: Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của:

A. hướng sáng.             

B. hướng tiếp xúc.        

C. hướng trọng lực âm 

D. hướng hóa.

Câu 7: Rễ cây thường mọc hướng về phía có nhiều chất dinh dưỡng, điều này thể hiện?

A. Tính hướng hóa dương.                                 

B. Tính hướng hóa âm.

C. Tính hướng đất.                                              

D. Tính hướng nước.

Câu 8: Vai trò của vi sinh vật cộng sinh đối với động vật nhai lại?

1.Vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng tiết enzim xenlulaza tiêu hóa xenlulozơ, tiêu hóa các chất hữu cơ khác trong tế bào thực vật thành chất đơn giản.

2.Vi sinh vật cộng sinh giúp động vật nhai lại tiêu hóa prôtêin và lipit trong dạ múi khế

3. Vi sinh vật cộng sinh bị tiêu hóa trong dạ múi khế và ruột non, trở thành nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật nhai lại.

Đáp án đúng là:

A. 1,3                             B. 1                                C. 3                                D. 1,2

Câu 9: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

A. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.

B. Cơ quan sinh sản

C. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…

D. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.

Câu 10: Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được nhờ:

A. Sự co dãn của phần bụng.                              

B. Sự di chuyển của chân.

C. Sự nhu động của hệ tiêu hoá.                         

D. Vận động của cánh.

Câu 11: Hoa nghệ tây, hoa tulíp nở và cụp lại do sự biến đổi của nhiệt độ là kiểu ứng động:

A. quang ứng động       

B. thủy ứng động          

C. nhiệt ứng động         

D. hóa ứng động

Câu 12: Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?

A. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

B. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

C. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

D. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

Câu 13: Khi cá thở ra, diễn biến nào sau đây đúng?

A. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở.

B. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng.

C. Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang mở.

D. Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang đóng.

Câu 14: Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu?

A. Qua thành mao mạch.                                     

B. Qua thành động mạch và tĩnh mạch.

C. Qua thành tĩnh mạch và mao mạch.               

D. Qua thành động mạch và mao mạch.

Câu 15: Ở người, bộ phận có vai trò quan trọng nhất trong trao đổi khí là:

A. Khoang mũi              B. Phế quản                   C. Thanh quản               D. Phế nang

{-- Còn tiếp --}

4. ĐỀ 4

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Vì sao ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều?

A. Vì quá trình thở ra và vào diễn ra đều đặn.

B. Vì nắp mang chỉ mở một chiều.

C. Vì cửa miệng, thềm miệng và nắp mang hoạt động nhịp nhàng

D. Vì cá bơi ngược dòng nước.

Câu 2: Diễn biến của hệ tuần hoàn đơn ở cá diễn ra theo trật tự nào?

A. Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch Tâm nhĩ.

B. Tâm nhĩ → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch Tâm thất.

C. Tâm thất → Động mạch lưng → Động mạch mang → Mao mạch mang → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch Tâm nhĩ.

D. Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch các cơ quan → Động mạch lưng → Mao mạch mang → Tĩnh mạch Tâm nhĩ.

Câu 3: Ý nào không có trong quá trình truyền tin qua xináp?

A. Các chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp.

B. Các chất trung gian hoá học trong các bóng Ca+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xinap đến màng sau.

C. Xung thần kinh lan truyền đến làm Ca+ đi vào trong chuỳ xinap.

D. Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước.

Câu 4: Nồng độ O2 và CO2 trong tế bào so với ở ngoài cơ thể như thế nào?

A. Nồng độ O2 và CO2 trong tế bào thấp hơn ở ngoài cơ thể.

B. Trong tế bào, nồng độ O2 cao còn CO2 thấp so với ở ngoài cơ thể.

C. Nồng độ O2 và CO2 trong tế bào cao hơn ở ngoài cơ thể.

D. Trong tế bào, nồng độ O2 thấp còn CO2 cao so với ở ngoài cơ thể

Câu 5: Phần lớn quá trình trao đổi khí ở lưỡng cư được thực hiện qua

A. Da.                           B. Phổi.                         C. Ống khí.                           D. Mang.

Câu 6: Ý nào không đúng với đặc điểm phản xạ có điều kiện?

A. Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững.

B. Không di truyền được, mang tính cá thể.

C. Có số lượng hạn chế.

D. Thường do vỏ não điều khiển.

Câu 7: Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?

A. Tác nhân kích thích không định hướng.                B. Có sự vận động vô hướng

C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào.             D. Có nhiều tác nhân kích thích.

Câu 8: Phương án nào không phải là đặc điểm của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao miêlin?

A. Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác.

B. Xung thần kinh lan truyền từ nơi có điện tích dương đến nơi có điện tích âm

C. Xung thần kinh lan truyền ngược lại từ phía ngoài màng.

D. Xung thần kinh không chạy trên sợi trục mà chỉ kích thích vùng màng làm thay đổi tính thấm.

Câu 9: Ý nào không đúng đối với sự tiến hoá của hệ thần kinh?

A. Tiến hoá theo hướng dạng lưới Chuổi hạch Dạng ống.

B. Tiến hoá theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ.

C. Tiến hoá theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường.

D. Tiến hoá theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng.

Câu 10: Phản xạ đơn giản thường là:

A. Phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số lượng lớn tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển.

B. Phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số ít tế bào thần kinh và thường do não bộ điều khiển.

C. Phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số ít tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển.

D. Phản xạ có điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số lượng lớn tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển.

Câu 11: Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ:

A. Dòng máu chảy liên tục.                      B. Sự va đẩy của các tế bào máu.

C. Co bóp của mạch.                               D. Năng lượng co tim.

Câu 12: Các kiểu hướng động âm của rễ là:

A. Hướng đất, hướng sáng.                          B. Hướng nước, hướng hoá.

C. Hướng sáng, hướng hoá.                         D. Hướng sáng, hướng nước.

Câu 13: Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào?

A. Điều hoá huyết áp.                                        B. Điều hoà áp suất thẩm thấu.

C. Cơ chế duy trì nồng độ glucôzơ trong máu.    D. Điều hoá huyết áp và áp suất thẩm thấu.

Câu 14: Bộ phận của não phát triển nhất là:

A. Não trung gian.                                B. Bán cầu đại não.

C. Tiểu não và hành não.                      D. Não giữa.

Câu 15: Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay?

A. Là phản xạ có tính di truyền.                       B. Là phản xạ bẩm sinh.

C. Là phản xạ không điều kiện.                        D. Là phản xạ có điều kiện.

Câu 16: Côn trùng có hệ thần kinh nào tiếp nhận kích thích từ các giác quan và điều khiển các hoạt động phức tạp của cơ thể?

A. Hạch não.                 B. Hạch lưng.                   C. Hạch bụng.                  D. Hạch ngực.

Câu 16: Côn trùng có hệ thần kinh nào tiếp nhận kích thích từ các giác quan và điều khiển các hoạt động phức tạp của cơ thể?

A. Hạch não.                 B. Hạch lưng.                   C. Hạch bụng.                  D. Hạch ngực.

Câu 17: Bộ phận nào trong cây có nhiều kiểu hướng động?

A. Hoa.                         B. Thân.                          C. Rễ.                              D. Lá.

Câu 18: Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành do:

A. Các tế bào thần kinh rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

B. Các tế bào thần kinh phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

C. Các tế bào thần kinh rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

D. Các tế bào thần kinh phân bố tập trung ở một số vùng trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

Câu 19: Vì sao ta có cảm giác khát nước?

A. Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.              B. Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.

C. Vì nồng độ glucôzơ trong máu tăng.                 D. Vì nồng độ glucôzơ trong máu giảm.

Câu 20: Thân và rễ của cây có kiểu hướng động như thế nào?

A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương.

B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.

C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.

D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.

Câu 21: Khi không có ánh sáng, cây non mọc như thế nào?

A. Mọc vống lên và có màu vàng úa.              B. Mọc bình thường và có màu xanh.

C. Mọc vống lên và có màu xanh.                  D. Mọc bình thường và có màu vàng úa.

Câu 22: Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?

A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.

B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.

C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.

D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.

Câu 23: Chứng huyết áp cao biểu hiện khi:

A. Huyết áp cực đại lớn quá 150mmHg và kéo dài.

B. Huyết áp cực đại lớn quá 160mmHg và kéo dài.

C. Huyết áp cực đại lớn quá 140mmHg và kéo dài.

D. Huyết áp cực đại lớn quá 130mmHg và kéo dài.

Câu 24: Hướng động là:

A. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng.

B. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.

C. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây truớc tác nhân kích thích theo một hướng xác định.

D. Hình thức phản ứng của cây truớc tác nhân kích thích theo nhiều hướng.

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

Đ/A

01

C

02

A

03

D

04

D

05

D

06

C

07

A

08

C

09

D

10

C

11

D

12

C

13

B

14

B

15

D

16

A

17

B

18

A

19

B

20

B

21

A

22

C

23

A

24

B

{-- Còn tiếp --}

5. ĐỀ 5

Câu 1: Điện thế nghỉ là:

A. Sự không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.

B. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.

C. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện dương và ngoài màng mang điện âm.

D. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.

Câu 2: Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin lại “nhảy cóc”?

A. Vì bao miêlin dẫn điện yếu.

B. Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng.

C. Vì bao miêlin cách điện.

D. Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh.

Câu 3: Cho các nhận định sau:

I. Phần thần kinh trung ương của hệ thần kinh dạng ống gồm: não, tủy sống và hạch thần kinh.

II. Hệ thần kinh dạng ống ở giun đất có số lượng tế bào thần kinh ít hơn so với hệ thần kinh dạng ống ở châu chấu.

III. Ở động vật có hệ thần kinh dạng ống số lượng tế bào thần kinh ở tủy sống nhiều hơn ở não bộ.

IV. Các phản xạ có điều kiện do số lượng lớn các tế bào thần kinh tham gia và có sự tham gia của tế bào thần kinh vỏ não.

Số nhận định đúng là:

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Câu 4: Câu nào sau đây là đúng:

A. Tất cả đều sai

B. Trên sợi thần kinh có bao miêlin xung thần kinh chỉ truyền qua các eo Ranvie, không truyền qua các bao miêlin.

C. Trên sợi thần kinh không có bao miêlin cho xung thần kinh lan truyền qua nhưng không cho điện thế hoạt động lan truyền qua còn trên sợi thần kinh có bao miêlin thì ngược lại.

D. Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và ít tiêu tốn năng lượng.

Câu 5: Ý nào không đúng đối với phản xạ?

A. Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng.

B. Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng.

C. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ.

D. Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh.

Câu 6: Ý nào không đúng với Axêtincôlin sau khi xuất hiện xung thần kinh ở màng sau và lan truyền đi tiếp?

A. Axêtincôlin được tái chế phân bố tự do trong chuỳ xinap.

B. Axêtincôlin bị Axêtincôlinesteraza phân giải thành axêtat và côlin.

C. Axêtat và côlin trở lại màng trước và vào chuỳ xinap để tái tổng hợp thành Axêtincôlin.

D. Axêtincôlin tái chế được chứa trong các bóng xinap.

Câu 7: Cho các nhận định sau:

I. Quá trình truyền tin qua xinap chính là quá trình truyền điện thế hoạt động từ tế bào thần kinh này sang tế bào khác.

II. Chất trung gian hoá học phổ biến nhất ở động vật có vú là Axêtincôlin và Sêrôtônin.

III. Quá trình truyền tin qua xinap hóa học chỉ diễn ra theo một chiều từ màng sau tới màng trước xinap.

IV. Sự dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ chỉ theo một chiều là vì sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh chỉ theo 1 chiều.

Số nhận định đúng là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 8: Bộ phận nào trong cây thường có nhiều kiểu hướng động?

A. Hoa, lá

B. Tất cả đều đúng

C. Rễ, cánh hoa

D. Thân, rễ

Câu 9: Điện thế hoạt động là:

A. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực, mất phân cực và tái phân cực.

B. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực và tái phân cực.

C. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực.

D. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.

Câu 10: Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào?

A. Cá, ếch, tôm.

B. Chó, gà, cua.

C. Chó, mèo, ếch.

D. Cá, chó, tôm

Câu 11: Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào?

A. Màng trước xinap → Chuỳ xinap → Khe xinap → Màng sau xinap.

B. Khe xinap → Màng trước xinap → Chuỳ xinap → Màng sau xinap.

C. Màng sau xinap → Khe xinap → Chuỳ xinap → Màng trước xinap.

D. Chuỳ xinap → Màng trước xinap → Khe xinap → Màng sau xinap.

Câu 12: Các phản xạ sau đâu là phản xạ có điều kiện:

A. Nghe nói đến quả mơ tiết nước bọt.

B. Ăn cơm tiết nước bọt.

C. Em bé co ngón tay lại khi bị kim châm.

D. Tất cả đều đúng

Câu 13: Ý nào không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh chuỗi hạch?

A. Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới.

B. Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên so với thần kinh dạng lưới

C. Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới.

D. Kích thích tại một điểm thì toàn thân phản ứng trả lời lại kích thích.

Câu 14: Hệ thần kinh của giun dẹp có:

A. Hạch đầu, hạch bụng.

B. Hạch ngực, hạch bụng.

C. Hạch đầu, hạch thân.

D. Hạch đầu, hạch ngực, hạch bụng.

Câu 15: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?

A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → Bộ phận phản hồi thông tin.

B. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận thực hiện phản ứng → Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin à Bộ phận phản hồi thông tin.

C. Bộ phận trả lời kích thích → Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận thực hiện phản ứng.

D. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → Bộ phận thực hiện phản ứng.

ĐÁP ÁN

Câu 

Đáp án

1

 B

2

 C

3

 B

4

 B

5

 B

6

 A

7

 A

8

 D

9

 D

10

 C

11

 D

12

 A

13

 D

14

 C

15

 D

{-- Còn tiếp --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Trung An có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Ngoài ra, các em có thể thử sức với các đề online tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF