YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Xuân Đỉnh

Tải về
 
NONE

Dưới đây là nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 Trường THPT Xuân Đỉnh được hoc247 biên soạn và tổng hợp, với nội dung đầy đủ, chi tiết có đáp án đi kèm sẽ giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN LỊCH SỬ 11

THỜI GIAN 45 PHÚT

ĐỀ SỐ 1

Phần I. Trắc nghiệm 

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 - 1922), chủ trương và phương pháp đấu tranh của M.Gan-đi là

A. vận động quần chúng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

B. bất bạo động và bất hợp tác với chính quyền thực dân Anh.

C. tiến hành cuộc vận động cải cách duy tân.

D. kết hợp giữa bạo động và cải cách.

Câu 2. Xu hướng cách mạng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ những năm 20 của thế kỉ XX?

A. Xu hướng tư sản.

B. Xu hướng vô sản.

C. Xu hướng cải cách.

D. Xu hướng bạo động.

Câu 3. Nhân tố khách quan nào tác động đến sự bùng nổ của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919)?

A. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (1919).

B. Thắng lợi của cách mạng tháng Hai ở Nga (1917).

C. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười ở Nga (1917).

D. Sự bùng nổ của cao trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu (1918).

Câu 4. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là gì?

A. Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ chủ nghĩa phát xít của các nước Anh, Pháp, Mĩ.

B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.

C. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).

D. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của các nước đế quốc.

Câu 5. Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (tháng 9/1939), các nước đế quốc Anh, Pháp, thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm

A. đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.

B. chuẩn bị cho việc thành lập phe Đồng minh.

C. khuyến khích Nhật gây chiến tranh ở châu Á.

D. ngăn chặn Đức tấn công Ba Lan.

Câu 6. Cho các nhận định sau:

1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.

2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grat đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.

3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

4. Giai đoạn đầu, Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, từ khi Liên Xô tham chiến, tính chất của cuộc chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về phe phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các dân tộc đã kiên cường chống chủ nghĩa phát xít, bảo về hòa bình thế giới.

Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?

A. 1 nhận định.

B. 2 nhận định.

C. 3 nhận định.

D. 4 nhận định.

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Phân tích các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 2 (4 điểm). Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1-B

2-B

3-C

4-B

5-A

6-D

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án tự luận của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Trong Chính sách kinh tế mới, để nâng cao năng suất lao động đã có nhiều chủ trương quan trọng, ngoại trừ:

A. Nhà nước chuyển các xí nghiệp nhỏ sang hạch oán kinh doanh, cải thiện chế độ tiền lương.

B. Nhà nước chấn chỉnh lại việc tổ chức, sản xuất các ngành kinh tế công nghiệp.

C. Nhà nước tổ chức lại các xí nghiệp, nhà máy, thành lập các tổ chức nghiệp đoàn.

D. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt: công nghiệp, giao hông vận tải, ngân hàng, ngoại thương.

Câu 2: Bản báo cáo quan trọng của Lênin trước Trung ương Đảng Bônsêvích (4-1917) là:

A. Luận cương tháng tư.                                   B. Chính cương tháng tư.

C. Báo cáo chính trị tháng tư.                             D. Cương lĩnh tháng tư.

Câu 3: “Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mỏng manh” vì:

A. Làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về việc phân chia quyền lợi.

B. Các nước đều cho rằng mình có sức mạnh cạnh tranh riêng.

C. Hệ thống thuộc địa của các nước nhiều, ít khác nhau.

D. Có sự phát triển không đồng đều về kinh tế,tiềm lực quân sự.

Câu 4: Trong hai năm đầu tiên (1926-1927), công cuộc công nghiệp hóa ở Liên Xô đã giải quyết được các vấn đề cơ bản là:

A. vốn đầu tư, đào tạo cán bộ kĩ thuật, công nhân lành nghề.

B. nạn thất nghiệp, công nhân lành nghề, cải thiện đời sống.

C. vốn đầu tư và cải thiện đời sống nhân dân.

D. đào tạo cán bộ kĩ thuật, lương thực thực phẩm, cải thiện đời sống.

Câu 5: Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) ?

A. Khủng hoảng thừa kéo dài nhất.                

B. Khủng hoảng thừa, có quy mô lớn.

C. Khủng hoảng có quy mô trên thế giới.        

D. Khủng hoảng thiếu.

Câu 6: Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?

A. Gây hậy quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.

B. Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, đời sống khó khăn.

C. Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản.

D. Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản.

Câu 7: Tại sao Đức lại dễ dàng rút ra khỏi Hội Quốc liên và tự do hành động?

A. Vì Đức được các nước khác tạo điều kiện.

B. Vì Đức có lực lượng quân sự hùng mạnh nhất châu Âu.

C. Vì Hội Quốc liên là một tổ chức quốc tế còn lỏng lẻo, vai trò chưa cao.

D. Vì Đức có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.

Câu 8: Mục đích chủ yếu của các hội nghị hòa bình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa

B. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước tư bản

C. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước chịu ảnh hưởng của chiến tranh.

D. Để kí hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi cho các nước thắng trận

Câu 9: Đâu là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết sau cách mạng?

A. Xây dựng quân đội Xô viết hùng mạnh.

B. Đàm phán để xây dựng bộ máy chính quyền cũ.

C. Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ.

D. Duy trì bộ máy chính quyền cũ.

Câu 10: Ý nào không phản ánh đúng đường lối đối ngoại của Liên Xô rong những năm 1921- 1941.

A. Từng bước phá vỡ chính sách bao vây về kinh tế của các nước đế quốc.

B. Từng bước phá vỡ chính sách cô lập về ngoại giao của các nước đế quốc

C. Kiên trì, bền bỉ đấu tranh trong quan hệ quốc tế.

D. Thực hiện chính sách ngoại giao nước lớn.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 26 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần đáp án câu trắc nghiệm:

1

C

7

C

13

C

19

C

2

A

8

D

14

B

20

D

3

A

9

C

15

A

21

D

4

A

10

D

16

B

22

B

5

B

11

D

17

B

23

A

6

C

12

B

18

C

24

B

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá sâu rộng vào Trung Quốc kể từ sau

A. phong trào Ngũ tứ.

B. phong trào Nghĩa hòa đoàn.

C. phong trào Duy tân Mậu tuất.

D. cách mạng Tân Hợi.

Câu 2. Sự phát triển của phong trào công nhân ở Ấn Độ trong những năm 1918 - 1925 đã dẫn tới sự ra đời của

A. Đảng Quốc đại.

B. Đảng Cộng sản Ấn Độ.

C. Đảng Đại hội dân tộc.

D. Đảng Đoàn kết dân tộc.

Câu 3. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất và kéo dài nhất của nhân dân Lào chống lại ách cai trị của thực dân Pháp ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. khởi nghĩa của Chậu-pa-chay.

B. khởi nghĩa của nông dân huyện Rô-lê-phan ở Công-pông Chơ-năng.

C. khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha.

D. khởi nghĩa của Ong kẹo và Com-ma-đam.

Câu 4. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), những quốc gia đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là

A. Anh, Pháp, Mĩ.

B. Anh, Trung Quốc, Liên Xô.

C. Anh, Pháp, Trung Quốc.

D. Liên Xô, Mĩ, Anh.

Câu 5. Lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1918 - 1929 là

A. Đảng Quốc Đại.

B. Đảng Cộng sản Ấn Độ.

C. Đảng Đại hội dân tộc.

D. Đảng dân chủ.

Câu 6. Thuộc địa được coi là quan trọng và giàu có nhất trong hệ thống thuộc địa của Pháp là

A. ba nước Đông Dương.

B. miền Xích đạo châu Phi.

C. An-giê-ri.

D. Tuy-ni-di.

Câu 7. Phương pháp đấu tranh nào được Đảng Quốc đại, đứng đầu là M.Gan-đi áp dụng trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 – 1922)?

A. vận động quần chúng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

B. bất bạo động và bất hợp tác với chính quyền thực dân Anh.

C. tiến hành cuộc vận động cải cách duy tân.

D. kết hợp giữa bạo động và cải cách.

Câu 8. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), phong trào dân tộc tư sản ở các nước Đông Nam Á có những bước tiến bộ rõ rệt cùng với sự lớn mạnh của

A. giai cấp vô sản.

B. tầng lớp trí thức tiểu tư sản.

C. giai cấp nông dân.

D. giai cấp tư sản dân tộc.

Câu 9. Ngày 1/7/1921, ở Trung Quốc diễn ra sự kiện gì

A. Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập.

B. Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời.

C. Quốc Dân đảng được thành lập.

D. Đảng Nhân quyền Trung Hoa ra đời.

Câu 10. Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là

A. đòi thi hành những cải cách dân chủ.

B. đòi tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị.

C. đấu tranh đòi những quyền lợi kinh tế.

D. đòi được tham gia vào bộ máy nhà nước.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Chế độ phong kiến ở Việt Nam lâm vào khủng hoảng từ thời gian nào ?

A. Đầu thế kỉ XIX.      

B. Thế kỉ XVII.                 

C. Giữa thế kỉ XIX        

D. Thế kỉ XVIII.

Câu 2. Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX mang tính chất

A. Xã hội thuộc địa và phong kiến.                           B. Xã hội tư bản chủ nghĩa thuộc địa

C. Xã hội nửa thuộc địa phong kiến.                        D. Xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

Câu 3. Mâu thuẫn cơ bản nhất, toàn diện nhất của xã hội Việt Nam trong công cuộc khai thác lần thứ nhất (1897- 1914) của thực dân Pháp là

A. Mâu thuẫn giữa nông dân nước ta với thực dân Pháp và bọn tay sai

B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ thực dân Pháp.

C. Mâu thuẫn phương thức sản xuất phong kiến với tư bản chủ nghĩa

D. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với bọn tư bản Pháp

Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thất bại của phong trào Cần vương chống thực dân Pháp ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX là

A. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ và không đồng nhất về quan điểm.

B. Triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng và làm tay sai cho Pháp.

C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và thiếu sự chỉ huy thống nhất. 

D. Pháp đã củng cố vị thế của mình và tấn công tiêu diệt phong trào

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy trong phong trào Cần vương chống thực dân Pháp  ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX, do ai lãnh đạo ?

A. Đinh Gia Quế.                                                      B. Phan Đình Phùng.

C. Đinh Công Tráng.                                                 D. Nguyễn Thiện Thuật.

Câu 6. Lực lượng xã hội nào đã tiếp thu luồng tư tưởng mới bên ngoài vào Việt Nam ở đầu thế kỉ XX

A. Sĩ phu yêu nước tiến bộ và công nhân ở cảng sông, cảng biển.

B. Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị nhất là ở Sài Gòn, Hà Nội.

C. Sĩ phu yêu nước tiến bộ và các tầng lớp tiểu tư sản thành thị.

D. Các tầng lớp tư sản dân tộc và công nhân làm công cho họ

Câu 7. Tại sao vào những năm đầu của thế kỉ XX, Phan Châu Trinh lại chủ trương cải cách đất nước ?

A. Sự thất bại phong trào Đông du vào năm 1908 do Phan Bội Châu lãnh đạo

B. Do ông đi nhiều nước  nên tiếp thu được các tư tưởng tiến bộ trên thế giới.

C. Do tư tưởng cải cách trên thế giới lúc bấy giờ xâm nhập mạnh vào Việt Nam

D. Do xu hướng giải phóng dân tộc bằng khởi nghĩa vũ trang trước đó thất bại.

Câu 8. Tại sao sau gần 40 năm (1858- 1896), Pháp mới thiết lập được nền thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam ?

A. Sự cản trở quyết liệt của triều đình Mãn Thanh bên Trung Quốc về quân sự..

B. Tình hình nước Pháp có nhiều biến động, làm gián đoạn tiến trình xâm lược .

C. Pháp phải tập trung lực lượng tranh giành ảnh hưởng với các nước khác.

D. Chúng vấp phải cuộc chiến tranh nhân dân bền bỉ, quyết liệt của nhân dân ta.

Câu 9. Khi chuyển hướng tấn công vào Gia Định (1859), quân Pháp đã thay đổi chiến lược xâm lược Việt Nam là

A. Chuyển từ kế hoạch “đánh chớp nhoáng” sang kế hoạch  “đánh lâu dài” .

B. Chuyển từ kế hoạch “ đánh nhanh, thắng nhanh” sang “ chinh phục từng gói nhỏ”.

C. Chuyển từ kế hoạch “ chinh phục từng gói nhỏ” sang “đánh nhanh, thắng nhanh” 

D. Chuyển từ kế hoạch “đánh lâu dài” sang kế hoạch “đánh chớp nhoáng” 

Câu 10. Chính sách của Pháp ở Đông Dương trong những năm 1914-1918 đã tác động mạnh nhất đến lĩnh vực

A. Kinh tế- xã hội.                                                     B. Kinh tế- giáo dục

C. Kinh tế- văn hóa.                                                  D. Kinh tế- chính trị.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 35 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

D

8

D

15

C

22

C

29

C

2

D

9

B C

16

D

23

B

30

D

3

B

10

A

17

B

24

D

31

B

4

C

11

D

18

D

25

A

32

A B

5

D

12

C

19

A

26

C

33

D

6

C

13

A

20

C

27

C

34

A

7

C

14

B

21

D

28

A

35

A

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Sau khi kí  Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với Pháp, triều Nguyễn đã có chủ trương, hành động gì ?

A. Không chủ trương giành lại vùng đất đã mất vì cho rằng Pháp rồi phải về nước.

B. Bí mật chuẩn bị lực lượng chống quân Pháp để giành lại vùng đất đã mất.

C. Yêu cầu triều đình Mãn Thanh bên Trung Quốc đem quân sang giúp đỡ lấy lại.

D. Ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp để mong Pháp trả lại thành Vĩnh Long.

Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thất bại của phong trào Cần vương chống thực dân Pháp ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX là

A. Triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng và làm tay sai cho Pháp.

B. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và thiếu sự chỉ huy thống nhất. 

C. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ và không đồng nhất về quan điểm.

D. Pháp đã củng cố vị thế của mình và tấn công tiêu diệt phong trào

Câu 3. Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy trong phong trào Cần vương chống thực dân Pháp  ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX, do ai lãnh đạo ?

A. Phan Đình Phùng.                                                B. Đinh Công Tráng.

C. Đinh Gia Quế.                                                      D. Nguyễn Thiện Thuật.

Câu 4. Bối cảnh lịch sử nào mà Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911 ? 

A. Phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ.

B. Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát

C. Các tư tưởng cứu mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh  hưởngđến nước ta

D. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị và tiến hành khai thác thuộc địa Việt Nam.

Câu 5. Kết quả hoạt động buổi đầu (năm 1912- 1013) của Việt Nam Quang phục hội là

A. Mở được nhiều lớp huấn luyện cán bộ tại Trung Quốc.

B. Kích động được tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

C. Khuấy động được dư luận trong nước và ngoài nước.

D. Tuyên truyền vận động được  nhân dân trong nước. 

Câu 6. Khi chuyển hướng tấn công vào Gia Định (1859), quân Pháp đã thay đổi chiến lược xâm lược Việt Nam là

A. Chuyển từ kế hoạch “ đánh nhanh, thắng nhanh” sang “ chinh phục từng gói nhỏ”.

B. Chuyển từ kế hoạch “đánh chớp nhoáng” sang kế hoạch  “đánh lâu dài” .

C. Chuyển từ kế hoạch “ chinh phục từng gói nhỏ” sang “đánh nhanh, thắng nhanh” 

D. Chuyển từ kế hoạch “đánh lâu dài” sang kế hoạch “đánh chớp nhoáng” 

Câu 7. Lực lượng xã hội nào đã tiếp thu luồng tư tưởng mới bên ngoài vào Việt Nam ở đầu thế kỉ XX

A. Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị nhất là ở Sài Gòn, Hà Nội.

B. Sĩ phu yêu nước tiến bộ và các tầng lớp tiểu tư sản thành thị.

C. Sĩ phu yêu nước tiến bộ và công nhân ở cảng sông, cảng biển.

D. Các tầng lớp tư sản dân tộc và công nhân làm công cho họ

Câu 8. Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình nhà Nguyễn để kí bản hiệp ước năm Giáp Tuất (năm 1874) ?

A. Pháp thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.

B. Pháp thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất.

C. Pháp thất bại trong việc bình định vùng chiếm đóng..

D. Pháp thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai.

Câu 9. Hình thức đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất.

A. Đấu tranh với hình thức đập phá máy móc, thiết bị.

B. Đấu tranh kinh tế kết hợp với đấu tranh chính tri.

C. Đấu tranh kinh tế như đòi tăng lương, bớt giờ làm..

D. Đấu tranh kinh tế kết hợp với bạo động vũ trang

Câu 10. Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX mang tính chất

A. Xã hội nửa thuộc địa phong kiến.                        B. Xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

C. Xã hội tư bản chủ nghĩa thuộc địa                        D. Xã hội thuộc địa và phong kiến.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 35 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

D

8

B

15

B

22

B

29

D

2

B

9

D

16

C

23

B

30

B

3

D

10

B

17

C

24

D

31

C

4

B

11

C

18

C

25

B

32

C

5

C

12

C

19

A

26

D

33

B

6

A C

13

B

20

A D

27

C

34

C

7

B

14

B

21

C

28

B

35

A

...

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021 có đáp án Trường THPT Xuân Đỉnh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON