YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Tiếng Việt 4 năm 2021-2022 có đáp án chi tiết

Tải về
 
NONE

HOC247 xin gửi đến các em học sinh lớp 4 Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Tiếng Việt 4 năm 2021-2022 có đáp án chi tiết nhằm giúp các em ôn tập những kiến thức trọng tâm đã học, chuẩn bị thật tốt cho kì thi giữa Học kì 1 sắp đến. Đây là món quà Hoc247.net và Hoc247 Kids gửi gắm đến các em với hi vọng hỗ trợ thật tốt cho các em trong quá trình học tập. Mời các em xem chi tiết tài liệu ngay bên dưới.

ATNETWORK

BỘ 5 ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN TIẾNG VIỆT 4 NĂM 2021-2022

CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

ĐỀ SỐ 1

A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt (3 điểm)

Cho văn bản sau:

Thưa chuyện với mẹ

Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm em ngỏ ý với mẹ:

- Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn.

Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại:

- Con vừa bảo gì?

- Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn.

- Ai xui con thế?

Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu:

- Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em lại còn phải nuôi con … Con muốn học một nghề để kiếm sống…

Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động, xoa đầu Cương và bảo:

- Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có chịu nghe không? Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang. Không lẽ bây giờ mẹ để con phải làm đầy tớ anh thợ rèn.

Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha:

- Mẹ ơi! Người ta ai cũng có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.

Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhãi mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào”, tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đốt cây bông.

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 6

Câu 1: (0,5 điểm) Cương xin mẹ đi học nghề gì?

a. Nghề thợ xây

b. Nghề thợ mộc

c. Nghề thợ rèn

Câu 2: (0,5 điểm) Cương học nghề thợ rèn để làm gì?

a. Để giúp đỡ mẹ.

b. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả.

c. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả, muốn tự kiếm sống.

Câu 3: (0,5 điểm) Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?

a. Để Cương đi học ngay.

b. Mẹ ngạc nhiên và phản đối.

c. Mẹ Cương phản đối gay gắt.

Câu 4: (0,5 điểm) Nội dung chính của bài này là gì?

a. Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống.

b. Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

c. Cương thuyết phục được mẹ và trở thành thợ rèn.

Câu 5: (0,5 điểm) Câu “Bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự buổi họp quan trọng.” gồm có mấy từ đơn và từ phức?

a. 5 từ đơn 3 từ phức

b. 6 từ đơn 4 từ phức

c. 4 từ đơn 5 từ phức

Câu 6: (0,5 điểm) Em tìm 2 danh từ riêng:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

B. Tập làm văn (7 điểm)

Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân (ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo cũ...) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt

1. C

2. C

3. B

4. B

5. B

6. Học sinh tìm đủ 2 danh từ riêng cho 0,5 điểm

---(Để xem đầy đủ đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Phần đọc tiếng: (3 điểm)

Giáo viên cho học sinh bốc thăm và đọc diễn cảm đoạn 1 của bài tập đọc.

1. Người ăn xin (SGK TV4 tập 1, Tr 30)

2. Một người chính trực (SGK TV4 tập 1, Tr 36)

3. Những Hạt thóc giống (SGK TV4 tập 1, Tr46)

4. Nổi dằn vặt của An-đrây-ca (SGK TV4 tập 1, Tr 55)

II. Phần đọc thầm: (7 điểm)

Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca” (SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 55) và khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời.

Câu 1. An-đrây-ca sống với ai ?

A. Sống với cha mẹ.

B. Sống với ông bà

C.Sống với mẹ và ông

D. Sống một mình

Câu 2. Mẹ bảo An-đrây-ca làm gì?

A. Nấu thuốc

B. Đi mua thuốc

C. Uống thuốc

D. Đi thăm ông

Câu 3. Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà?

A. Mẹ An-đrây-ca mừng rỡ

B. Ông của An-đrây-ca đã qua đời

C. Ông của An-đrây-ca đã hết bệnh

D. Mẹ An-đray-ca la mắng em.

Câu 4: Câu chuyện cho thấy cậu bé An-đrây-ca là người như thế nào?

A. Là cậu bé thiếu trách nhiệm

B. Là cậu bé hết lòng vì bạn bè

C. Là cậu bé luôn có trách nhiệm

D. Là cậu bé ham chơi

Câu 5. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ nhân hậu?

A. Bất hòa                

B. Hiền hậu                

C. Lừa dối                

D. Che chở

Câu 6. Từ nào sau đây là từ láy?

A. Lặng im.                              

B. Truyện cổ.

C. Ông cha.                              

D. Cheo leo

Câu 7: Tìm từ đơn và từ phức trong câu sau:

Cậu là học sinh chăm chỉ và giỏi nhất lớp.

Từ đơn:...

Từ phức:...

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả nghe viết: (3 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca”. Trang 55 TV 4 tập 1. Đoạn viết: “Từ đầu.... về nhà”.

II. Tập làm văn: (7 điểm)

Em hãy viết thư cho một người bạn ở xa để thăm hỏi và kể cho bạn nghe về tình hình của lớp và trường em hiện nay.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

A. KIỂM TRA ĐỌC

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

- Giáo viên cho điểm trên cơ sở đánh giá trình độ đọc thành tiếng theo những yêu cầu cơ bản về kĩ năng đọc ở học sinh lớp 4 theo 3 mức độ :

  • Điểm 3: Học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm tốt, đảm bảo thời gian đọc.
  • Điểm 2: Học sinh đọc đảm bảo thời gian đọc, nhưng chưa nhấn giọng tốt.
  • Điểm 1: Học sinh đọc chưa đảm bảo thời gian đọc, chưa diễn cảm.

II. Phần đọc thầm (7 điểm)

1. C

2. B

3. B

4. C

5. B

6. D

---(Nội dung đầy đủ của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

A. KIỂM TRA ĐỌC

I. Đọc thành tiếng (5 điểm): GV kiểm tra đọc từng em.

II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm): Thời gian: 30 phút

ĐIỀU MONG ƯỚC KÌ DIỆU

Đêm hè nóng nực, hai chị em ngồi hóng mát, giữa màn đêm lúc ấy bỗng có một ngôi sao vụt sáng, rạch qua bầu trời như một nhát kiếm chói lòa. Cậu em giật áo chị và nói:

- Chị ơi, em nghe người ta nói khi thấy sao đổi ngôi, mình mong ước điều gì thì hãy nói lên điều ước ấy. Thế nào cũng linh nghiệm!

Cô bé quay lại dịu dàng hỏi:

- Thế em muốn ước gì?

Nhớ đến bố con ông lão diễn trò ủ rũ bên đường hồi chiều, cậu em thủ thỉ:

- Ước gì… giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật. Cô chị bèn cầm lấy tay em và nói với giọng đầy cảm động:

- À, chị bảo điều này …

- Gì ạ?

- À … à … không có gì. Chị chỉ nghĩ … ông cụ chắc cần tiền lắm!

Trong trí óc non nớt của cô bé bỗng hiện lên hình ảnh con lợn đất đựng tiền tiết kiệm cô để dành từ một năm nay trong góc tủ. Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ.

Theo Hồ Phước Quả

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài.

Câu 1: Khi thấy sao đổi ngôi, cậu em đã làm gì?

A. Ngồi hóng mát và giật mình sợ hãi

B. Ngồi hóng mát và thích thú reo lên

C. Giật áo chị, nói với chị điều mình được nghe người ta nói

Câu 2: Cậu bé ước điều gì? Tại sao?

A. Được đi diễn trò vì cậu muốn có tiền giúp đỡ bố con ông lão bớt nghèo khổ

B. Giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật, vì thương bố con ông

C. Ước bố con ông lão giàu có, vì cậu muốn mọi người đều giàu có

Câu 3: Cô chị đã nghĩ gì trước ước muốn của cậu em trai?

A. Dùng món tiền tiết kiệm của cô để giúp ông lão

B. Tìm cách giúp em trai mình đạt được ước muốn

C. Cảm động trước ước muốn giấy biến thành tiền thật

Câu 4: Theo em, hai chị em trong câu chuyện có phẩm chất gì đáng quý?

A. Thích xem sao đổi ngôi, tin vào những điều kì diệu

B. Thương người, biết mang lại niềm vui cho người khác

C. Tiết kiệm, biết dành dụm để có một khoản tiền

Câu 5: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nêu đúng tình cảm và suy nghĩ của hai chị em trong câu chuyện?

A. Thương người như thể thương thân

B. Bán anh em xa, mua láng giềng gần

C. Một giọt máu đào hơn ao nước lã

Câu 6: Các dấu hai chấm được dùng trong câu chuyện có tác dụng gì?

A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước

B. Có tác dụng liệt kê các sự vật có trong câu

C. Báo hiệu câu đứng sau là lời nói của một nhân vật

Câu 7: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

A. Dịu dàng, chói lòa, ủ rũ, nóng nực, lúng túng, non nớt

B. Ủ rũ, năm nay, thủ thỉ, lúng túng, đổi ngôi

C. Dịu dàng, ủ rũ, thủ thỉ, lúng túng, non nớt

Câu 8: Trong câu: “Ước gì… giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật.” có mấy danh từ là:

A. Hai danh từ. Đó là:…………………………………………………………………..

B. Ba danh từ. Đó là:…………………………………………………………………..

C. Bốn danh từ. Đó là:…………………………………………………………………..

Câu 9: Câu: “Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ.” thuộc mẫu câu?

A. Ai - làm gì?

B. Ai - thế nào?

C. Ai - là gì?

Câu 10: Dựa vào nội dung bài đọc, hãy viết một câu theo mẫu Ai - là gì? nói về cậu bé hoặc cô chị trong câu chuyện?

B. KIỂM TRA VIẾT

I. Chính tả (5 điểm - 15 phút)

GV đọc cho HS viết bài

Trung thu độc lập

Đêm nay, anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em…

Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai…..

II. Tập làm văn (5 điểm - 35 phút)

Em hãy viết một bức thư gửi thầy cô giáo cũ của em để chúc mừng cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 và kể cho thầy cô nghe về tình hình trường lớp của em.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

A. PHẦN ĐỌC

I. Đọc thành tiếng (5 điểm)

- GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.

- Nội dung kiểm tra: HS đọc đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở lớp 4 từ tuần1 đến tuần 9 khoảng 90 tiếng/ phút; sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do GV nêu.

- GV đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

+ Đọc đúng tiếng, đúng từ (1 điểm).

  • Đọc sai 2- 4 tiếng (0,5 điểm).
  • Đọc sai 5 tiếng trở nên (0 điểm).

+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (1 điểm).

  • Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ cho (0,5 điểm).
  • Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên cho (0 điểm).

+ Giọng đọc có biểu cảm cho (1 điểm).

  • Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm cho (0,5 điểm).
  • Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm cho (0 điểm).

+ Tốc độ đạt yêu cầu (không quá 1 phút) (1 điểm).

  • Đọc quá 1- 2 phút cho (0,5 điểm).
  • Đọc trên 2 phút cho (0 điểm).

+ Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu ra (1 điểm).

  • Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng (0,5 điểm).
  • Trả lời sai hoặc không trả lời được (0 điểm).

II. Đọc hiểu (5 điểm): Gợi ý đánh giá, cho điểm

1. C

2. B

3. A

4. B

5. A

6. C

7. C

8. C

9. A

10.

HS đặt câu đúng với nội dung yêu cầu: 0,25 đ

Trình bày câu đúng (đầu câu viết hoa, có dấu chấm cuối câu): 0,25 đ

B. PHẦN VIẾT

I. Chính tả (5 điểm):

- Viết đúng cỡ chữ, đều nét, rõ ràng không sai lỗi chính tả, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không viết hoa đúng quy định...) trừ 0,5 điểm. Lỗi sai giống nhau chỉ trừ 1 lần điểm.

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao - khoảng cách - kiểu chữ hoặc trình bày bài bẩn ..... trừ 1 điểm toàn bài chính tả (Toàn bài trừ không quá 3 điểm)

---(Đáp án chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

A. Kiểm tra đọc hiểu

I. Đọc thầm

Mỗi người ai cũng có một quê hương để thương, để nhớ. Và trong tình cảm ấy luôn gắn liền với hình ảnh gần gũi, gắn bó thiết tha mà ta không thể nào quên được. Đó có thể là con đường đi học, một đêm trăng tỏ hay một chùm khế ngọt ngào… Trong vô vàn hình ảnh làm nên hồn quê, phải kể đến hình ảnh chiếc cầu tre bắc qua con rạch nhỏ.

Cầu tre có mặt trong khắp các vùng thôn quê miền Tây Nam Bộ, cùng gắn bó, chia sẻ những nỗi nhọc nhằn với biết bao nông dân thật thà, chân chất “một nắng hai sương” trong những ngày đầy khó khăn. Ngày ngày, cầu đã âm thầm đưa đón bao người hai bên bờ sông, qua lại chăm sóc rẫy lúa nương khoai của mình, hay giúp họ sang sông để cùng nhau khề khà bên ấm trà, kể chuyện làng chuyện xóm. 

(Trích Một nét của làng quê Việt: Cây cầu tre)

I. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng

1. Bài văn trên viết về nội dung gì?

A. Miền quê Nam Bộ

B. Cây cầu tre ở Nam Bộ

C. Cuộc sống ở Nam Bộ

2. Đâu không phải là hình ảnh của quê hương mà tác giả luôn nhớ đến?

A. Con đường đi học

B. Một đêm trăng tỏ

C. Chùm mơ ngọt ngào

3. Chiếc cầu tre ở vùng Tây Nam Bộ thường dùng để làm gì?

A. Bắc qua con sông lớn

B. Bắc qua con rạch nhỏ

C. Bắc qua dòng suối nhỏ

4. Hằng ngày, người dân đi qua cây cầu tre để làm gì?

A. Để chăm sóc rẫy lúa nương khoai

B. Để vận chuyển máy móc

C. Để đi xem ca nhạc

5. Từ nào có thể thay thế cho từ khó khăn?

A. Sung sướng 

B. Gian khổ

C. Nguy hiểm

6. Từ thà gồm những bộ phận cấu tạo nào?

A.Vần và thanh

B. Âm đầu, vần và thanh

C. Âm đầu và vần

7. Bài văn trên có bao nhiêu từ láy?

A. 8 từ láy

B. 10 từ láy

C. 12 từ láy

8. Bài văn trên có bao nhiêu danh từ riêng? Đó là những từ nào?

A. 1 danh từ riêng 

B. 2 danh từ riêng 

C. 3 danh từ riêng 

---(Nội dung đầy đủ của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Đọc tiếng (3 điểm)

- Đọc theo yêu cầu của giáo viên.

II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)

Đồng tiền vàng

Một hôm vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng:

- Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.

- Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay.

Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự:

- Thật chứ?

- Thưa ông, cháu không phải là một đứa bé xấu.

Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu một đồng tiền vàng.

Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn:

- Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ ?

Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé tiếp:

- Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy đã bị xe tông, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.

Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo.

Theo Truyện khuyết danh nước Anh

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Cậu bé Rô-be làm nghề gì? (0,5 điểm)

A. Làm nghề bán báo.

B. Làm nghề đánh giày.

C. Làm nghề bán diêm.

D. Làm ăn xin

---(Nội dung đầy đủ của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Tiếng Việt 4 năm 2021-2022 có đáp án chi tiết. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON