YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Bắc Thành

Tải về
 
NONE

Nhằm cung cấp cho các em học sinh nhiều tài liệu tham khảo hữu ích để ôn luyện thật tốt cho kì thi sắp tới, HOC247 xin giới thiệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Bắc Thành. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS BẮC THÀNH

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 8

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1: Hợp chất Al2(SO4)3 có tên là:

A. Nhôm (III) sunfate.           B. Nhôm (II) sunfate.      C. Nhôm sunfate.     D. Nhôm sunfit

Câu 2: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các hợp chất?

A. Cl2; Na2SO4; Na           B. O2; Ca; NaCl       C. NaCl; HCl; CaO     D. Ca(OH)2; P; Fe

Câu 3:  Nguyên tố nào là nguyên tố phổ biến nhất (%) trong trái đất

A. Zn                                       B. N                            C. O                                        D. Al

Câu 4: Muốn tính thể tích chất khí ở đktc, ta dùng công thức nào sau đây?

A. V= 22,4.n                           B. V= 22,4.m              C. V= 24.n                              D. V= 22,4.M

Câu 5. Có PTHH: 4Na   +  O2  → 2Na2O . Tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử trong phương trình hóa học là:

A. 1 : 2: 1                                B. 4 :1 : 2.                   C. 2: 2 :2 .                               D. 4: 2: 1

Câu 6.  Cho công thức hoá học của Sắt(III)oxit  Fe2O 3 thành phần % theo khối lượng của Fe là:

A.  30%                                   B. 50%                   C. 70%                             D. 90%

II. Phần tự luận (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

1. Nêu quy tắc hoá trị. Vận dụng quy tắc tính hoá trị của Fe trong hợp chất FeCl3. Biết Cl có hoá trị I. 

2. Cân bằng các PT hóa học sau.

a)  Al    +  Cl2    →  AlCl3                                  b) Fe  + O2   →   Fe3O4    

c) Na2O  + H2O →  NaOH                     d) Al(OH)3    →   Al2O3    +  H2O

Câu 2. (2,0 điểm) Để chế tạo mỗi quả pháo bông nhằm phục vụ cho các chiến sĩ biên phòng giữ gìn biên giới hải đảo ở Quần đảo Trường Sa đón xuân về, người ta sử dụng hết 600 gam kim loại Magie (Mg), khi pháo cháy trong khí oxi (O2) sinh ra 1000 gam Magie oxit (MgO).

a) Viết công thức về khối lượng của phản ứng?

b) Tính khối lượng khí oxi (O2) tham gia phản ứng?

Câu 3. (2,0 điểm) Hòa tan 6,5g kẽm Zn vào cốc chứa 14,6 g axit clohiđric HCl.

a) Viết phương trình phản ứng.

b) Cho biết sau phản ứng chất nào còn dư? Tính khối lượng chất dư?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

Đáp án

C

C

C

A

B

C

II. Tự luận 

Câu 1:

1. Gọi hoá trị của Fe là a

Ta có: 1x a = 3x I

Suy ra:a = III

Vậy hoá trị của sắt trong hợp chất trên là III

2. Cân bằng các PT hóa học sau.

a. 2Al          +        3Cl2     →       2AlCl3

b. 3Fe     +   2O2     →               Fe3O4           

c. Na2O     +      H2O     →  2NaOH                

d. 2Al(OH)3          →  Al2O3          +     3H2O

Câu 2:

mMg    +     mO2     =     m MgO

600  +   mO2   =  1000  => mO2   =  1000  - 600  = 400 gam

Câu 3: 

Zn + 2HCl →  ZnCl2     +     H2

1                   2  mol

nZn = 6,5/65 = 0,1 mol

nHCl =  14,6/36,5 = 0,4 mol

Số mol HCl P/Ư =2. nZn = 2 . 0,1= 0,2 mol

Sau P/Ư axit HCl còn dư, có khối lượng dư là

m HCl =  ( 0,4 – 0,2) . 36,5 = 7,3 gam

Đề số 2

Câu 1

a)  Trình bày hiểu biết của em về cấu tạo nguyên tử? Mol?

b)  Cho biết mối liên hệ giữa nguyên tử, nguyên tố hóa học, phân tử ,đơn chất, hợp chất?

Câu 2: 

a) Công thức hóa học của một chất là gì? Cho 5 ví dụ?

b) Hóa trị là gì ? Dùng quy tắc hóa trị để hoàn thành câu hỏi sau:

Tìm công thức hóa học của một chất biết thành phần hóa học gồm: Nhôm và oxi; Hidro và nhóm Sulfat ; Natri và nhóm Hidroxit; Bạc và nhóm Nitrat, Bari và nhóm Cacbonat?

Câu 3: Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học ? Thế nào là sự biến đổi chất? Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng?

Câu 4: (2,5 đ)Cân bằng các phản ứng hóa học sau :

BaCl2 + Fe2(SO4)→ BaSO4 + FeCl3

Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O

KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

NH3 + O2 →NO + H2O

Câu 5: Đốt cháy 90g quặng pirit sắt trong oxi dư được 60g sắt(III) oxít và 33,6l khí lưu huỳnh đioxit (đktc).

a) Tính khối lượng oxi tham gia phản ứng.

b) Xác định CTHH của quặng.

c) Hoàn thành PTPƯ.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

Đề số 3

I. TRẮC NGHIỆM:(5 điểm)

Câu 1: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi hạt nào?.

A. Proton và electron.                                    

B. Proton và nơtron.

C. Nơtron và electron.                                               

D. Proton, nơtron và electron.       

Câu 2: Cách viết nào sau đây chỉ 3 nguyên tử Oxi.

A.  O3.                      B. 3O2.                                     C. 3O.                       D. 3O2.

Câu 3: Nhóm chất nào sau đây toàn đơn chất.

A. Na, Ca, Cu, Br2.      B. Na, Ca, CO, Cl2.       C. CaO, H2O, CuO, HCl.     D. Cl2, O2, CO2, N2.

Câu 4: Phân tử CH4 gồm mấy nguyên tử?

A. 5                B. 4                               C. 3                             D. 2

Câu 5:Cho 3,6 gam kim loại magie tác dụng vừa hết với 210 gam dung dịch axit clohidric và thoát ra 0,3 gam khí hidro. Khối lượng dung dịch magie clorua (MgCl2) sinh ra là:

A. 213g.         B. 213,3g.           C. 214,4g.                      D. 214g

Câu 6: Chất khí A có  CTHH của A là:

A. SO.                           B. CO2.                                  C. N2.                            D. NH3.

Câu 7:Số phân tử của 14 gam khí nitơ là bao nhiêu?

A. 6. 1023.             B. 1,5. 1023.                              C. 9. 1023.                          D. 3.1023.          

Câu 8: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hoá học?

A. Thuỷ tinh khi đun nóng đỏ uốn cong được.   

B. Khi nung nóng, nến chảy lỏng rồi thành hơi.

C. Thanh sắt để lâu ngoài không khí bị gỉ.                     

D. Cồn để trong lọ không đậy kín bị bay hơi.

Câu 9: Hỗn hợp nào dưới đây có thể tách riêng các chất, bằng cách cho hỗn hợp vào nước sau đó khuấy kỹ và lọc:

A. Đường và muối.                                                          B. Bột than và bột sắt.   

C. Cát và muối ăn.                                                           D. Giấm và rượu.

Câu 10: 1 mol khí CO2 ở đktc có thể tích là:

A. 22,4 lít.     B. 33,6 lít.          C. Không xác định được.                                      D. 11,2 lít.

Câu 11: Công thức đúng chuyển đổi giữa khối lượng chất và lượng chất  là:

A. m = n. M.                           B. M. n. m = 1.                   C. M = m. n.                    D. M = n : m.

Câu 12:Số mol CO2 có trong 8,8 gam phân tử CO2 là:

A. 0,02 mol.                  B. 3 mol.                   C.   0,2 mol.                             D. 0,2 .1023.

Câu 13: Nguyên tố hóa học là gì?.

A. Là tập hợp những nguyên tố cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

B. Là tập hợp những nguyên tử khác loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

C. Là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

D. Là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton và số nơtron trong hạt nhân.

Câu 14: Tính thể tích của 3.1023phân tử khí oxi (O2) ở (đktc) là:

A. 8,96 lít.       B. 6,72 lít.                   C. 4,48 lít.                   D. 11,2 lít.

II. TỰ LUẬN : (5 điểm)

Câu 1:(1 điểm) Tính thành phần phần trăm của Cu và O trong hơp chất: CuO.

Câu 2:(2 điểm) Lập PTHH sau:        

1. P      +    O2     →      P2O5

2. Al   +     O2 →  Al2O3

3. Ca(OH)2 + FeCl3  → CaCl2  +  Fe(OH)3

4. CO     +    Fe3O4 → Fe + CO2

Câu 3:(2 điểm) Cho 16 gam Kẽm tác dụng vừa đủ với axit clohiđric theo sơ đồ phản ứng sau:

Zn  +  HCl  → ZnCl2  +  H2

b) Tính thể tích khí H2 thoát ra (đktc)?.

c) Tính khối lượng kẽm clorua (ZnCl2) tạo thành?.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

Đề số 4

I. Phần trắc nghiệm (3 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.

Câu 1 (0,5 điểm).Cho các dãy công thức hoá học sau đây, dãy công thức hoá học  nào là của hợp chất:

A. CO2, SO2, O2, CuO .

B. CuCl2, SO2, Na2O, KOH.

C. C, S, Na2O, Fe2O3.

D. Cl2, SO2, N2, Al2O3

Câu 2 (0,5 điểm).Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra?

A. Từ màu này chuyển sang màu khác .

B. Từ trạng thái rắn chuyển sang trạng thái lỏng  .

C. Từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái hơi.

D. Từ trạng thái rắn chuyển sang trạng thái hơi  .

Câu 3 (0,5 điểm).Có PTHH: 4Na   +  O2  → 2Na2O . Tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử trong phương trình là

A. 1 : 2: 1        B. 2: 2 :2 .                               C. 4 :1 : 2.                               D. 4: 2: 1

Câu4(0,5điểm). Trong 1 mol phân tử hợp chất có: 1 nguyên tử Cu, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử oxi. Vậy công thức hoá học của hợp chất đó là:

A. Cu2SO.                   B. CuSO3.                               C. CuSO4                    D. CuS4O

Câu5:(0,5điểm) Trong phòng thí nghiệm, khi điều chế khí H2, người ta thu H2 vào bình bằng cách đặt ngược bình, vì:

A. khí H2 nhẹ hơn không khí

B. khí H2 nặng hơn không khí

C. khí H2 nặng gần bằng không khí

D. khí H2 nhẹ hơn khí oxi.

Câu 6: Muốn tính thể tích chất khí ở đktc, ta dùng công thức nào sau đây ?

A. V= 22,4.M B. V= 22,4.m              C. V= 24.n.                 D. V= 22,4.n

B.Tự Luận (7 Điểm)

Câu 1 (2,5 điểm )Nêu quy tắc hoá trị. Vận dụng quy tắc tính hoá trị của Fe trong hợp chất FeCl3. Biết Cl có hoá trị I. 

Câu 2 (2 điểm ) Nếu đốt cháy hết 9g kim loại Mg trong không khí thu được 15g hợp chất magie oxit (MgO). Biết rằng magie cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi trong không khí

a/ Viết và cân bằng PTHH xảy ra.

b/ Tính khối lượng oxi tham gia phản ứng.

Câu 3 (2,5 điểm). Có PTHH sau: CaCO3  +  2HCl  → CaCl2 +  CO2  + H2O

Nếu cho 100g CaCO3 tác dụng hết với axit HCl

a/ Tìm khối lượng của HCl

b/ Tìm thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

Đề số 5

I.Phần trắc nghiệm(2đ)

Hãy chọn đáp án đúng nhất

Câu 1: Công thức tính áp suất chất rắn là:

a) p =d.V    ;       

b) p = d/V

c) p = V/d  ;        

d) p = F/s

Câu 2: Công thức tính lực đẩy ACSIMET là:

a) FA = dV.V     ;       

b) FA = dCL/V

c) FA = V/dCL   ;       

d)  FA = dCL.V     

Câu 3: Ánh sáng, nhiệt độ, nước,…là những nhân tố sinh thái nào:

a.Nhân tố hữu sinh

b.Nhân tố vô sinh

c.Nhân tố con người

d.Nhân tố môi trường

Câu 4: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là quần thể sinh vật:

a.Loài cá chép đỏ cùng sống trong một hồ, sinh sản tạo thế hệ sau

b.Tập hợp các loài tôm cùng sống trong một ao

c.Tập hợp loài rắn, chim, nai sống ở ba khu rừng khác nhau

d.Cả A, B, C đều sai

Câu 5:. Nguyên liệu sản xuất khí Oxi trong phòng thí nghiệm là:

a. Đá vôi  

b. Đất             

c. Không khí.             

d.Thuốc tím

Câu 6: Chọn câu đúng trong các câu sau:

a.  Nước muối là dung dịch trong đó nước là dung môi, muối là chất tan.

b.  Xăng là dung môi hòa tan được dầu ăn.

c.  Nước là dung môi hòa tan tất cả chất khác tạo thành dung dịch

d. Nước là dung môi hòa tan được chất tan là dầu ăn dầu ăn

Câu 7: Tính chất vật lý của Hidro là:

a.  Hidro là chất khí không màu, không mùi

b.  Hidro là chất khí không màu, không mùi, không vị

c.  Hidro là chất khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước

d. Hidro là chất khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước

Câu 8: Hidro hóa hợp với Oxi tạo thành nước theo tỉ lệ:

a.  2 thể tích Hidro và 1 thể tích Oxi

b.  1 thể tích Hidro và 2 thể tích Oxi

c.  2 thể tích Hidro và 2 thể tích Oxi

d. 1 thể tích Hidro và 1 thể tích Oxi

II.Phần tự luận(8đ)

Câu 1(1,5đ): Một người kéo một vật từ giếng sâu 14m lên đều trong 40giây .Người ấy phải dùng  một lực  160 N. Tính công suất của người kéo .

Câu 2(1đ): Ba vật làm từ  3 chất khác nhau: Sắt, nhôm, sứ có hình dạng khác nhau nhưng thể tích bằng nhau. Khi nhúng ngập chúng trong nước thì lực đẩy AC-SI-MET của nước tác dụng vào ba vật có khác nhau không? Tại sao?

Câu 3: (1,5đ)

Tai nạn là gì? Lấy ví dụ trong thực tiễn mà em đã (đã quan sát được) để phân biệt “Tai nạn  với “ Thương tích”

Câu 4: ( 1đ)

So sánh được sự giống và khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật?

Câu  5(1đ) Theá naøo laø dung dòch ? cho ví duï ?

Câu  6 :(1đ) Đốt cháy  Photpho trong bình chứa 5,6 lít khí Oxi (đkc), thu được điphotphopentaoxit( P­). Tính khối lượng Oxit thu được sau phản ứng.

Câu 7 :(1 đ) Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau và chỉ ra các phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy

a. H2       +     O2                    H2O

b. KClO3     →  KCl   +     O2

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đang nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Bắc Thành. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF