Để giúp các em có thêm tài liệu học tập HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 Đề kiểm tra giữa HK2 môn Sinh Học 6 năm 2021 Trường THCS Hồng Hà. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập trắc nghiệm và tự luận, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Sinh Học. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.
TRƯỜNG THCS HỒNG HÀ |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 6 Thời gian: 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm.)
Câu 1: Nhóm nào dưới đây gồm những quả đều là quả mọng?
A.quả cà chua, quả dưa hấu,quả cam
B.quả cam,quả lạc,quả dưa hấu
C.quả cải,quả phượng vĩ,quả dưa hấu
D.quả mận,quả đào,quả phượng vĩ
Câu 2: Ở thực vật có hoa, hạt do bộ phận nào của hoa biến đổi thành?
A.bầu nhụy B.bao phấn C.noãn D.đầu nhụy
Câu 3: Ở thực vật có hoa, quả chứa hạt do bộ phận nào của hoa biến đổi thành?
A.bao phấn B.noãn C.chỉ nhị D.bầu nhụy
Câu 4: Vì sao rêu chỉ có thể phát triển được ở nơi ẩm ướt?
A. Chưa có rễ chính thức chỉ có rễ giả, thân và lá chưa có mạch dẫn
B. Có rễ chính thức, thân không phân nhánh
C. Chưa có rễ, thân, lá chính thức
D. Thân, lá đã có mạch dẫn ở mức độ đơn giản, rễ chưa phát triển
Câu 5: Khi nói về vi khuẩn, phát biểu nào dưới đây đúng? ( chú ý: câu hỏi có thể có nhiều hơn 1 đáp án đúng)
A. Vi khuẩn có kích thước nhỏ, mỗi tế bào chỉ từ 1 đến vài phần nghìn milimet
B. Vi khuẩn gồm những cơ thể đơn bào, riêng lẻ hoặc có khi xếp thành từng đám, từng chuỗi
C. Tế bào vi khuẩn có vách bao bọc, bên trong là chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh
D. Một số vi khuẩn có roi nên có thể di chuyển được, một số ít vi khuẩn có khả năng tự dưỡng
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Vì sao rêu chỉ sống ở môi trường ẩm ướt?
Câu 2: dựa vào đặc điểm của vỏ, người ta có thể phân chia quả thành mấy nhóm chính? Trình bày đặc điểm của các nhóm, cho ví dụ cụ thể
Câu 3: Khi nói về cây dương xỉ, nhận đình nào dưới đây chính xác. Em hãy điền “ đúng” hoăc “sai” vào bảng sao cho phù hợp
STT |
Đặc điểm |
Đúng / sai |
1 |
Sinh sản bằng hạt |
|
2 |
Thân không có mạch dẫn |
|
3 |
Thường sống ở nơi ẩm ướt |
|
4 |
Lá già thường cuộn lại và có nhiều lông |
|
5 |
Túi bào tử nằm ở mặt dưới của lá |
|
6 |
Thuộc nhóm Quyết |
|
7 |
Có rễ, thân, lá chính thức |
Câu 4: Vì sao bà con nông dân thường thu hoạch đỗ đen hoặc đỗ xanh trước khi quả chín khô?
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục…(1)…của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục..(2)…có trong noãn tạo thành một tế bào…(3)…
A. (1): đực; (2): cái; (3): hợp tử
B. (1): cái; (2): đực; (3): noãn
C. (1): cái; (2): đực; (3): hợp tử
D. (1): đực; (2): cái; (3): noãn
Câu 2: ở thực có hoa, noãn gồm có bao nhiêu nhân?
A.8 B.7 C.6 D.4
Câu 3: Nấm và tảo khác nhau ở đặc điểm nào dưới đây?
A. Nấm sống chủ yếu ở dưới nước còn tảo sống chủ yếu ở trên cạn
B. Nấm có cơ thể đơn bào còn tảo có cơ thể đa bào
C. Nấm không chứa diệp lục còn thảo chứa chất diệp lục
D. Nấm có lối sống hoại sinh còn tảo có lối sống kí sinh
Câu 4: Phương pháp nào dưới đây giúp thức ăn hạn chế được ôi thiu? ( chú ý câu hỏi có thể có nhiều hơn 1 đáp án đúng)
A.ướp lạnh B.đậy lồng bàn
C.phơi khô D.ướp muối
Câu 5: Nhiệt độ tốt nhất cho sự phát triển của nấm là:
A.10o C- 15o C B. 20oC - 30o C C. 35o C-40o C D. 25o C-30o C
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh? Trình bày mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh?
Câu 2: Thế nào là hiện tượng nảy mầm của hạt phấn?
Câu 3: So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ
Câu 4: Đây là hình ảnh “một số loại quả”
Dựa vào hình ảnh trên em hãy hoàn thành bảng dưới đây sao cho phù hợp
Các loại quả |
Quả khô nẻ |
Quả không khô nẻ |
Quả mọng |
Quả hạch |
Hình ảnh số |
……… |
……… |
………… |
………… |
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi bổ dưa hấu, Nam thấy quả có nhiều thịt quả và có thể dễ dàng cắt đôi quả. Dưa hấu là loại
A.quả khô nẻ B.quả mọng
C.quả hạch D.quả khô không nẻ
Câu 2: Dựa vào số lượng noãn trong một hoa, em hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại?
A.vải B.xoài C.bưởi D.chôm chôm
Câu 3: ở thực vật có hoa, noãn gồm có bao nhiêu tế bào?
A.8 B.7 C.6 D.5
Câu 4: Tính đa dạng của thực vật thể hiện ở điều nào dưới đây? ( chú ý câu hỏi có nhiều hơn một đáp án đúng)
A.số lượng loài
B.sự đa dạng của môi trường sống
C.số lượng cá thể trong mỗi loài
D.số lượng động vật ăn thực vật
Câu 5: Hoạt động nào dưới đây góp phần cải tạo ô nhiễm môi trường?
A. Săn bắt động vật hoang dã
B. Đốt rừng làm nương rẫy
C. Sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi
D. Trồng rừng
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Trình bày quá trình hình thành hạt và tạo quả
Câu 2: ở thực vật có hoa, noãn gồm bao nhiêu nhân?
Câu 3: Nhóm sinh vật nào có vai trò chủ chốt trong việc giữ cân bằng nồng độ cacbonic và oxi trong bầu khí quyển?
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Bộ phận nào dưới đây không có ở cây rêu?
A.thân B.lá
C.rễ thật sự D.túi bào tử
Câu 2: Cây nào dưới đây thuộc lớp Hai lá mầm?
A.lúa B.bưởi C.cau D.gừng
Câu 3: ở thực vật có hoa, mỗi hạt phấn có bao nhiêu tế bào sinh dục đực tham gia vào quá trình thụ tinh?
A.1 B.8 c.7 D.2
Câu 4: Khi nói về hình thái bên ngoài của địa y, nhận định nào sau đây là đúng? ( chú ý câu hỏi có thể có nhiều hơn một đáp án đúng)
A.hình cầu bám vào các phiến đá
B.hình cành mắc vào cành cây
C.một búi sợi mắc vào cành cây
D.hình vảy dính chặt vào vỏ cây
Câu 5: ở cây thuốc lá, chất độc được con người biết đến nhiều nhất là:
A.nicôtin B.moocphin C.côcain D.cafêin
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Tại sao trong tự nhiên, địa y lại được xem là dạng sống đóng vai trò “tiên phong mở đường”?
Câu 2: Vì sao nói chuyện thường xuyên với người mắc bệnh lao phổi lại có thể bị mắc bệnh?
Câu 3: Vi khuẩn có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nhóm quả nào dưới đây gồm những cây có quả giả?
A. táo tây,đaò lộn hột, sung, dâu tây
B. mít, bưởi, xoài, vải thiều
C. dâu tây, điều, na, ổi
D. cà chua, táo, điều, dưa hấu
Câu 2: Dựa vào số lá mầm, em hãy cho biết hạt nào dưới đây không cùng nhóm với những hạt còn lại?
A.chuối B.khoai lang C.hoa hồng D.đậu tương
Câu 3: ở thực vật có hoa, có 2 noãn đã được thụ tinh sẽ hình thành bao nhiêu hạt?
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 4: Khi nói về virut, phát biểu nào dưới đây đúng? ( chú ý: câu hỏi có thể có nhiều hơn 1 đáp án đúng)
A. virut có cấu tạo lớn hơn và phức tạp hơn vi khuẩn
B. virut có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 12-50 phần triệu milimet
C. virut chưa phải là dạng cơ thể sống điển hình
D. virut kí sinh bắt buộc trên cơ thể sống khác, thường gây bệnh cho vật chủ
Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành…(1)…, noãn phát triển thành…(2)…chứa phôi, …(3)…phát triển thành….(4)…chứa hạt
A. (1): noãn; (2): quả; (3): bao hoa; (4): phôi
B. (1): phôi; (2): bao phấn; (3): bao hoa; (4): quả
C. (1): phôi; (2): hạt; (3): bầu nhụy; (4): quả
D. (1): noãn; (2): hạt; (3): bầu nhụy; (4): phôi
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Tại sao thức ăn bị ôi thiu? Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị ôi thiu cần làm như thế nào?
Câu 2: Tại sao người ta lại nói “rừng cây như là một lá phổi xanh” của con người?
Câu 3: Vì sao thực vật Hạt kín ngày nay lại phát triển đa dạng và phong phú hơn những nhóm thực vật khác?
Câu 4: Em hãy nối hai cột dưới đây sao cho phù hợp giữa đặc điểm chức năng và đặc điểm cấu tạo
Các chức năng chính của mỗi cơ quan |
Đặc điểm chính về cấu tạo |
1. Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt |
a. Có các tế bào biểu bì kéo dài thành lông hút. Trao đổi khí và môi trường bên ngoài và thoát hơi nước |
2. Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây |
b. Gồm nhiều bó mạch gỗ và mạch rây |
3. Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả |
c. Gồm vỏ quả và hạt |
4. Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây |
d. Màn các hạt phấn chứa tế bào sinh dục đực và noãn chứa tế bào sinh dục cái |
5. Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển giống nòi |
e. Những tế bào vách mỏng chứa nhiều lục lạp, trên lớp tế bào biểu bì có những lỗ khí đóng mở được |
6. Hấp thụ nước và muỗi khoáng cho cây |
f. Gồm vỏ, phôi, và chất dinh dưỡng dự trữ |
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề kiểm tra giữa HK2 môn Sinh Học 6 năm 2021 Trường THCS Hồng Hà. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !