Xin giới thiệu với các em bộ đề HK II môn Ngữ văn lớp 11 năm 2016 kèm đáp án chi tiết và thang điểm. Tài liệu này giúp các em tổng ôn lại kiến thức và kĩ năng làm bài để có bước chuẩn bị tốt nhất cho kì thi học kì 2 sắp tới.
BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 2
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11
ĐỀ SỐ 1
SỞ GD&ĐT HÀ NỘI |
ĐỀ THI HỌC KỲ 2 LỚP 11 NĂM HỌC 2015 - 2016 |
TRƯỜNG THPT THĂNG LONG |
Môn: NGỮ VĂN (Thời gian: 90 phút, không kể thời gian phát đề) |
Phần I: ĐỌC HIỂU ( 4 điểm).
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3
“Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?”
(Tương tư – Nguyễn Bính)
Câu 1: Đoạn thơ trên thể hiện nội dung gì? ( 1 điểm)
Câu 2: Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ ? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó .( 1 điểm)
Câu 3: Từ nội dung đoạn thơ trên anh ( chị) hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về tình bạn, tình yêu tuổi học đường? ( 2 điểm)
Phần II: LÀM VĂN ( 6 điểm)
Cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu của bài thơ “Tràng Giang” (Huy Cận)?
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài ,trời rộng, bến cô liêu”.
(Trích – Tràng giang – Huy Cận)
ĐỀ SỐ 2
SỞ GD&ĐT HÀ NỘI |
ĐỀ THI HỌC KỲ 2 LỚP 11 NĂM HỌC 2015 - 2016 |
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC |
Môn: NGỮ VĂN (Thời gian: 90 phút, không kể thời gian phát đề) |
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5:
“Nằm lại bên trận địa ác liệt, các anh đã chiến đấu và hy sinh, những người con ưu tú của đất nước vẫn luôn nhận được hơi ấm từ nhân dân và đồng đội. Hàng nghìn chiến sĩ quên mình trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, nay đã an nghỉ tại những nghĩa trang trang trọng của thành phố Điện Biên Phủ. Nghĩa trang liệt sĩ Độc Lập, Nghĩa trang liệt sĩ Him Lam, Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ phần lớn là những ngôi mộ “chưa biết tên”. Nhưng lòng yêu nước của người Điện Biên năm xưa vẫn còn đó, để thế hệ tiếp sau không bao giờ quên những chiến công phải đổi bằng xương máu và tuổi thanh xuân. Các anh hy sinh để đất nước còn mãi, còn gì cao quý hơn sự hy sinh ấy!”.
(Trích Các anh đã bất tử trong lòng Điện Biên - Hữu Nghị;
dantri.com.vn ngày 04 tháng 05 năm 2014)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn?
Câu 2: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?
Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn?
Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa câu văn: Nghĩa trang liệt sĩ Độc Lập, Nghĩa trang liệt sĩ Him Lam, Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ phần lớn là những ngôi mộ “chưa biết tên”?
Câu 5: Từ nội dung của đoạn văn bản, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về sự hi sinh của những chiến sỹ trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.
PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hai đoạn thơ sau:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.”
(Trích Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, Tr 22)
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”
(Trích Từ ấy - Tố Hữu, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, Tr 44)
ĐỀ SỐ 3
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH
|
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Ngữ văn – Khối: 11 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) |
Phần I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Một buổi chiều cách đây mấy hôm tôi đi đón cháu gái đang học tại một trường mẫu giáo trong thành phố. Khi vừa đến, dựng xe trên hè bên ngoài cổng trường, tôi nhìn thấy một bà mẹ đang rầy cô con gái: “Sao con không chào bác bảo vệ?”. Cô bé vừa chạy ra mừng mẹ, gương mặt đang vui hớn hở bỗng tiu nghỉu, xịu xuống…nhõng nhẽo! Chẳng những không cười lại với con mà chị phụ huynh đã nghiêm giọng, lặp lại một lần nữa với con bé: “Con quay vào chào bác bảo vệ cho mẹ xem!”
Thấy vẻ mặt nghiêm nghị của mẹ, cô bé quay lại cổng trường khoanh tay cúi chào bác bảo vệ. Chị phụ huynh nọ đã mỉm cười khi cô bé chạy ra. Vừa bế con lên xe, chị vừa nhắc nhở: “Con nhớ lời mẹ dặn là mỗi ngày đều phải chào bác bảo vệ nghe chưa?”. Tôi nghe tiếng “Dạ” ngoan ngoãn rõ to của cô bé”….
(Trích mục “Câu chuyện giáo dục”- Lê Ngọc HạnhBáo Tuổi trẻ - Số ra ngày 30/3/2016)
Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt của văn bản trên. (1 điểm)
Câu 2. Trong văn bản trên tác giả đã sử dụng từ địa phương (phương ngữ), hãy tìm và giải thích nghĩa của từ đó. (1 điểm)
Câu 3. Đặt nhan đề cho văn bản trên. (1 điểm)
Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì sau khi đọc văn bản trên. Hãy thể hiện suy nghĩ đó trong một đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 dòng). (2 điểm)
Phần II. LÀM VĂN (5,0 điểm)
Cảm nhận đoạn thơ sau:
...”Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
(Trích “Đây thôn Vĩ Dạ”- Hàn Mặc Tử)
ĐỀ SỐ 4
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 LỚP 11 MÔN VĂN
ĐỀ SỐ 11
PHẦN I. ĐỌC HIỂU
Câu 1: (2 điểm)
Phong cách ngôn ngữ chính luận là gì?
Câu 2: (3 điểm)
Em hãy viết bài văn ngắn (1-2 trang giấy) trình bày nhận thức và trách nhiệm của tuổi trẻ trước hiện tượng lãng phí trong cuộc sống hiện nay.
PHẦN II. LÀM VĂN: (5 điểm)
Cảm nhận của em về 13 câu đầu bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu.
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng.
Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
(Ngữ văn 11, tập 2, Nxb Giáo dục, 2007)
Trên đây chỉ trích đẫn 1 phần bộ 4 đề thi HK II môn Ngữ văn lớp 11 năm 2016. Để xem được đầy đủ đáp án chi tiết và thang điểm, các em vui lòng tải tài liệu về máy. Hy vọng bộ tài liệu này sẽ giúp các em tổng ôn lại kiến thức và kĩ năng làm bài thật tốt để đạt được kết quả thật cao trong kì thi học kì 2 sắp tới. Bên cạnh đó, đây cũng là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô dùng để ôn thi cho các em.
--MOD HỌC247 (Tổng hợp)