HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh tài liệu Bộ 4 đề thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 11 Trường THPT Thuận An. Tài liệu bao gồm các câu hỏi hoàn thành trong 45 phút. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới.
TRƯỜNG THPT THUẬN AN |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 11 NĂM HỌC 2019 - 2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Khi cho kim loại Cu phản ứng với HNO3 tạo thành khí độc hại. Biện pháp nào xử lý tốt nhất để chống ô nhiễm môi trường là
A. nút ống nghiệm bằng bông tẩm giấm. B. nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước vôi trong.
C. nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn. D. nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước.
Câu 2: Nung m gam muối Cu(NO3)2, sau một thời gian khối lượng chất rắn thu được là 114 gam đã giảm 27 gam so với khối lượng ban đầu. Số mol O2 thoát ra và hiệu suất của phản ứng nhiệt phân là
A. 0,375 mol; 52,63% B. 0,215 mol; 29% C. 0,425 mol; 80,85 % D. 0,125 mol; 33,33%
Câu 3: X là hỗn hợp của N2 và H2, có tỉ khối so với H2 là 4,25. Nung nóng X một thời gian trong bình kín có chất xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 6,8. Hiệu suất của phản ứng là
A. 14 % B. 50% C. 75% D. 25%
Câu 4: Thành phần chính của phân bón phức hợp amophot là
A. NH4H2PO4 và Ca(H2PO4)2. B. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.
C. NH4NO3 và Ca(H2PO4)2. D. Ca3(PO4)2 và (NH4)2HPO4.
Câu 5: Nung 67,2 gam hỗn hợp Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, Zn(NO3)2 sau phản thu được 4,48 lít khí O2(đktc). Chất rắn sau khi nung có khối lượng là
A. 34gam B. 46gam C. 24gam D. 64gam
Câu 6: Cho 0,28 mol Al vào dung dịch HNO3 dư thu được khí NO và dung dịch chứa 62,04g muối. Số mol khí NO thu được là
A. 0.1 B. 0.2 C. 0.6 D. 0.14
Câu 7: Sản phẩm phản ứng nhiệt phân nào sau đây không đúng?
A. NH4Cl → NH3 + HCl. B. NH4NO2 → N2 + 2H2O.
C. NH4NO3 → NH3 + HNO3. D. NH4HCO3 → NH3 + H2O + CO2.
Câu 8: Có 4 dung dịch trong 4 bình bị mất nhãn chứa các chất sau: (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4, NaOH. Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch trên là
A. Dung dịch BaCl2. B. Dung dịch AgNO3. C. Dung dịch KOH. D. Dung dịch Ba(OH)2.
Câu 9: Cho kim loại Cu tác dụng với HNO3 loãng sau một thời gian hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là
A. Khí tạo ra trong ống nghiệm có màu nâu đỏ, dung dịch chuyển sang màu xanh, đồng tan dần.
B. Khí tạo ra trong ống nghiệm không có màu, dung dịch chuyển màu xanh, đồng không tan.
C. Khí tạo ra trong ống nghiệm không có màu, dung dịch không có màu, đồng tan dần.
D. Khí tạo ra trong ống nghiệm có màu nâu đỏ, dung dịch chuyển sang màu xanh, đồng không tan.
Câu 10: Nhóm kim loại bị thụ động hoá trong HNO3 đặc nguội là :
A. Al, Fe. B. Ag, Fe. C. Pb, Ag. D. Cu, Al.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Sản phẩm phản ứng nhiệt phân nào sau đây không đúng?
A. NH4NO3 → NH3 + HNO3. B. NH4NO2 → N2 + 2H2O.
C. NH4HCO3 → NH3 + H2O + CO2. D. NH4Cl → NH3 + HCl.
Câu 2: Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua lần lượt là
A. Li3N2 và Al3N2. B. Li2N3 và Al2N3. C. Li3N và AlN. D. LiN3 và Al3N.
Câu 3: Nung 67,2 gam hỗn hợp Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, Zn(NO3)2 sau phản thu được 4,48 lít khí O2(đktc). Chất rắn sau khi nung có khối lượng là
A. 34gam B. 46gam C. 24gam D. 64gam
Câu 4: Cho P tác dụng với Ca, sản phẩm thu được là
A. CaP2. B. Ca3P2. C. Ca2(PO4)3. D. Ca2P3.
Câu 5: Oxi hóa hoàn toàn 3,1 gam photpho trong khí oxi dư. Cho toàn bộ sản phẩm vào 200 ml dung dịch NaOH 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Khối lượng muối trong X là
A. 14,2 gam B. 16,4 gam C. 11,1 gam D. 12,0 gam
Câu 6: Phản ứng hoá học nào dưới đây chứng tỏ amoniac là một chất khử?
A. 2NH3 + H2SO4 → ( NH4)2SO4. B. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + H2O.
C. NH3 + HNO3 → NH4NO3. D. NH3 + HCl → NH4Cl.
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Đốt cháy amoniac trong điều kiện có xúc tác sẽ thu được N2, H2O.
B. Amoniac là một bazơ yếu.
C. Phản ứng tổng hợp amoniac là phản ứng thuận nghịch.
D. NH3 là chất khí không màu, tan nhiều trong nước.
Câu 8: Nhóm kim loại bị thụ động hoá trong HNO3 đặc nguội là :
A. Ag, Fe. B. Al, Fe. C. Pb, Ag. D. Cu, Al.
Câu 9: Thành phần chính của phân bón phức hợp amophot là
A. Ca3(PO4)2 và (NH4)2HPO4. B. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.
C. NH4NO3 và Ca(H2PO4)2. D. NH4H2PO4 và Ca(H2PO4)2.
Câu 10: Khi cho kim loại Cu phản ứng với HNO3 tạo thành khí độc hại. Biện pháp nào xử lý tốt nhất để chống ô nhiễm môi trường là
A. nút ống nghiệm bằng bông tẩm giấm. B. nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn.
C. nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước vôi trong. D. nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước.
Câu 11: Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Muối amoni phản ứng với dung dịch kiềm nóng, giải phóng khí NH3.
B. Muối amoni kém bền với nhiệt
C. Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước.
D. Trong nước muối amoni điện li không hoàn toàn cho ion NH4+ không màu.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1: Khi nhiệt phân dãy muối nitrat nào đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơđioxit và khí oxi?
A. Cu(NO3)2, LiNO3, KNO3. B. Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Mg(NO3)2.
C. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2. D. Hg(NO3)2, AgNO3, KNO3.
Câu 2: X là hỗn hợp của N2 và H2, có tỉ khối so với H2 là 4,25. Nung nóng X một thời gian trong bình kín có chất xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 6,8. Hiệu suất của phản ứng là
A. 25% B. 14 % C. 50% D. 75%
Câu 3: Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là
A. NH3. B. NH4Cl. C. N2. D. H2O.
Câu 4: Hai khoáng vật chính của photpho là apatit và photphorit có công thức lần lượt là
A. Ca3(PO4)2. CaSO4 và Ca3(PO4)2. B. Ca3(PO4)2. CaSO4 và Ca(H2PO4)2.
C. 3Ca3(PO4)2.CaF2 và Ca3(PO4)2. D. Ca3(PO4)2 và 3Ca3(PO4)2.CaF2.
Câu 5: Cho m gam Fe tan trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thì thu được 6,72 lít (đktc) khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là
A. 11,2 B. 56 C. 5,6 D. 44,8
Câu 6: Cho kim loại Cu tác dụng với HNO3 loãng sau một thời gian hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là
A. Khí tạo ra trong ống nghiệm không có màu, dung dịch chuyển màu xanh, đồng không tan.
B. Khí tạo ra trong ống nghiệm có màu nâu đỏ, dung dịch chuyển sang màu xanh, đồng không tan.
C. Khí tạo ra trong ống nghiệm không có màu, dung dịch không có màu, đồng tan dần.
D. Khí tạo ra trong ống nghiệm có màu nâu đỏ, dung dịch chuyển sang màu xanh, đồng tan dần.
Câu 7: Cho cân bằng : NH3 + H2O . Để cho cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận cần tiến hành:
A. thêm vài giọt dung dịch NH4Cl. B. thêm vài giọt dung dịch HCl.
C. thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein. D. thêm vài giọt dung dịch KOH.
Câu 8: Xác định chất (A) và (B) trong chuỗi sau :
N2 NH3 (A) (B) HNO3
A. (A) là N2, (B) là NO2. B. (A) là NO, (B) là N2O5. C. (A) là NO, (B) là NO2. D. (A) là N2, (B) là N2O5.
Câu 9: Khi cho kim loại Cu phản ứng với HNO3 tạo thành khí độc hại. Biện pháp nào xử lý tốt nhất để chống ô nhiễm môi trường là
A. nút ống nghiệm bằng bông tẩm giấm. B. nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn.
C. nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước vôi trong. D. nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước.
Câu 10: Oxi hóa hoàn toàn 3,1 gam photpho trong khí oxi dư. Cho toàn bộ sản phẩm vào 200 ml dung dịch NaOH 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Khối lượng muối trong X là
A. 12,0 gam B. 11,1 gam C. 14,2 gam D. 16,4 gam
Câu 11: Cho P tác dụng với Ca, sản phẩm thu được là
A. Ca3P2. B. CaP2. C. Ca2(PO4)3. D. Ca2P3.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1: Cho P tác dụng với Ca, sản phẩm thu được là
A. Ca3P2. B. Ca2(PO4)3. C. CaP2. D. Ca2P3.
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Amoniac là một bazơ yếu.
B. Đốt cháy amoniac trong điều kiện có xúc tác sẽ thu được N2, H2O.
C. Phản ứng tổng hợp amoniac là phản ứng thuận nghịch.
D. NH3 là chất khí không màu, tan nhiều trong nước.
Câu 3: Cho m gam Fe tan trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thì thu được 6,72 lít (đktc) khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là
A. 5,6 B. 56 C. 11,2 D. 44,8
Câu 4: X là hỗn hợp của N2 và H2, có tỉ khối so với H2 là 4,25. Nung nóng X một thời gian trong bình kín có chất xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 6,8. Hiệu suất của phản ứng là
A. 50% B. 14 % C. 75% D. 25%
Câu 5: Xác định chất (A) và (B) trong chuỗi sau :
N2 → NH3 → (A) → (B) → HNO3
A. (A) là N2, (B) là NO2.
B. (A) là NO, (B) là N2O5.
C. (A) là NO, (B) là NO2.
D. (A) là N2, (B) là N2O5.
Câu 6: Cho 0,28 mol Al vào dung dịch HNO3 dư thu được khí NO và dung dịch chứa 62,04g muối. Số mol khí NO thu được là
A. 0.14 B. 0.1 C. 0.6 D. 0.2
Câu 7: Khi nhiệt phân dãy muối nitrat nào đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơđioxit và khí oxi?
A. Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Mg(NO3)2. B. Hg(NO3)2, AgNO3, KNO3.
C. Cu(NO3)2, LiNO3, KNO3. D. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2.
Câu 8: Số loại ion có trong dung dịch axit photphoric là bao nhiêu nếu không tính đến sự điện li của nước?
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 9: HNO3 đặc, nóng phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. Mg(OH)2, CuO, NH3, Pt. B. CaO, NH3, Au, PtCl2.
C. Mg(OH)2, CuO, NH3, Ag. D. Mg(OH)2, NH3, CO2, Au.
Câu 10: Phản ứng hoá học nào dưới đây chứng tỏ amoniac là một chất khử?
A. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + H2O. B. 2NH3 + H2SO4 → ( NH4)2SO4.
C. NH3 + HCl → NH4Cl. D. NH3 + HNO3 → NH4NO3.
Câu 11: Nung 67,2 gam hỗn hợp Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, Zn(NO3)2 sau phản thu được 4,48 lít khí O2(đktc). Chất rắn sau khi nung có khối lượng là
A. 34gam B. 64gam C. 24gam D. 46gam
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 11 Trường THPT Thuận An. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: