Để giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập, củng cố kiến thức về biến dị HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh tài liệu Bộ 32 câu trắc nghiệm ôn tập chủ đề biến dị Sinh học 9 năm 2020 có đáp án. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi. Chúc các em có một kì thi thật tốt!
BỘ 32 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHỦ ĐỀ BIẾN DỊ
SINH HỌC 9 NĂM 2020
Câu 1: Nguyên nhân gây đột biến cấu trúc NST là
A. Do các tác nhân, vật lí, hóa học từ môi trường tác động làm phá vỡ cấu trúc NST
B. Do con người chủ động sử dụng các tác nhân vật lý, hóa học tác động vào cơ thể sinh vật
C. Do quá trình giao phối ở các sinh vật sinh sản hữu tính
D. Cả A và B
Câu 2: Các dạng đột biến cấu trúc NST được gọi là
A. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn
B. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn
C. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đạo, lặp đoạn
D. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn
Câu 3: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể nhưng làm thay đổi trình tự các gen trên đó, ít ảnh hưởng đến sức sống?
A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
B. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 4: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác dụng của các tác nhân gây đột biến, dẫn đến:
A. Phá vỡ cấu trúc NST
B. Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST
C. NST gia tăng số lượng trong tế bào
D. Cả A và B đều đúng
Câu 5: Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào?
ABCDEFGH ABCDEFG
A. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 6: Dạng đột biến nào dưới đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia là
A. Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzim amilaza thủy phân tinh bột
B. Đảo đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan
C. Lặp đoạn trên NST X của ruồi giấm làm thay đổi hình dạng của mắt
D. Lặp đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan
Câu 7: Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng làm cho lượng vật chất di truyền không thay đổi là
A. Đảo đoạn
B. Mất đoạn
C. Lặp đoạn
D. Tất cả các đột biến trên
Câu 8: Dạng đột biến cấu trúc NST thường gây hậu quả lớn nhất đó là
A. Đảo đoạn
B. Mất đoạn
C. Lặp đoạn
D. Chuyển đoạn
Câu 9: Hoạt tính của enzim amylaza tăng, làm hiệu suất chế tạo mạch nha, kẹo, bia, rượu tăng lên là ứng dụng của loại đột biến nào sau đây
A. Mất đoạn NST
B. Chuyển đoạn trên 1 NST
C. Lặp đoạn NST
D. Chuyển đoạn tương hỗ
Câu 10: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác động của các tác nhân gây đột biến, dẫn đến
A. Phá vỡ cấu trúc NST
B. Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST
C. NST gia tăng số lượng trong tế bào
D. Cả A và B đều đúng
Câu 11: Một hội chứng ung thư máu ở người là biểu hiện của một dạng đột biến NSt. Đó là dạng nào?
A. Lặp đoạn
B. Mất đoạn
C. Đảo đoạn
D. Chuyển đoạn
Câu 12: Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST là
A. Do NST thường xuyên co xoắn trong phân bào
B. Do tác động của các tác nhân vật lí, hóa học của ngoại cảnh
C. Hiện tượng tự nhân đôi của NST
D. Sự tháo xoắn của NST khi kết thúc phân bào
Câu 13: Đột biến số lượng NST bao gồm
A. Lặp đoạn và đảo đoạn NST
B. Đột biến dị bội và chuyển đoạn NST
C. Đột biến đa bội và mất đoạn NST
D. Đột biến đa bội và đột biến dị bội trên NST
Câu 14: Cơ chế phát sinh thể dị bội là do sự phân li không bình thường của một số cặp NST trong giảm phân, tạo nên:
A. Giao tử có 3 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng
B. Giao tử có 2 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng
C. Hai giao tử đều có 1 NST của cặp tương đồng
D. Hai giao tử đều không có NST nào của cặp tương đồng
Câu 15: Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở
A. Toàn bộ các cặp NST trong tế bào
B. Ở một hay một số cặp NST nào đó trong tế bào
C. Chỉ xảy ra ở NST giới tính
D. Chỉ xảy ra ở NST thường
Câu 16: Thể dị bội gồm dạng nào?
A. Dạng 2n- 2
B. Dạng 2n- 1
C. Dạng 2n + 1
D. Cả ba đáp án trên
Câu 17: Thể 1 nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng
A. Thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó
B. Thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó
C. Thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó
D. Thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó
Câu 18: Thể ba nhiễm (hay tam nhiễm) là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có
A. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 3 chiếc
B. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 1 chiếc
C. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 2 chiếc
D. Có một cặp NST nào đó có 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc
Câu 19: Thể không nhiễm là thể mà trong tế bào:
A. Không còn chứa bất kì NST nào
B. Không có NST giới tính, chỉ có NST thường
C. Không có NST thường, chỉ có NST giới tính
D. Thiểu hẳn một cặp NST nào đó
Câu 20: Thể dị bội có thể tìm thấy ở loài nào sau đây?
A. Ruồi giấm
B. Đậu Hà Lan
C. Người
D. Cả 3 loài nêu trên
Câu 21: Ở người hiện tượng dị bội thể được tìm thấy ở
A. Chỉ có NST giới tính
B. Chỉ có ở các NST thường
C. Cả ở NST thường và NST giới tính
D. Không tìm thấy thể dị bội ở người
Câu 22: Thể 3 nhiễm (2n+ 1= 25) có thể tìm thấy ở loài nào sau đây?
A. Lúa nước
B. Cà độc dược
C. Cà chua
D. Cả 3 loài nêu trên
Câu 23: Đặc điểm của thực vật đa bội là
A. Có các cơ quan sinh dưỡng to nhiều so với thể lưỡng bội
B. Tốc độ phát triển chậm
C. Kém thích nghi và khả năng chống chịu với môi trường yếu
D. Ở cây trồng thường làm giảm năng suất
Câu 24: Thể đa bội được phát sinh theo cơ chế nào?
A. Do tác động ngoại cảnh, bộ NST tăng lên gấp bội
B. Tất cả các cặp NST không phân li do thoi vô sắc không được hình thành
C. Do kiểu gen bị biến đổi nhiều, kiểu hình cũng biến đổi theo
D. Cả A và B
Câu 25: Đột biến đa bội là dạng đột biến nào?
A. NST bị thay đổi về cấu trúc
B. Bộ NST bị thừa hoặc thiếu 1 vài NST
C. Bộ NST tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n
D. Bộ NST tăng, giảm theo bội số của n
Câu 26: Thể đa bội là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có
A. Sự tăng số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp
B. Sự giảm số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp
C. Sự tăng số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó
D. Sự giảm số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó
Câu 27: Hiện tượng tăng số lượng xảy ra ở toàn bộ các NST trong tế bào được gọi là
A. Đột biến đa bội thể
B. Đột biến dị bội thể
C. Đột biến cấu trúc NST
D. Đột biến mất đoạn NST
Câu 28: Thể đa bội không tìm thấy ở
A. Đậu Hà Lan
B. Cà độc dược
C. Rau muống
D. Người
Câu 29: Hoá chất sau đây thường được ứng dụng để gây đột biến đa bội ở cây trồng là
A. Axit phôtphoric
B. Axit sunfuaric
C. Cônsixin
D. Cả 3 loại hoá chất trên
Câu 30: Thể đa bội không có đặc điểm nào sau đây?
A. Sinh trưởng mạnh, phát triển nhanh
B. Năng suất cao, phẩm chất tốt
C. Những cá thể đa bội lẻ có khả năng sinh sản hữu tính
D. Rất ít gặp ở động vật
Câu 31: Tác nhân hóa học nào sau đây được dùng phổ biến để gây đa bội hóa?
A. Tia gamma
B. Hóa chất EMS
C. Hóa chất NMU
D. Consixin
Câu 32: Con người có thể tạo ra thể tứ bội bằng cách nào trong các cách dưới đây?
1. Cho các cá thể tứ bội sinh sản dinh dưỡng hay sinh sản hữu tính.
2. Giao phối giữa cây tứ bội với cây lưỡng bội.
3. Làm cho bộ NST của tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li trong nguyên phân.
4. Làm cho bộ NST của tế bào sinh dục nhân đôi nhưng không phân li trong giảm phân, rồi tạo điều kiện cho các giao tử này thụ tinh với nhau.
Số phương án đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
C |
A |
D |
A |
A |
A |
A |
C |
D |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
B |
B |
D |
B |
B |
D |
D |
D |
D |
D |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
C |
D |
A |
B |
C |
D |
A |
D |
C |
C |
31 |
32 |
|
|
|
|
|
|
|
|
D |
C |
|
|
|
|
|
|
|
|
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: