YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HSG môn Ngữ văn 6 năm 2022 Trường THCS Bạch Đằng có đáp án

Tải về
 
NONE

Cùng với việc tìm kiếm văn mẫu thì ôn luyện đề cũng giúp ích rất nhiều cho quá trình chuẩn bị thi HSG của các em học sinh lớp 6. Tài liệu Bộ 3 đề thi HSG môn Ngữ văn 6 năm 2022 Trường THCS Bạch Đằng có đáp án đã được Học247 sưu tầm và chọn lọc dưới đây sẽ giúp các em củng cố kiến thức môn Ngữ văn. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS

 BẠCH ĐẰNG

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 90 phút

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1: (6 điểm)

Trong bài thơ “Lượm” (Ngữ văn 6, tập II) Tố Hữu đã viết:

…Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng …

Lượm ơi, còn không?

Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

Câu 2: (14 điểm)

Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kỳ diệu: mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non nhú lên, tràn trề nhựa sống.

Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kỳ diệu ấy của thiên nhiên.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1: (6 điểm)

Học sinh nêu được các ý sau:

  • Tác giả sử dụng các động từ, tính từ gợi tả để khắc họa đậm nét tư thế hi sinh của Lượm vừa hiện thực, vừa lãng mạn (1 điểm)
  • Lượm ngã xuống trên đồng lúa quê hương, tay nắm chặt bông lúa như muốn níu lấy quê hương, níu lấy tuổi trẻ và sự sống của mình. (1 điểm)
  • Đất quê hương, “lúa thơm mùi sữa” của quê hương như ôm ấp, ru giấc ngủ dài cho Lượm. Linh hồn bé nhỏ và anh hùng ấy đã hóa thân vào quê hương, đất nước. (1 điểm)
  • Câu thơ “Lượm ơi, còn không?” được tách thành một khổ thơ riêng, ngang hàng với các khổ thơ 4 câu trước và sau đó, cách dùng hô ngữ và câu hỏi tu từ. (1 điểm)
    • Diễn tả cảm xúc ngạc nhiên, bất ngờ, bàng hoàng, đau đớn trước cái chết của Lượm, như không tin đó là sự thật. (2 điểm)
    • Sự hi sinh của chú bé liên lạc đã trở thành bất tử trong lòng tác giả và mỗi chúng ta. (1 điểm)

Câu 2: (14 điểm)

A . Nội dung: 12 điểm

1. Yêu cầu chung:

  • Đề bài yêu cầu học sinh kể câu chuyện tưởng tượng về sự biến đổi kì diệu của thế giới thiên nhiên.
  • Đề mở, chỉ gợi ý về các nhân vật, về tình huống, còn người kể tự xác định nội dung. Dù chọn nội dung nào thì câu chuyện cũng phải có một ý nghĩa nhất định (ca ngợi Đất Mẹ, ca ngợi Mùa Xuân, ca ngợi sức sống của cỏ cây, hoa lá, ...)
  • Học sinh có thể chọn cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất (Cây Bàng tự kể chuyện mình) hoặc kể ở ngôi thứ ba …

2. Yêu cầu cụ thể:

a) Mở bài (1,0 điểm)

  • Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
  • Giới thiệu (khái quát) các nhân vật trong câu chuyện.

b) Thân bài ( 10 điểm)

Số lượng nhân vật chỉ cần đúng theo gợi ý của đề (Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân).

  • Các nhân vật phải được đặt trong tình huống cụ thể với sự dẫn dắt câu chuyện: từ mùa đông chuyển sang mùa xuân, cây cối như được tiếp thêm sức sống mới…(3,0 điểm)
  • Kết hợp vừa kể chuyện, vừa miêu tả các nhân vật, khung cảnh:(4,0 điểm)
    • Cây Bàng về mùa đông: trơ trụi, gầy guộc, run rẩy, cầu cứu Đất Mẹ. 1,0điểm
    • Đất Mẹ điềm đạm, dịu dàng động viên Cây Bàng dũng cảm chờ đợi Mùa Xuân và dồn chất cho cây. (1,0 điểm)
    • Lão già Mùa Đông: già nua, xấu xí, cáu kỉnh,... (1,0 điểm)
    • Nàng tiên Mùa Xuân: trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng .... (1,0 điểm)
  • Thông qua câu chuyện (có thể có mâu thuẫn, lời thoại…), làm rõ sự tương phản giữa một bên là sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên, của sự sống (Cây Bàng, Đất Mẹ, Mùa Xuân) và một bên là sự khắc nghiệt, lạnh lẽo (Mùa Đông)…(3,0 điểm)

c) Kết bài (1,0 điểm)

  • Khẳng định lại sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên …
  • Có thể phát biểu cảm xúc, suy nghĩ của em về mua xuân, về thiên nhiên…

(Lưu ý: ghi điểm theo ý như trên chỉ là những gợi ý, trong bài làm, học sinh có thể trình bày gộp các ý hoặc kết hợp giữa miêu tả các nhân vật với kể chuyện và có cách kể sáng tạo hơn – giáo viên cần khuyến khích sự sáng tạo và cách trình bày khác của hs, không vận dụng thang điểm một cách máy móc)

B. Hình thức: 2,0 điểm

  • Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ.
  • Văn viết trôi chảy, mạch lạc, truyền cảm, có sáng tạo.
  • Không sai các lỗi: dùng từ, câu và chính tả.

ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1: (4,0 điểm).

Phân tích giá trị nghệ thuật của hình ảnh hoán dụ trong đoạn thơ sau:

“Hỡi những trái tim không thể chết

Chúng tôi đi theo bước các anh

Những hồn Trần Phú vô danh

Sóng xanh biển cả cây xanh núi ngàn”

                                (Tố Hữu)

Câu 2: (6,0 điểm).

   Đọc thầm câu chuyện sau: “Câu chuyện về túi khoai tây” và trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện bằng một bài văn ngắn.

   Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi thích thú viết tên những người không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

      Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi với bạn bè cũng phải đem theo.

     Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

     Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong long. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng cho bản thân mình".

Câu 3: (10 điểm)

    Bướm và Ong gặp nhau trong một vườn hoa cùng nhau  trò truyện về cách  sống của mình. Em hãy kể lại cuộc đối  thoại đó theo trí tưởng tượng của em.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1. (4 điểm)

     * Chỉ ra các hình ảnh hoán dụ: (2 điểm)

      + Hình ảnh “Những trái tim không thể chết”, “trái tim” chỉ tình yêu nước thương dân, tình yêu lí tưởng cách mạng của các anh hùng liệt sĩ.

      * Phân tích tác dụng của các hình ảnh hoán dụ: (2 điểm)

       Qua những hình ảnh ấy, Tố Hữu ca ngợi tình yêu nước thương dân, lòng trung thành với lí tưởng cộng sản của các liệt sĩ cách mạng. Nhà thơ khảng định tên tuổi và tinh thần cách mạng của các liệt sĩ đời đời bất tử, trường tồn với đất nước, với dân tộc Việt Nam. 

Câu 2: (6 điểm)

Câu 2: (6 điểm)

*Yêu cầu về kĩ năng: (1 điểm)

- Bài viết có bố cục và cách trình bày hợp lí.

- Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt.

- Diễn đạt tốt không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.

*Yêu cầu về nội dung: (5 điểm)

- Tóm tắt mẩu chuyện: (1 điểm)

      +  Câu chuyện kể về việc thầy giáo yêu cầu các em học sinh luôn mang theo bên mình túi khoai tây có ghi tên những người các em ghét, giận trong một tuần.

     + Chỉ trong một thời gian ngắn các em thấy khó chịu về việc đó và xin thầy cho phép bỏ các túi khoai ấy đi.

  • Ý nghĩa câu chuyện: (2 điểm)

+ Trong câu chuyện trên, khi quẳng được số khoai tây nặng nề, rỉ nước đầy tên những người mình không ưa hay giận ghét, ai cũng thấy nhẹ nhõm trong lòng.

+ Tha thứ cũng vậy, người được tha thứ vui mừng đã đành, người tha thứ cũng chút bỏ được hận thù , thấy tâm hồn mình thanh thản nhẹ nhàng. Như thế phải chăng đó là một món quà quý giá, tốt đẹp mà chúng ta đã  dành  tặng cho bản thân chúng ta.

  • Bài học rút ra cho bản thân: (2 điểm)

+ Không nên ghi nhớ thù hận người khác. Cần biết tha thứ để có một tâm hồn nhẹ nhõm thanh cao.

      Câu 3: ( 10 điểm)

  • Yêu cầu chung:
  • Yêu cầu về hình thức:

Nên dùng ngôi kể thứ ba và chỉ cần nhân vật mà đề đã nêu thể hiện được suy nghĩ, tâm sự của mình (tức là đã được nhân hoá).

  • Yêu cầu cụ thể:

      Bài viết thể hiện được các nội dung cơ bản sau:

         Mở bài:

            Bướm đang xập xòe bay lượn nhởn nhơ trong vườn hoa, bỗng gạp chú Ong cặm cụi hút mật nhụy hoa.

       Thân bài:

      -  Bướm tự hào về đôi cánh đẹp trời cho nên cảm thấy hạnh phúc, tha hồ vui chơi,du ngoạn trong bộ áo lộng lẫy.

      - Ong không đồng ý về cách sống của Bướm. Theo Ong ,cuộc sống phải đem lại cho đời một cái gì có ích, những dòng mật ngọt chữa trị bệnh, nuôi con người… 

      Kết bài: 

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

Câu I: (3 điểm)

Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế mèn phiêu lưu ký) của nhà văn Tô Hoài có đoạn:

"Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:

- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

Tôi về, không một chút bận tâm."

(Ngữ văn 6, tập 2, NXBGD-2008)

a. Đoạn văn trên có bao nhiêu câu? Ghi lại mỗi câu thành một dòng độc lập.

b. Căn cứ vào dấu câu và dựa vào phân loại câu theo mục đích nói thì mỗi câu trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu gì?

Câu II: (3 điểm)

Sau khi bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ra đời và được đưa vào chương trình sách Giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1, nhà thơ Minh Huệ có ý định sửa lại hai câu thơ: Mái lều tranh xơ xác thành Lều tranh sương phủ bạcManh áo phủ làm chăn thành Manh áo cũ là chăn. Theo em tại sao nhà thơ lại không sửa nữa?

Câu III. (6 điểm)

"Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu!"

(Trích bài thơ "Tre Việt Nam" - Nguyễn Duy)

Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên.

Câu IV: (8 điểm)

Từ những cuộc vận động "ủng hộ đồng bào bị lũ lụt", "Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam", "ủng hộ nhân dân Nhật Bản"... và những chương trình truyền hình "Trái tim cho em", "Thắp sáng ước mơ". Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình bằng bài văn ngắn với nội dung: Sự sẻ chia và tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

Câu I: (3 điểm)

a. Đoạn văn trên gồm có 9 câu. Đó là:

Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. (Câu kể)

Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng: (Câu kể)

- Hức! (Câu cảm)

Thông ngách sang nhà ta? (Câu hỏi)

b. Học sinh phân loại cứ đúng 3 câu cho 0.75 điểm. Các trường hợp còn lại, GV tự cho các mức điểm phù hợp trong khung điểm quy định của câu.

Câu II: (3 điểm)

a. Câu thứ nhất: Mái lều tranh xơ xác thành Lều tranh sương phủ bạc.

b.- Nếu thay bằng Lều tranh sương phủ bạc. Câu thơ gợi sự tròn trịa đẹp thanh nhã, mang hơi hướng của thơ cổ điển phương Đông. Vì thế sẽ lạc điệu nếu đặt trong toàn mạch bài thơ. Âm hưởng câu thơ trang trọng, cầu kỳ, không phù hợp với âm hưởng cả bài. (1 điểm)

- Không phù hợp quy luật tự nhiên: Vì "trời mưa lâm thâm" nên không thể có "sương phủ bạc". (0,5 điểm)

Câu III. (6 điểm) Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên...

Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản như sau:

  • Bài thơ "Tre Việt Nam" được Nguyễn Duy sáng tác vào những năm 1971-1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, phải tập trung sức người, sức của, ý chí và tinh thần, lực lượng của toàn dân tộc để chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng. (1 điểm)
  • Tác giả mở đầu bài thơ như một câu hỏi, gợi lại "chuyện ngày xưa" trong cổ tích để khẳng định cây tre đã gắn bó bao đời với con người Việt Nam: (1 điểm)

Câu IV. (8 điểm)

Lưu ý: Đây là đề mở, vì vậy học sinh có thể nêu cảm nghĩ bằng nhiều cách khác nhau, miễn là đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau:

1. Yêu cầu về kỹ năng trình bày: Đảm bảo một bài văn phát biểu cảm nghĩ có bố cục rõ ràng, sắp xếp ý hợp lý, hành văn trôi chảy, mạch lạc, văn viết giàu cảm xúc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, ít sai lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. (1 điểm)

2. Yêu cầu về kiến thức:

  • Nêu cảm nghĩ chung: Nội dung của các chương trình truyền hình và và các cuộc vận động nêu trên là nhằm mục đích sẻ chia, giúp đỡ những người gặp khó khăn. Việc làm này thể hiện tinh thần yêu thương, đùm bọc, tinh thần đoàn kết, nhân ái của nhân dân ta. (1 điểm)
  • Hiểu được sẻ chia và tình yêu thương là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện mối quan tâm giữa người với người trong cuộc sống. (1 điểm)
  • Hiểu được sẻ chia và tình yêu thương sẽ đem lại hạnh phúc cho những ai được nhận, 

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HSG môn Ngữ văn 6 năm 2022 Trường THCS Bạch Đằng có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

                                                                                                                  

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF