Để giúp các em rèn luyện và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ năm 2020-2021 HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Vật Lý 11 Trường THPT Tôn Đức Thắng kèm lời giải chi tiết để giúp các em cọ xát với đề thi. Mời các em tham khảo nội dung chi tiết tại đây!
Chúc các em đạt kết quả cao tất cả các môn trong kỳ kiểm tra sắp tới.
TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG |
KIỂM TRA HỌC KỲ 1 MÔN: VẬT LÝ 11 Năm học: 2020-2021 Thời gian: 45p |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1 : Công thức định luật Ôm cho toàn mạch là:
\(\begin{array}{l} A.{U_{AB}} = \xi - rI\\ B.U = IR\\ C.I = \frac{\xi }{{R + r}}\\ D.\xi = RI + rI \end{array}\)
Câu 2 : Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch không tỉ lệ thuận với
A. thời gian dòng điện chạy qua mạch.
B. nhiệt độ của vật dẫn trong mạch.
C. hiệu điện thế hai đầu mạch.
D. cường độ dòng điện trong mạch.
Câu 3 : Ở 200C điện trở suất của bạc là 1,62.10−8Ω.m. Biết hệ số nhiệt điện trở của bạc là 4,1.10−3K−1. Ở 330K thì điện trở suất của bạc là
A.4,151.10−8Ωm
B.3,679.10−8Ωm
C. 1,866.10−8Ωm
D. 3,812.10−8Ωm
Câu 4 : Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q=5.10−9(C) tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 10(cm) có độ lớn là:
A. E=0,225(V/m)
B. E=4500(V/m)
C. 0,450(V/m)
D. E=2250(V/m)
Câu 5 : Bản chất dòng điện trong chất điện phân là
A. Dòng ion dương dịch chuyển thoe chiều điện trường.
B. Dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.
C. Dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.
D. Dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.
Câu 6 : Một nguồn điện một chiều có suất điện động 12V và điện trở trong 2Ω được nối với điện trở R=10Ωthành mạch điện kín. Bỏ qua điện trở của dây nối. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R là
A. 10W B. 2W
C. 20W D. 12W
Câu 7 : Một quạt điện được sử dụng dưới hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua quạt có cường độ là 5(A). Biết giá điện là 600 đồng/kWh. Tiền điện phải trả cho việc sử dụng quạt trong 30 ngày, mỗi ngày sử dụng 30 phút là
A. 12600 đồng
B. 99000 đồng
C. 126000 đồng
D. 9900 đồng
Câu 8. Các lực lạ bên trong của nguồn không có tác dụng:
A. Tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện.
B. Tạo ra sự tích điện khác nhau giữa 2 cực của nguồn điện.
C. Làm cho điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.
D. Tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện.
Câu 9. Cho một điện tích điểm −Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều
A. phụ thuộc độ lớn của nó.
B. hướng về phía nó.
C. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.
D. hướng ra xa nó.
Câu 10. Cho bộ nguồn gồm 3 nguồn giống nhau ghép nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động 1,5V và điện trở trong 0,2Ω. Tìm suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.
A. 4,5V;0,6Ω.
B.0,6V;4,5Ω.
C.3V;0,4Ω.
D. 3V;0,6Ω
Câu 11. Công của lực điện không phụ thuộc vào
A. cường độ của điện trường.
B. vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi.
C. hình dạng của đường đi.
D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển.
Câu 12. Hiện tượng điện phân không được ứng dụng trong việc:
A. hàn kim loại
B. mạ điện
C. đúc điện
D. luyện kim
Câu 13. Điều kiện để có dòng điện là
A. có điện tích tự do.
B. có nguồn điện.
C. có hiệu điện thế và điện tích tự do.
D. có hiệu điện thế.
Câu 14. Trên hình bên có vẽ một số đường sức của hệ thống hai điện tích điểm A và B.
Chọn kết luận đúng?
A. A là điện tích dương, B là điện tích âm.
B. A là điện tích âm, B là điện tích dương.
C. Cả A và B là điện tích âm.
D. Cả A và B là điện tích dương.
Câu 15. Dòng điện được định nghĩa là
A. là dòng chuyển dời có hướng của ion dương.
B. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.
C. dòng chuyển động của các điện tích.
D. là dòng chuyển dời có hướng của electron.
...
----(Nội dung phần tự luận và lời giải của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)----
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu đặt cách nhau 2cm . Cường độ điện trường giữa hai bản là 3000V/m. Sát bản mang điện dương người ta đặt một hạt mang điện dương có khối lượng m = 4,5.10-6g và có điện tích q =1,5.10-2C. Vận tốc của hạt mang điện khi nó đập vào bản âm là
A. 2.104m/s B. 2000 m/s C. 2.108m/s D. 2.106 m/s
Câu 2: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F1 = 1,6.10-4 (N). Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F2 = 2,5.10-4 (N) thì khoảng cách giữa chúng là:
A. r2 = 1,28 (m). B. r2 = 1,6 (m). C. r2 = 1,6 (cm). D. r2 = 1,28 (cm).
Câu 3: Khi mắc các điện trở nối tiếp với nhau thành một đoạn mạch. Điện trở tương đương của đoạn mạch sẽ
A. bằng trung bình cộng các điện trở trong đoạn mạch.
B. bằng tổng của điện trở lớn nhất và nhỏ nhất trong đoạn mạch.
C. lớn hơn điện trở thành phần lớn nhất trong đoạn mạch.
D. nhỏ hơn điện trở thành phần nhỏ nhất trong đoạn mạch.
Câu 4: Hai điện tích điểm bằng nhau được đặt trong nước (έ=81) cách nhau 3cm.Lực đẩy giữa chúng bằng 0,2.10-5N. Độ lớn của các điện tích đó là
A. q =16.10-8C B. q =16.10-9C C. q = 4.10-8C D. q = 4.10-9C
Câu 5: Suất điện động của một pin 1,5V. Công của lực lạ khi dịch chuyển điện tích + 4C từ cực âm tới cực dương bên trong nguồn điện là:
A. 2,7J. B. 0,3J. C. 6,0J. D. 0,6J.
Câu 6: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 1µC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000V/m trên quãng đường dài 1m là
A. 1J B. 1mJ C. 1000J D. 1µJ
Câu 7: Gọi Q, C, U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. C không phụ thuộc vào Q và U. B. C tỉ lệ nghịch với U.
C. C phụ thuộc vào Q và U. D. C tỉ lệ thuận với Q.
Câu 8: Điều kiện để có dòng điện là
A. chỉ cần có hiệu điện thế.
B. chỉ cần có nguồn điện.
C. chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
D. chỉ cần có các vật dẫn.
Câu 9: Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng?
A. UMN = E.d B. UMN = VM – VN. C. E = UMN.d D. AMN = q.UMN
Câu 10: Tại hai điểm A va B cách nhau 5cm trong chân không có hai điện tích q1=16.10-8C va q2= -9.10-8C. Cường độ điện trường tổng hợp tại điểm C nằm cách A một khoảng 4cm và cách B một khoảng 3cm
A. 21.104V/m B. 12.104V/m C. 12,7.105V/m D. 13.105V/m
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Hạt êlectron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31 (kg).
B. êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác
C. Hạt êlectron là hạt có mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19 (C).
D. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion.
Câu 12: Hai điện tích điểm q1 = 2.10-2 (μC) và q2 = - 2.10-2 (μC) đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn a = 30 (cm) trong không khí. Lực điện tác dụng lên điện tích q0 = 2.10-9 (C) đặt tại điểm M cách đều A và B một khoảng bằng a có độ lớn là:
A. F = 3,464.10-6 (N). B. F = 6,928.10-6 (N).
C. F = 4.10-10 (N). D. F = 4.10-6 (N).
Câu 13: Muốn mắc ba pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động 3V thành bộ nguồn 9V thì:
A. ghép ba pin nối tiếp.
B. phải ghép hai pin song song và nối tiếp với pin còn lại.
C. ghép ba pin song song.
D. không ghép được.
Câu 14: Một nguồn điện suất điện động E và điện trở trong r được nối với một mạch ngoài có điện trở tương đương R. Nếu R = r thì
A. công suất tiêu thụ trên mạch ngoài là cực tiểu.
B. dòng điện trong mạch có giá trị cực tiểu.
C. dòng điện trong mạch có giá trị cực đại.
D. công suất tiêu thụ trên mạch ngoài là cực đại.
Câu 15: Khi mắc các điện trở song song với nhau thành một đoạn mạch. Điện trở tương đương của đoạn mạch sẽ
A. lớn hơn điện trở thành phần lớn nhất trong đoạn mạch.
B. bằng tổng của điện trở lớn nhất và nhỏ nhất trong đoạn mạch.
C. bằng trung bình cộng các điện trở trong đoạn mạch.
D. nhỏ hơn điện trở thành phần nhỏ nhất trong đoạn mạch.
...
----(Nội dung từ câu 16-40 của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)----
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 2 lần thì độ lớn cường độ điện trường
A. giảm 4 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 2 lần. D. không đổi.
Câu 2: Hai quả cầu nhỏ tích điện dương q1, q2 treo bằng hai sợi dây mảnh (cách điện)cùng chiều dài vào cùng một điểm. Khi hệ cân bằng thì hai quả cầu cách nhau r.Sau đó cho chúng tiếp xúc với nhau rồi buông ra, để chúng cân bằng thì hai quả cầu cách nhau r/ .Giá trị nhỏ nhất r/ là
A. r/ = r B. r/
Câu 3: Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 4 V thì tụ tích được một điện lượng 2 μC. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng
A. 2 μC. B. 1 μC. C. 5 μC. D. 50 μC.
Câu 4: Trong các công thức sau, công thức nào sau đây là không đúng?
A. W = Q2/2C. B. W = CU2/2. C. W = QU/2. D. W = C2/2Q.
Câu 5: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 2 μC từ A đến B là 4 mJ. UAB là
A. – 8 V. B. 2 V. C. 2000 V. D. – 2000 V.
Câu 6: Xét tương tác của hai điện tích điểm trong một môi trường xác định. Khi lực đẩy Cu – lông tăng 2 lần thì hằng số điện môi
A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. vẫn không đổi. D. giảm 4 lần.
Câu 7: Khi điện tích dịch chuyển trong điện trường đều theo chiều đường sức thì nó nhận được một công 10 J. Khi dịch chuyển tạo với chiều đường sức 600 trên cùng độ dài quãng đường thì nó nhận được một công là
A. 5 J. B. \(5\sqrt 2 \) J. C. 7,5J. D. J.
Câu 8: Khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm tăng lên gấp đôi thì điện thế tại điểm đó
A. giảm một nửa. B. tăng gấp đôi. C. không đổi. D. tăng gấp 4.
Câu 9: Hạt nhân của một nguyên tử oxi có 8 proton và 9 notron, số electron của nguyên tử oxi là
A. 8. B. 17. C. 16. D. 9.
Câu 10: Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ 150 V/m thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là
A. 80 J. B. 40 mJ. C. 80 mJ. D 40 J.
Câu 11: Hai điện tích điểm cùng độ lớn 10-4 C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn
10-3 N thì chúng phải đặt cách nhau
A 30000 m. B 900 m. C 90000 m. D 300 m.
Câu 12: Đặt một điện tích thử q = 1μC tại một điểm, nó chịu một lực điện 1mN có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là
A. 1V/m, từ trái sang phải.
B. 1000 V/m, từ phải sang trái.
C. 1V/m, từ phải sang trái.
D. 1000 V/m, từ trái sang phải
Câu 13: Một điện tích đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 (V/m). Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10-4 (N). Độ lớn điện tích đó là
A. q = 12,5.10-6 (μC).
B. q = 8.10-6 (μC).
C. q = 12,5 (μC).
D. q = 1,25.10-3 (C).
Câu 14: Một tụ điện được tích điện bằng một hiệu điện thế 10 V thì năng lượng của tụ là 0,1mJ. Nếu muốn năng lượng của tụ là 0,225 mJ thì hai bản tụ phải có hiệu điện thế là
A. 15 V. B. 40 V. C. 7,5 V. D. 20 V.
Câu 15: Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 4 cm có một hiệu điện thế không đổi 200 V. Cường độ điện trường ở khoảng giữa hai bản kim loại là
A. 800 V/m. B. 5000 V/m. C. 80 V/m. D. 50 V/m.
...
-----(Để xem đầy đủ nội dung của đề thi và đáp án, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)-----
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Vật Lý 11 trường THPT Tôn Đức Thắng có đáp án năm 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung của tài liệu, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.