Nhằm giúp các em học sinh lớp 7 có thêm tài liệu giúp ôn tập chuẩn bị trước kì thi Học kì 2 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 6 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Trần Khai Nguyên được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em ôn tập môn Ngữ văn 6 KNTT, chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THCS TRẦN KHAI NGUYÊN |
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC: 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 6 KNTT Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) |
ĐỀ THI SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.
Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa…”
(Cô bé bán diêm - Andecxen)
Câu 1. Tìm các từ thuộc trường từ vựng “thiên nhiên” trong đoạn văn.
Câu 2. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên.
Câu 3. Phân tích và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép đó.
II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)
Viết bài văn (khoảng 400 chữ) thuyết minh thuật lại một sự kiện (lễ hội) mà em từng tham dự chứng kiến.
-----------HẾT-----------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1.
- Trường từ vựng thiên nhiên: tuyết, mặt trời, mặt đất, bầu trời.
Câu 2.
Câu ghép: Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt.
Câu 3.
Sáng hôm sau: trạng ngữ
tuyết: chủ ngữ 1
vẫn phủ kín mặt đất: vị ngữ 1
nhưng: quan hệ từ
mặt trời: chủ ngữ 2
lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhạt: vị ngữ 2
- Quan hệ: Tương phản (nhưng)
II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)
Viết bài văn (khoảng 400 chữ) thuyết minh thuật lại một sự kiện (lễ hội) mà em từng tham dự chứng kiến.
Bài làm tham khảo
Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của ngày khai trường. Nhưng ngày khai trường của ngôi trường THCS Hoàng Liệt làm tôi có những ấn tượng đẹp và những ấn tượng đó sẽ đọng mãi ở trong lòng.
Ngày đầu tiên khai trường, đó là một ngày nắng ấm, bao trùm lên cảnh vật. Khí trời ấm áp… Theo thông báo của nhà trường, từ tối hôm qua tôi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết với tâm trạng vui vẻ và xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh. Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,..in đậm bao kỹ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào một năm học mới. Một sự khởi đầu mới lại và tốt đẹp.
Đầu tiên là buổi lễ diễn hành được diễn ra, từng lớp đi qua khán đài được các thầy cô nêu lên những thành tích nổi bật của năm qua, đặc biệt lad chào đón những học sinh lớp 6 vnhuw chúng tôi bước vào năm học đầu tiên của những năm học cấp hai. Sau lễ diễu hành, nghi lễ chào cờ diễn ra thật trang nghiêm. Tiếp theo, cô giáo tổng phụ trách lên tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và mời cô giáo phó hiệu trưởng nhà trường lên đọc thư của Chủ tịch nước. Những lá thư như vậy tôi nghe đã nhiều lần trong mỗi lễ khai giảng trước đây khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng có lẽ hôm nay là lần đầu tiên tôi cảm thấy xúc động đến vậy. Giây phút xúc động nhất của tôi là khi nghe cô giáo hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng, phát động thi đua chào mừng năm học mới và đánh trống khai trường. Chiếc trống được đặt trên sân khấu hôm nay thật đẹp, màu nâu gụ bóng loáng, được trang trí hoa văn đẹp mắt, đặc biệt là mặt trống. Dùi trống lại được làm điệu bằng chiếc khăn đỏ quấn quanh núm. Tiếng trống vang lên, tâm hồn tôi như được bay bổng. Hòa cùng tiếng trống âm vang đó là giọng nói trầm ấm của một cô giáo đọc lời bình tiếng trống từ phía trong cánh gà. Những lời lẽ thật hào hùng, đi sâu vào lòng người, nhắc nhở thế hệ trẻ nhớ tới quá khứ vinh quang của dân tộc để phấn đấu cho tương lai. Tôi có thể thấy rõ sự xúc động trong giây phút này, cũng giống như tôi. Tiếng trống ấy rồi sẽ theo các em đi suốt cuộc đời. Tiếng trống âm vang mà trầm ấm bay lên những ngọn cây, luồn trong những làn gió, vắt vẻo trên những đám mây của bầu trời thu tháng chín. Tôi chợt nghĩ tiếng trống khai trường có thể đại diện cho mùa thu Việt Nam lắm chứ, hay ít ra là mùa thu đối với riêng tôi và các bạn học sinh.
Phần cuối cùng trong buổi lễ, cũng là phần thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của học sinh trong trường là văn nghệ chào mừng. Chương trình văn nghệ gồm năm tiết mục với đủ thể loại: hát, múa, thể dục nhịp điệu vô cùng đặc sắc. Tôi xem các màn biểu diễn mà không khỏi trầm trồ thán phục trước tài năng của các học sinh trường mình. Toàn bộ học sinh và các thầy cô cũng như các vị đại biểu đều không rời mắt khỏi sân khấu trước các tiết mục rất hấp dẫn này. Nhiều người bày tỏ niềm tin tưởng vào sự giáo dục toàn diện nhà trường dành cho các em học sinh.
Đối với tôi, đây là lễ khai giảng mà tôi nhớ nhất vì tôi đã bước sang một trang mới của cuộc đời, trưởng thành hơn, yêu trường yêu lớp hơn nữa.
ĐỀ THI SỐ 2
Phần I (5.0 điểm):
Cho đoạn văn:
(.. .) Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây nhưng hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm chúng cũng nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản.
Câu 2. Nhân vật “tôi” trong đoạn là ai? Nhân vật đó có vai trò thế nào trong văn bản?
Câu 3. Xác định và phân tích cấu tạo của một câu ghép trong đoạn. Cho biết vị trí của câu ghép đó đối với đoạn văn.
Câu 4. Tìm ít nhất hai từ tượng thanh, hai từ tượng hình trong đoạn và nêu tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung.
Câu 5. Kỷ niệm tuổi thơ luôn có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi người. Với cảm hứng được khơi gợi từ văn bản có những câu văn trên, hãy viết một đoạn văn ngắn về một kỉ niệm sâu sắc của mình.
Phần II (5.0 điểm):
Văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” có viết: (…) Việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân hủy của pla-xtic. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi.
Câu 1. Hãy cho biết Ngày Trái Đất là ngày nào? Được khởi xướng năm nào và Việt Nam tham gia từ bao giờ?
Câu 2. Nêu nội dung của đoạn văn.
Câu 3. Thực tế hiện nay nhiều siêu thị, cửa hàng, … đã sử dụng túi giấy và các loại túi thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông. Hãy viết một văn bản thuyết minh để giới thiệu về một trong những loại túi đó.
-------------HẾT-------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
Phần I (5.0 điểm):
Câu 1.
- Tác phẩm: Hai cây phong
- Tác giả: Ai-mai-tốp
- Xuất xứ: trích từ truyện Người thầy đầu tiên
Câu 2.
- Nhân vật tôi: người họa sĩ, người kể lại câu chuyện
- Vai trò:
+ Mạch kể nhân vật tôi, là mạch kể chính trong tác phẩm.
+ Giúp cho câu chuyện trở nên chân thực, hấp dẫn.
+ Giúp câu chuyện giàu cảm xúc hơn
Câu 3.
- Câu ghép:
Làng tôi: chủ ngữ 1
không thiếu gì các loại cây: vị ngữ 1
nhưng: quan hệ từ
hai cây phong này: chủ ngữ 2
khác hẳn: vị ngữ 2.
- Vị trí: Đứng ở đầu đoạn, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của hai cây phong.
Câu 4.
- Từ tượng thanh: rì rào, vù vù
- Từ tượng hình: dẻo dai, nghiêng ngả, rừng rực
- Tác dụng:
+ Hình ảnh hai cây phong hiện lên sinh động, hấp dẫn
+ Làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn đa dạng, phong phú của hai cây phong.
Câu 5.
- Kỉ niệm tuổi thơ ấy là gì? Diễn ra ở đâu? Vào lúc nào?
- Diễn biến kỉ niệm đó
- Kỉ niệm đã để lại cho em ấn tượng, bài học sâu sắc gì?
Phần II (5.0 điểm):
Câu 1.
- Ngày 22/4 là ngày Trái Đất
- Được khởi xướng năm 1970
- Việt Nam tham gia năm 2000
Câu 2.
- Nội dung: sự nguy hại của bao bì ni lông với môi trường và thực trạng túi ni lông bị vứt bừa bãi.
Câu 3.
- Loại túi em định thuyết minh là loại túi gì: túi vải, túi giấy
- Lịch sử ra đời của loại túi đó
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC – HIỂU (4 điểm)
I. Trắc nghiệm (2 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Mọi người lo lắng sợ hãi, vừa lúc đó, các thứ mà Gióng cần đã xong, sứ giả vội đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Gióng đứng dậy vươn vai trở thành một tráng sĩ lực lưỡng, chàng mặc áo giáp vào, cầm roi thúc mông ngựa, ngựa hí một tiếng vang trời. Gióng nhảy lên lưng ngựa, ngựa phun lửa phi thẳng đến nơi có giặc, Gióng vung một roi, hàng chục tên giặc chết như ngả rạ, giặc chạy không kịp, bị roi sắt của Gióng giáng vào người. Bỗng nhiên roi sắt gãy, Gióng nhanh trí nhổ những bụi tre bên đường làm vũ khí. Thế giặc tan vỡ, chúng giẫm đạp lên nhau bỏ chạy, Gióng thúc ngựa đuổi đến chân núi Sóc Sơn. Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
Câu 1: Đoạn văn trên liên quan đến văn bản nào?
A. Em bé thông minh
B. Sơn Tinh Thủy Tinh
C. Thạch Sanh
D. Thánh Gióng
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3: Cụm từ nào trong câu sau là cụm danh từ:
Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc
A. Tráng sĩ bèn nhổ
B. Những cụm tre cạnh đường
C. quật vào giặc
D. những cụm tre cạnh đường quật vào giặc
Câu 4: Chi tiết sau đây có ý nghĩa gì?
“Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”.
A. Hình ảnh Gióng bất tử trong lòng nhân dân
B. Gióng xả thân vì nghĩa lớn, không hề đòi công danh, phú quý
C. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.
D. Cả A B C
II. Tự luận
Thuât lại một buổi liên hoan văn nghệ ở trường mà em có dịp tham gia.
----------------HẾT---------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
I. Trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
D |
A |
B |
D |
II. Tự luận
Bài làm tham khảo
Buổi sáng mùa thu trời trong mà mát. Dưới vòm cây cổ thụ nổi lên hàng khẩu hiệu trên nền vải căng ngay cổng trường. "Nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam".
Từng lớp học sinh tập hợp ngồi ngay ngắn trước sân khấu ngoài trời của nhà trường, áo quần nhiều màu khăn quàng đỏ tươi thắm. Trên các dãy ghế kề hai bên sân khấu, các thầy, cô trong trường ngồi tề chỉnh trong những bộ áo dài dân tộc hoặc comple lịch sự. Cô Hiệu trưởng ngồi bên vị đại diện Hội cha mẹ học sinh. Thiếu tá Phan An, đại diện đơn vị bộ đội kết nghĩa, cũng có mặt.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 6 KNTT năm 2022-2023 trường THCS Trần Khai Nguyên. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !