YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 6 CTST năm 2022-2023 trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 6 CTST năm 2022-2023 trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm do HỌC247 biên soạn. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em dạng bài tập về phần Đọc-hiểu và Làm văn trong chương trình Ngữ văn 6 CTST. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình ôn thi Học kì 2 của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6 CTST

Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ THI SỐ 1

Phần I: Đọc – hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng”

(Trích Đêm nay Bác không ngủ, SGK Cánh diều – Ngữ Văn 6/T2)

Câu 1: Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác văn bản. (1 điểm)

Câu 2: Bài thơ em vừa tìm được kể về chuyện gì? Qua điểm nhìn của ai? (1 điểm)

Câu 3: Tìm những từ láy trong đoạn thơ trên. (1 điểm)

Câu 4: Phát hiện biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên, xác định kiểu và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó.(1 điểm)

Phần II: Tập làm văn (6 điểm)

Câu 1: Hãy viết một đoạn văn trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản em vừa tìm được. 

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

Phần I: Đọc – hiểu

Câu 1: 

- Bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ

- Tác giả: Minh Huệ 

- Năm 1950, trong chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đã trục tiếp ra mặt trận chỉ huy cuộc chiến đấu. Đẩu năm 1951, Minh Huệ ỏ Nghệ An, một người là bộ đội vừa từ Việt Bắc về. Người bạn ấy kể cho nhà thơ một kỉ niệm được gặp Bác trong một đêm trên đường đi chiến dịch Biên giới. Câu chuyện gây xúc động cho Minh Huệ và ông đã dựa vào đó để sáng tác bài thơ.

Câu 2: 

- Bài thơ kể về một đêm không ngủ trên đường đi chiến dịch của Bác qua điểm nhìn của anh đội viên

Câu 3: 

- Từ láy: mơ màng, lồng lộng

Câu 4: 

- Biện pháp tu từ: So sánh

+ Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng  

→ So sánh ngang bằng

+ Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

→ So sánh không ngang bằng

- Tác dụng: Hai câu thơ đầu “Anh đội viên mơ màng, Như nằm trông giấc mộng” sử dụng phép so sánh để diễn tả trạng thái mơ màng nửa thức nửa ngủ của anh đội viên. Chính trong trạng thái ấy mà anh thấy hình ảnh Bác hiện lên vừa lung linh lớn lao: “Bóng  Bác cao lồng lộng - Ấm hơn ngọn lửa hồng”, tình cảm của Bác được so sánh “ấm hơn” ngọn lửa, tình cảm ấy đã sưởi ấm, xua tan cái giá lạnh, cái hoang vu của rừng khuya, cái nhọc nhằn của người chiến sĩ trong đêm đông giá lạnh.

→ Gợi tả hình ảnh Bác vĩ đại gần gũi, vừa thể hiện tình cảm thân thiết ngưỡng mộ của anh đội viên với Bác

Phần II: Tập làm văn

Câu 1: 

Gợi ý:

Mở đoạn: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” mang giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc

Thân đoạn:

Nội dung

Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đới với lãnh tụ

Nghệ thuật 

- Nhà thơ lựa chọn, sử dụng thể thơ năm chữ, kết hợp biểu cảm, tự sự và miêu tả.

- Minh Huệ lựa chọn, sử dụng lời thơ giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành.

- Bài thơ có nhiều từ láy tạo giá trị gợi hình và gợi cảm, khắc họa hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu.

Kết đoạn: Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản đã làm cho em thêm kính yêu và tự hào về vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc

ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1. (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

“Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.

(Trích Bức tranh của em gái tôi, SGK Cánh diều – Ngữ Văn 6/T2)

a) Lời kể trong đoạn văn trên là của nhân vật nào trong truyện? Kể về sự việc gì? Vì sao nhân vật “tôi” lại không thể thân với em gái như trước kia được nữa?

b) Nêu ý nghĩa của truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh)?

Câu 2. (2,0 điểm)

a) Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ gì? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?

“Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm”

(Minh Huệ)

b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:

b.1. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.

(Tô Hoài)

b.2. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

(Đoàn Giỏi)

Câu 3. (5,0 điểm)

Nhiều người cho rằng nên có vật nuôi trong nhà, em có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1. (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

a.

- Lời kể trong đoạn văn là của nhân vật người anh trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh).

- Đoạn văn kể về tâm trạng, cảm xúc của người anh sau khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện.

- Nhân vật “tôi” – người anh, không thể thân với em gái như trước kia được nữa, vì:

+ Người anh mặc cảm, tự ti nghĩ rằng bản thân không có năng khiếu gì, cảm thấy mình thua kém em.

+ Ghen tuông, đố kị với tài năng của em.

b.

- Ý nghĩa của truyện “Bức tranh của em gái tôi”: Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị.

Câu 2. (2,0 điểm)

a.

- Hai câu thơ sử dụng phép tu từ ẩn dụ (Người Cha → Bác Hồ).

- Tác dụng: Bác Hồ được miêu tả như một người cha luôn luôn dành sự quan tâm, yêu thương, chăm lo cho các anh bộ đội như những đứa con của mình. Đồng thời thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng, thương yêu của anh đội viên đối với Bác.

b.

- Xác định chủ ngữ, vị ngữ:

Chủ ngữ

Vị ngữ

b1) Tôi

đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.

b2) Chợ Năm Căn

nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

 

Câu 3. (5,0 điểm)

Dàn bài

1. Mở bài

Nêu vấn đề cần bàn luận (Nên hay không nên có vật nuôi trong nhà?)

2. Thân bài: Trình bày ý kiến của bản thân:

- Ý kiến: Nên có vật nuôi trong nhà.

- Nêu lí lẽ để làm rõ lí do cần có vật nuôi trong nhà.

- Bằng chứng cụ thể về lợi ích của vật nuôi.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý kiến của bản thân, đề xuất biện pháp bảo vệ vật nuôi.

Bài làm tham khảo

Con người và các loài vật luôn có một mối liên hệ. Hiện nay, rất nhiều người vẫn luôn tranh cãi về vấn đề nên hay không có vật nuôi trong nhà. Theo cá nhân tôi, việc nuôi thú cưng trong nhà là hoàn toàn cần thiết. Vật nuôi (hay còn gọi là thú cưng) là những loài động vật được con người nuôi dưỡng, chăm sóc với mục đích làm như làm cảnh, bầu bạn… Không thể phủ nhận rằng, việc nuôi thú cưng trong nhà sẽ đem đến rất nhiều lợi ích cho con người.

Đầu tiên, vật nuôi sẽ giúp con người sống có trách nhiệm hơn. Các loài vật cần được chăm sóc một cách cẩn thận. Chúng cần được cho ăn, tắm rửa, luyện tập, vui chơi và yêu thương, quan tâm. Học cách sống trách nhiệm với loài vật, sẽ giúp cho mỗi người sống có trách nhiệm với bản thân hơn.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 tới câu 4:

MẦM NON

Dưới vỏ một cành bàng
Còn một vài lá đỏ
Một mầm non nho nhỏ
Còn nằm nép lặng im

Chợt một tiếng chim kêu:
- Chíp chiu chiu! Xuân đến!
Tức thì trăm ngọn suối
Nối róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy

Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc…

(Võ Quảng)

Câu 1 (0.5 điểm): Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0.5 điểm): Liệt kê bốn từ láy được sử dụng trong bài thơ.

Câu 3 (1 điểm): Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn thơ trên (trong đó có sử dụng chủ ngữ là một cụm danh từ, gạch chân dưới chủ ngữ đó).

Câu 4 (2 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 6 – 8 câu) nêu cảm nhận của em về bốn câu thơ cuối của bài thơ:

Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc…

II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

Hãy kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1.

- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ năm chữ

Câu 2.

Ghi lại các 4 từ láy có trong đoạn thơ trên:

Nho nhỏ, lim dim, hối hả, thưa thớt,…

Đúng 2 từ được 0,25 điểm. Đúng 1 từ không cho điểm.

Câu 3.

- Ví dụ: Sự ra đời của một mầm non nho nhỏ khi mùa xuân đến đã được khắc hoạ thật sinh động trong bài thơ này.

Câu 4.

- Hình thức: 0.5 điểm (đúng hình thức đoạn văn 6 – 8 câu, không sai chính tả, dùng từ, diễn đạt).

HS có thể trình bày một số ý cơ bản như:

- Biện pháp nghệ thuật: nhân hoá.

II. LÀM VĂN

Hãy kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em.

a. Yêu cầu Hình thức

- Thể loại: Tự sự - Ngôi kể: Thứ 1.

- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.

- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.

- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.

b. Yêu cầu nội dung

Mở bài: - Giới thiệu chuyến đi.

Thân bài: Kể lại diễn biến chuyến đi đáng nhớ.

- Sử dụng các từ ngữ thể hiện được trình tự thời gian hoặc diễn biến sự việc, các từ láy, từ tượng hình, tượng thanh để đặc tả được các sự việc, hiện tượng, hoạt động được đề cập, chú ý các từ liên kết giữa các phần, các đoạn.

- Thể hiện những cảm xúc và suy nghĩ của bản thân một cách chân thực, tự nhiên.

Kết bài: Kết thúc và nêu cảm nghĩ.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 6 CTST năm 2022-2023 trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !       

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON