YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 6 Cánh Diều năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Đông Đô

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 6 Cánh Diều năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Đông Đô. Đề thi bao gồm các câu hỏi tự luận trong chương trình Ngữ văn 6 Cánh diều. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi Học kì 2 sắp tới.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS ĐÔNG ĐÔ

ĐỀ THI HK2

MÔN: NGỮ VĂN 6 CD

NĂM HỌC: 2023-2024

(Thời gian làm bài: 90 phút)

Đề số 1

PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình.

Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.

(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)

Chọn phương án trả lời đúng nhất và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào tờ giấy làm bài.

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Nghị luận

D. Biểu cảm

Câu 2. Câu chủ đề của đoạn văn trên là câu:

A. Câu thứ nhất

B. Câu thứ hai

C. Câu thứ ba

D. Câu thứ tư

Câu 3. Cho các từ sau, từ nào là từ láy trong văn bản trên?

A. công cuộc

B. trí tuệ

C. đạo đức

D. mòn mỏi

Câu 4. Tác giả thể hiện thái độ gì qua đoạn trích trên?

A. Phê phán việc đọc sách của thanh niên hiện nay

B. Trân trọng sách, khẳng định lợi ích đọc sách

C. Ca ngợi các sách văn học, nghệ thuật, giải trí

D. Xem nhẹ lợi ích của việc đọc sách hiện nay

Câu 5. Nội dung chính của văn bản trên là:

A. Phát động phong trào đọc sách

B. Cách đọc sách hiệu quả

C. Vai trò của việc đọc sách

D. Thực trạng của việc đọc sách

Câu 6. Cho các từ sau trong văn bản trên, từ nào không phải là từ Hán Việt?

A. trí tuệ

B. gia đình

C. công cuộc

D. lâu dài

Câu 7. Trong văn bản trên, vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”?

A. Vì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng.

B. Vì đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài.

C. Vì gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách.

D. Vì chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách.

Câu 8. Trong văn bản trên, để phát triển phong trào đọc sách cho các tổ chức thanh niên, tác giả đã đề nghị điều gì?

A. Vận động đọc sách trong thanh niên từng vùng miền và cả nước, thi đua đọc sách

B. Vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình, tặng sách cho các cá nhân để khuyến khích đọc sách

C. Xây dựng các nhà sách tại trung tâm thương mại, nhà xuất bản bán sách với giá rẻ

D. Cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình

Câu 9: Theo em “việc nhỏ”“công cuộc lớn” mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì?

Câu 10: Hãy chỉ ra những việc làm cụ thể của em để xây dựng thói quen đọc sách hiện nay?

PHẦN II: VIẾT

Hiện nay tình trạng nghiện game ở học sinh đang diễn ra rất phổ biến. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ về hiện trạng trên.

---------Hết---------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

6,0

 

1

C

0,5

2

A

0,5

3

D

0,5

4

B

0,5

5

C

0,5

6

D

0,5

7

A

0,5

8

D

0,5

 

9

- Theo em “việc nhỏ và “công cuộc lớn” mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là :

“việc nhỏ”:

vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình.

mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách, đến mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách

“công cuộc lớn”: đọc sách trở thành ý thức thành nhu cầu của mỗi người, mỗi gia đình, việc đọc sách trở thành văn hóa của đất nước.

1,0

 

10

- Xây dựng tủ sách gia đình, thư viện nhà trường

- Mỗi ngày dành tối thiểu 30 phút đọc sách

- ….

1,0

II

 

VIẾT

4,0

   

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

0,25

 

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Hiện tượng nghiện game.

0,25

 

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

 
 

- Giải thích game, nghiện game là gì?

- Thực trạng hiện tượng HS nghiện game hiện nay.

- Lí giải nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng nghiện game ở hs.

- Nêu giải pháp để ngăn chặn hiện tượng này.

2.5

 

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

 

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

0,5

Đề số 2

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈN

Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi.

Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quăng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?”. Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

(Theo Đoàn Công Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò)

Em hãy khoanh vào đáp án đúng trong các câu (từ câu 1 đến câu 8)

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể loại nào?

A. Truyện cổ tích

B. Truyền thuyết

C. Truyện đồng thoại

D. Truyện ngụ ngôn

Câu 2. Nhận xét nào nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên?

A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người.

B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử.

C. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ.

D. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn.

Câu 3. Văn bản trên sử dụng ngôi kể nào?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ ba

C. Kết hợp sử dụng ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

D. Cả ba phương án trên đều đúng

Câu 4. Em hiểu nghĩa của từ “sáng kiến” trong đoạn “Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên” là gì?

A. Sáng kiến là ý kiến mới, có tác dụng làm cho công việc tiến hành tốt hơn

B. Sáng kiến là ý tưởng đã có sẵn rồi bổ sung thêm.

C. Sáng kiến là sao chép ý tưởng của người khác một cách có chọn lọc .

D. Sáng kiến là tổng hợp các ý kiến chung của nhiều người.

Câu 5.Từ nào dưới đây không phải là từ láy?

A.Lìa cành

B. Nồng nàn

C. Miên man

D. Say sưa

Câu 6. Tại sao Dế Mèn lại cho rằng: “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ”?

A. Vì Dế Mèn nghĩ rằng mình đang giúp hai con én bay lượn trên bầu trời

B. Vì Dế Mèn nghĩ rằng hai con én đâu có nhờ mình.

C. Vì Dế Mèn nghĩ rằng hai con én đâu phải là người thân yêu của mình.

D. Vì Dế Mèn nghĩ rằng việc làm ấy chẳng mang lại lợi ích gì cho mình cả.

Câu 7. Cử chỉ hành động của hai con chim Én thể hiện phẩm chất tốt đẹp nào?

A. Nhân ái, giúp đỡ người khác

B. Siêng năng, chăm chỉ

C. Thân thiện, gần gũi

D. Dũng cảm, bao dung

Câu 8. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào qua câu văn sau: Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

A. Điệp ngữ.

B. So sánh.

C. Nhân hóa.

D. Ẩn dụ.

Câu 9. Từ nội dung câu chuyện trên, hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất?

Câu 10. Em hãy chia sẻ một vài việc làm tốt của em với bạn bè (Trong cuộc sống và học tập) Tại sao trong cuộc sống chúng ta nên chia sẻ những việc làm tốt với nhau?

II. VIẾT (4,0 điểm): Kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích bằng lời văn của mình.

---------Hết---------

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

6,0

 

1

C

0,5

2

A

0,5

3

B

0,5

4

A

0,5

5

A

0,5

6

A

0,5

7

A

0,5

8

B

0,5

9

Từ văn bản trên, HS có thể rút ra cho mình những bài học bổ ích trong cuộc sống . Có thể là:

- Luôn nhân ái, biết giúp đỡ người khác

- Biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình.

- Biết sống hợp tác và sẻ chia không nên sống ích kỷ.

1,0

10

Học sinh có thể chia sẻ một số việc làm tốt đối với bạn bè, như là:

- Giúp bạn giải một số bài tập khó, một khó khăn nào đó trong học tập…

- Cõng bạn tới trường, động viên giúp đỡ bạn khi gia đình gặp khó khăn…

* Trong cuộc sống chúng ta nên chia sẻ những việc làm tốt với nhau vì:

- Đó là một việc làm có ý nghĩa giúp mọi người vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống.

- Thể hiện tinh thần nhân ái …

- Lan tỏa những việc làm tốt tới cộng đồng.

1,0

Đề số 3

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6 điểm)

Đọc văn bản sau:

MUỐI TO, MUỐI BÉ

Hạt muối Bé nói với hạt muối To:

- Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương.

Muối To trố mắt:

- Em dại quá, sao lại để đánh mất mình như thế? Em muốn thì cứ làm, chị không điên!

Muối To thu mình co quắp lại, nhất định không để biển hòa tan. Muối To lên bờ, sống trong vuông muối. Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh. Mùa thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm ; còn những hạt muối tinh trắng kia được đóng vào bao sạch đẹp,bày bán trong các cửa hàng thực phẩm…

Sau một thời gian lăn lóc hết xó chợ này đến xó chợ khác, cuối cùng người ta cho muối To vào nồi cám heo. Tủi nhục ê chề, nó thu mình co cứng hơn mặc cho nước sôi trăm độ cũng không lấy được, dù là cái vảy da của nó. Khi rửa máng heo, người ta phát hiện nó, và chẳng cần nghĩ suy, ném nó ra đường. Người người qua lại đạp lên nó. Trời đổ mưa, muối Bé, bây giờ là hạt mưa, gặp lại muối To. Muối Bé hí hửng kể:

- Tuyệt lắm chị ơi! Khi em hòa tan trong nước biển, sau đó em thành mưa tưới mát cho Trái Đất thêm xanh tươi…. Thôi chào chị, em còn đi chu du nhiều nơi trên Trái Đất trước khi về biển, chuẩn bị một hành trình tuyệt vời khác…

Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần… bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan…

(Nguồn Internet)

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8 và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.

Câu 1. Nghĩa của từ hí hửng trong câu “Muối Bé hí hửng kể.” là kể chuyện với tâm trạng và giọng điệu vui vẻ, háo hức, thích thú… Theo em, người ta đã dùng cách nào trong những cách sau:

A. Tra từ điển.

B. Dựa vào những từ xung quanh.

C. Đoán nghĩa của từ.

D. Dùng từ trái nghĩa với nó.

Câu 2. Câu văn “Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần… bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan…” có sử dụng phép điệp ngữ:

A. Nhìn Muối Bé hòa mình với dòng chảy

B. bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé.

C. …xa dần, xa dần…muốn hòa tan, hòa tan…

D. hòa mình với dòng chảy.

Câu 3. Tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn văn trên là gì ?

A. Diễn tả sự trôi đi ngày một xa dần của muối Bé theo dòng nước mưa.

B. Diễn tả mong muốn được tan chảy vào dòng nước của muối To .

C. Nhấn mạnh vào sự tiếc nuối và niềm khát khao của muối To muốn được hòa tan vào dòng nước mưa, để được sống cuộc đời chu du và được cống hiến giá trị của mình cho cuộc sống.

D. Thể hiện sự chán chường, thất vọng của muối To.

Câu 4. Trong câu văn “Mùa thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm.” Dấu phẩy có tác dụng gì?

A. Ngăn cách giữa các vế trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

B. Ngăn cách giữa các vế của một phép liệt kê phức tạp.

C. Làm cho câu văn dài trở nên rõ ràng hơn.

D. Ngăn cách giữa trạng ngữ với nòng cốt câu, giữa các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu.

Câu 5. Trong câu văn “Mùa thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm; còn những hạt muối tinh trắng kia được đóng vào bao sạch đẹp,bày bán trong các cửa hàng thực phẩm…”. Thành phần trạng ngữ có chức năng gì?

A. Xác định địa điểm của sự việc diễn ra trong câu.

B. Xác định cách thức thực hiện hành động trong câu.

C. Xác định phương tiện thực hiện hành động trong câu.

D. Xác định thời gian diễn ra sự việc trong câu.

Câu 6. Có mấy cụm động từ trong câu văn sau “Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh.”

A. Một cụm động từ.

B. Hai cụm động từ

C. Ba cụm động từ

D. Bốn cụm động từ.

Câu 7. Nhóm từ nào không chứa toàn từ láy?

A. Ngạo nghễ, tí ti, khinh khỉnh, lăn lóc, hí hửng .

B. Ngạo nghễ, tí ti, sạch đẹp, lăn lóc, tươi mát, hí hửng.

C. Ngạo nghễ, tí ti, khinh khỉnh, lăn lóc, ê chề, hí hửng .

D. Ngạo nghễ, tí ti, khinh khỉnh, lăn lóc, ê chề, hí hửng, chu du.

Câu 8. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A. Thuyết minh

B. Nghị luận

C. Tự sự

D. Miêu tả.

Thực hiện các yêu cầu

Câu 9. Cuộc đời của muối To và muối Bé như thế nào trước sự lựa chọn của mình?

Câu 10. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?

PHẦN II. VIẾT (4 điểm)

Kể lại một truyền thuyết bằng lời văn của em.

---------Hết---------

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

6,0

 

1

B

0,25

2

C

0,25

3

C

0,25

4

D

0,25

5

D

0,25

6

A

0,25

7

B

0,25

8

C

0,25

 

9

* Học sinh trả lời được các ý sau.

- Muối To:

+ Vào mùa thu hoạch, muối To bị gạt ra ngoài, bị xếp vào loại phế phẩm.

+ Lăn lóc hết xó chợ này đến xó chợ khác, cuối cùng người ta cho muối To vào nồi cám heo.

+ Bị ném ra đường, người qua đường đạp lên nó.

- Muối Bé:

+ Được đóng vào bao sạch đẹp, bày bán trong các cửa hàng thực phẩm

+ Được bay lên trời và chu du khắp muôn nơi và trở thành mưa, tưới mát cho Trái Đất thêm xanh tươi…

Hướng dẫn chấm

-Trả lời đầy đủ các ý trên được 2 điểm.

- Thiếu ý nào sẽ không có điểm ý đó.

1,0

 

0,25

 

0,25

 

0,5

1,0

 

0,5

 

0,5

 

10

Những bài học mà HS có thể rút ra:

- Phải hiểu rõ về giá trị của bản thân mình để từ đó có lối sống tích cực, hòa nhập, cống hiến cái riêng của mình cho cái chung của cộng đồng, xã hội.

- Không nên sống ích kỉ, cố giữ cho riêng của mình.

- Cho đi là chúng ta đã nhận lại…

- Nên lắng nghe ý kiến tích cực để hoàn thiện mình.

* Lưu ý: Đây là câu hỏi mởHS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nếu thấy hợp lí vẫn cho điểm.

Hướng dẫn chấm

- Học sinh chỉ ra 3 bài học trở lên khuyến khích 2 điểm.

- Học sinh chỉ được dưới 3 bài học thì mỗi bài học được 0,5 điểm.

2,0

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 6 Cánh Diều năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Đông Đô. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON