YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Tiếng Việt 4 có đáp án năm 2021-2022 Trường TH Nguyễn Nghiêm

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 4 có tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi giữa HK2, HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Tiếng Việt 4 có đáp án năm 2021-2022 Trường TH Nguyễn Nghiêm với phần đề bài và đáp án cụ thể. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.

ADSENSE

TRƯỜNG TIỂU HỌC

NGUYỄN NGHIÊM

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 60 phút

ĐỀ THI SỐ 1

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng

Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.

1. Trống đồng Đông Sơn

(Đoạn từ “Trống đồng Đông Sơn … nhảy múa.”, sách TV4, tập 2 - trang 17)

2. Sầu riêng

(Đoạn từ “Sầu riêng … trổ vào cuối năm.”, sách TV4, tập 2 - trang 34)

3. Hoa học trò

(Đoạn từ “Mùa xuân … bất ngờ dữ vậy.”, sách TV4, tập 2 - trang 43)

4. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

(Đoạn từ “Em cu Tai … vung chày lún sân.”, sách TV4, tập 2 - trang 48)

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

1/ - Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng trừ 0,5 điểm, đọc sai 5 tiếng trở lên trừ 1 điểm.

2/ - Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: trừ 0,5 điểm.

- Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở đi: trừ 1 điểm.

3/ - Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính diễn cảm: trừ 0,5 điểm.

- Giọng đọc không thể hiện tính diễn cảm: trừ 1 điểm.

4/ - Đọc nhỏ, vượt quá thời gian từ 1 đến 2 phút: trừ 0,5 điểm.

- Đọc quá 2 phút: trừ 1 điểm

5/ - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: trừ 0,5 điểm

- Trả lời sai hoặc không trả lời được: trừ 1 điểm.

II. Đọc thầm

Vùng đất duyên hải

Ninh Thuận - vùng đất duyên hải quanh năm nắng gió - là nơi có nhiều khu vực làm muối nổi tiếng bậc nhất của cả nước như Cà Ná, Đầm Vua.

Nhờ thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp, đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, người dân Ninh Thuận đã phát triển mô hình trồng nho thành công. Vườn nho Ba Mọi có diện tích khoảng 15.000m2 là điểm du lịch sinh thái luôn mở rộng cửa chào đón du khách. Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc. Một bên là núi, một bên là biển, con đường nối dài bởi rừng nho, ruộng muối đã tạo nên tuyến đường ven biển lãng mạn nhất Việt Nam.

Đến Ninh Thuận, chỉ cần dậy thật sớm ra biển Ninh Chữ đón bình minh lên, bạn sẽ được trải nghiệm sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài.

Trên hành trình rong ruổi khám phá Ninh Thuận, bạn sẽ được hưởng những luồng gió mát mẻ thổi về từ biển, không khí khô nhẹ dễ chịu, nắng nhiều nhưng không ra mồ hôi.

Ngoài những vườn nho xanh mướt, tháp Chàm cổ kính hay với biển xanh cát trắng, Ninh Thuận còn có những cánh đồng cừu rộng lớn… Đồng cừu An Hòa với số lượng đàn rất lớn từ vài trăm cho đến cả ngàn con.

Theo Tạp chí Du lịch

Em đọc thầm bài “Vùng đất duyên hải” rồi làm các bài tập sau:

Câu 1. Ninh Thuận là vùng đất: (Đánh dấu × vào ô trước ý đúng nhất)

ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ nước ta.

duyên hải quanh năm nắng gió.

ở cao nguyên Đắc lắc, Tây Nguyên.

ngập trũng quanh năm ở đồng bằng Nam Bộ

Câu 2. Điều kiện thuận lợi để Ninh Thuận trồng nho thành công là: (Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống)

Thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp.

Đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.

Đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.

Câu 3. Đến biển Ninh Chữ lúc bình minh, du khách sẽ được trải nghiệm những gì?

Câu 4. Em hãy đặt một câu kể Ai thế nào? để chỉ đặc điểm bên ngoài hoặc tính tình một bạn trong lớp mà em yêu mến.

Câu 5. Ngoài Ninh Thuận, em hãy viết một câu giới thiệu một cảnh đẹp khác của Việt Nam mà em biết.

Câu 6. Câu “Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.” có:

….. tính từ. Đó là từ: ………………………

Câu 7. Trong bài đọc có một dấu gạch ngang. Dấu gạch ngang đó có tác dụng là: (Em hãy đánh dấu × vào ô trước ý đúng nhất)

Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Đánh dấu phần chú thích trong câu văn.

Đánh dấu các ý được liệt kê trong đoạn văn.

Câu 8. Trong đoạn 4: “Trên hành trình rong ruổi………không ra mồ hôi”.

Em hãy tìm và ghi lại:

- Từ láy là động từ: …………………………

- Từ láy là tính từ: …………………………..

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (Nghe - đọc) Thời gian: 15 phút

Bài “Bãi ngô” (Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 30; 31)

Viết đầu bài và đoạn “Thế mà chỉ ít lâu sau … làn áo mỏng óng ánh.”

II. Tập làm văn Thời gian: 40 phút

Đề bài: Thiên nhiên xung quanh em rất nhiều cây xanh. Hãy tả một cây bóng mát hoặc cây ăn quả hoặc cây ra hoa mà em yêu thích.

 

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thầm (5 điểm) Mỗi câu đúng: 0,5 điểm.

Câu 1. duyên hải quanh năm nắng gió.

Câu 2. Đ; S; Đ

Câu 3. sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài.

Câu 4. Lan hiền lành, thân thiện với bạn bè.

Câu 5. Tham khảo: Đà Lạt có khí hậu trong lành, mát mẻ.(0,5 điểm)

Học sinh có thể viết 1 câu nhưng yêu cầu nêu tên và đặc điểm, tính chất của thắng cảnh.

Câu 6. 2 tính từ là mênh mông, giống (Tự điển Việt Nam)

Câu 7. Đánh dấu phần chú thích trong câu văn.

Câu 8. Trả lời: Các từ láy là: động từ: rong ruổi Tính từ: mát mẻ

Đôi mắt bạn Lan to và sáng.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (5 điểm)

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm.

Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) bị trừ 0,5 điểm.

II. Tập làm văn (5 điểm)

* Tham khảo :

Đầu xuân, những cơn gió rét buốt thưa dần. Vòm trời cao hơn, rọi muôn tia nắng mới xuống trần gian như đem tới hơi ấm diệu kì, đánh thức những nụ đào e ấp. Những nụ đào tỉnh giấc, bung xòe muôn bông hoa hồng phai rực rỡ. Cây đào trước sân nhà tôi vì thế mà được thay áo mới, một chiếc áo đẹp lạ kì.

Trong chiếc sứ màu đỏ gạch có khắc dòng chữ uốn lượn “Chúc mừng năm mới”, cây đào nhà tôi mọc cong cong rồi vươn thẳng tạo thành hình một đuốc hoa rực rỡ. Thân đào to bằng bắp tay người lớn, uốn cong theo từng đường, lại khoác lớp vỏ nâu đen xù xì giống y như một chú rắn với tư thế bay lên. Nhưng chú rắn đặc biệt này chẳng trơn bóng láng mịn, chú ta có nhiều đôi cánh. Đó chính là vô vàn những cành lớn nhỏ của đào. Cành đào mọc quanh từ gốc tới ngọn, cành dưới gốc mập mạp hơn, cành trên ngọn gầy guộc hơn. Những bác trồng đào đã khéo léo uốn cho các cành cùng một dáng, hướng lên trên như đón nắng mới, hứng lộc xanh của đất trời.

Đào mùa này rất ít lá. Những lá đào xanh nhạt, nhỏ xíu như lá mơ. Sắc màu bao phủ cây đào chính là vẻ hồng phai tươi tắn của nó. Năm cánh đào nhỏ, mọc chụm lại giữa nhụy hoa vàng tạo nên những bông đào xinh xinh y như muôn ngôi sao lấp lánh. Dưới nắng xuân, cánh đào càng mịn màng, rực rỡ. Đào nở vào mùa xuân, chọn thời khắc đẹp nhất trong năm để đua nở, phải chăng đào đã lén gói ghém sắc hồng của đôi môi, đôi má người thiếu nữ vào cánh hoa của mình? Nhiều nụ xanh e ấp cũng hệt người thiếu nữ e thẹn. Có lẽ, nụ đào kia lại đợi nắng mai mới hé nở. Cây đào nhà tôi không chỉ rực rỡ với sắc xanh của nụ, sắc hồng của hoa mà nó còn được điểm tô bởi những vật trang trí. Bố tôi treo một dây đèn be bé với rất nhiều bóng đen muôn màu. Mỗi tối, cây đào phát sáng lấp lánh với đủ sắc xanh đỏ tím vàng. Chị em tôi tren những chiếc lồng đèn, những câu đối đỏ, những phong bao lì xì nho nhỏ lên khắp cành.

Có lẽ, với mỗi tổ ấm đất Việt, ngày Tết thiếu đào là thiếu tất cả. Đào ngày xuân lúc nào cũng đâm chồi, nảy lộc, ra hoa như một điều không thể quên để người Việt đón Tết và cũng như để chúc con người một năm mới bình an.

ĐỀ THI SỐ 2

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (3 điểm):

(GV kiểm tra đọc thành tiếng một đoạn trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 24 ở SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 kết hợp trả lời câu hỏi đối với từng HS)

II. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm) - (20 phút): Đọc thầm bài văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.

Sầu riêng

Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chin quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.

Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

Mai Văn Tạo

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? (1 đ)

A. Miền Bắc.

B. Miền Nam.

C. Miền Trung.

Câu 2. Hoa sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ)

A. Hoa đậu từng chùm màu trắng ngà .

B. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.

C. Cả hai ý trên đều đúng

Câu 3. Quả sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ)

A. Trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.

B. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4. Trong câu “Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.” Bộ phận nào là vị ngữ? (1 đ)

A. đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.

B. hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.

C. ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.

Câu 5. Câu “Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.” là kiểu câu: (1 đ)

A. Ai làm gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai là gì?

Câu 6. Câu nào có kiểu câu Ai thế nào? (1 đ)

A. Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.

B. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi.

C. Tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.

Câu 7. Em hãy tìm và viết ra 5 từ láy có trong bài? (1 đ)

B. Kiểm tra Viết

Câu 1 . Chính tả: (Nghe – viết) bài “Hoa học trò” (2 điểm)

Câu 2 . Tập làm văn: Hãy tả một cây gần gũi mà em yêu thích (8 điểm)

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (3 điểm):

HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 4 - tập 2, từ tuần 19 đến tuần 25.

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng: tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng): 1điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm

II. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm):

Câu

Đáp án

Điểm

1

B

1

2

C

1

3

C

1

4

A

1

5

A

1

6

B

1

Câu 7. (1 điểm) Tìm được đúng mỗi từ láy có trong bài: 0,2 điểm.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (2,0 điểm)

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (2 điểm )

Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,25 điểm.

* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách …hoặc trình bày bẩn trừ toàn bài 0,5 điểm.

II. Tập làm văn: (8,0 điểm)

* Tham khảo

Trước đình làng tôi có một cây đa cổ thụ. Chẳng ai rõ nó mọc lên từ bao giờ, chỉ biết rằng loài cây này đã cùng dân làng hiên ngang trải qua mấy đợt mưa bom bão đạn rồi xanh um tới ngày hôm nay.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

Cho bài văn sau:

RỪNG XUÂN

Trời xuân chỉ hơi xe lạnh một chút vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng như chiếc khăn voan vắt hờ hững trên sườn đồi. Rừng hôm nay như một ngày hội của màu xanh, màu xanh với nhiều góc độ đậm nhạt, dày mỏng khác nhau. Những rừng cây bụ bẫm còn đang ở màu nâu hồng chưa có đủ chất diệp lục để chuyển sang màu xanh. Những lá cời non mới thoáng một chút xanh vừa ra khỏi màu nâu vàng. Những lá xưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh ngọc thạch với những chùm hoa nhỏ li ti và trắng như những hạt mưa bay. Những chiếc lá ngoã non to như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ. Tất cả những sắc non tơ ấy in trên nền xanh sẫm đậm đặc của những tán lá già của những cây quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cây chúm bao…

Nhưng không phải chỉ có màu xanh mà thôi, giữa những đám lá sồi xanh, có những đám lá già còn rớt lại đỏ như những viên hồng ngọc. Lác đác trên nhiều cành, còn có những chiếc lá già đốm vàng, đốm đỏ, đốm tía, và kìa, ở tận cuối xa, những chùm lá lại vàng lên chói chang như những ngọn lửa thắp sáng cả một vùng. Nắng đậm dần lên chiếu qua các tầng lá đủ màu sắc rọi xuống tạo ra một vùng ánh sáng mờ tỏ chỗ lam, chỗ hồng, có chỗ nắng chiếu vào những hạt sương tóe lên những tia ngũ sắc ngời ngời như ta nhìn qua những ống kính vạn hoa.

Trong bầu ánh sáng huyền ảo ấy, hôm nay diễn ra một buổi hội của một số loài chim.

(Ngô Quân Miện)

I. Đọc thành tiếng:

Đọc thành tiếng một đoạn của bài đọc trên phiếu thăm:

II. Đọc thầm và làm bài tập

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Trong bài, sự vật nào được so sánh với chiếc khăn voan?

A. Trời xuân

B. Vệt sương.

C. Rừng xuân.

D. Ánh mặt trời

Câu 2. Lá cây nào được so sánh với “Thứ lụa xanh màu ngọc thạch’?

A. Lá cời

B. Lá ngõa.

C. Lá sưa.

D. Lá sồi

Câu 3. Cây nào còn sót lại đốm lá già đỏ như những viên hồng ngọc?

A. Cây sồi

B. Cây vải.

C. Cây dâu da.

D. Cây cơm nguội

Câu 4. Bài văn miêu tả cảnh gì?

A. Cảnh ngày hội mùa xuân

B. Cảnh ngày hội của các loài chim.

C. Cảnh rừng xuân.

D. Cảnh buổi chiều

Câu 5. Dấu hai chấm trong câu “ Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc, …” có tác dụng gì?

A. Dẫn lời nói trực tiếp

B. Dẫn lời giới thiệu.

C. Liệt kê.

D. Ngắt câu

Câu 6. Dòng nào nêu những hành động thể hiện con người có lòng dũng cảm?

A. Chống lại cái ác, bênh vực lẽ phải.

B. Trả lại của rơi cho người đánh mất.

C. Dám nói lên sự thật.

D. Không nhận sự thương hại của người khác

Câu 7. Câu kể “Sầu riêng là loại trái cây quý của miền Nam” dùng để làm gì?.

A. Khẳng định.

B. Sai khiến.

C. Giới thiệu.

D. Nhận định

Câu 8. Đặt một câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu “Cao Bá Quát là một người Văn hay chữ tốt”.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: Nghe – viết

THĂM NHÀ BÁC

Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng soi tăm cá
Có bưởi, cam thơm, mát bóng dừa. (...)

Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, dơn chăn gối
Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn. (...)

Con cá rô ơi, chớ có buồn
Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn
Dừa ơi, cứ nở hoa đơm trái
Bác vẫn chăm tay tưới uots bồn.

Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa.

(Tố Hữu)

II. Tập làm văn

Đề bài: Em hãy viết bài văn miêu tả một loại cây mà em yêu thích.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng: (2 điểm)

BÀI ĐỌC

ĐẢO SAN HÔ

Cách Bà Rịa khoảng năm trăm cây số về phía đông nam bờ biển nước ta có một chùm đảo san hô nhiều màu. Đó là quần đảo Trường Sa, mảnh đất xa xôi nhất của Tổ quốc ta. Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung. Mỗi một đảo là một bông hoa san hô rực rỡ góp thành một lẵng hoa giữa mặt nước biển Đông xanh mênh mông.

CH: Đảo hô có ở quần đảo nào của nước ta?

CÂY XOÀI

Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư.Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn mang biếu chú Tư vài chục quả. Lần này chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú ra đốn phần cây xoài ngả sang vườn nhà chú. Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra. Ba tôi về thấy vậy chỉ lắc đầu mà không nói gì.

CH: Vì sao cây soài nhà bạn nhỏ lại nghiêng sang nhà chú Tư?

II. Đọc hiểu

Câu

Đáp án

Điểm

1

A

1

2

C

1

3

A

1

4

C

1

5

C

1

6

C

1

7

A

1

Câu 8: (1đ) “Ai là một người Văn hay chữ tốt?”

B. Kiểm tra Viết

I. Hướng dẫn chấm

- Bài kiểm tra cho theo thang điểm 10.

- Sau khi cộng với phần điểm đọc thành tiếng thành điểm của môn tiếng Việt đọc mới được làm tròn thành số nguyên (Thí dụ: 9.25 làm tròn thành 9; 9.5 làm tròn thành 10).

II. Đáp án - biểu điểm

Câu 1. Chính tả (3 điểm)

- Bài viết rõ ràng, chữ viết đẹp, đúng mẫu, không mắc lỗi chính tả: 2 điểm

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh điệu, không viết hoa theo quy định ): trừ 0,15 điểm. (Những lỗi sai giống nhau hoàn toàn chỉ trừ một lần điểm).

- Nếu chữ viết không rõ ràng, khoảng cách, kiểu chữ không đúng, trình bày chưa đẹp trừ toàn bài 0,5 điểm.

Câu 2. Tập làm văn 7 điểm

Đề bài: Viết một bài văn tả một loại cây mà em yêu thích.

* Yêu cầu cần đạt

- Thể loại: HS viết một bài văn theo thể loại tả cây cối.

- Nội dung: 6điểm

+ HS biết trình bày rõ ba phần của một bài văn: phần đầu, phần chính, phần cuối.

+ HS biết tả cây cối theo trình tự bài văn.

- Hình thức: 1 điểm

Bố cục rõ ràng cân đối, chuyển đoạn rõ.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng.

+ Chữ viết rõ, dễ đọc, đúng chính tả.

+ Bài làm sạch sẽ, không bôi xoá tuỳ tiện.

* Đánh giá cho điểm:Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt, chữ viết. GV có thể cho điểm các mức 2,5 điểm, 2 điểm, 1,5 điểm….

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Tiếng Việt 4 năm 2021-2022 Trường TH Nguyễn Nghiêm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF