YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn GDCD 6 năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Thống Nhất

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Giáo dục công dân 6 Cánh diều năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Thống Nhất được HOC247 biên tập và tổng hợp và giới thiệu đến các em học sinh lớp 6, với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em rèn luyện ôn tập chuẩn bị cho bài thi giữa HK2 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT

ĐỀ THI GIỮA HK2

MÔN: GDCD 6 CD

NĂM HỌC: 2023-2024

(Thời gian làm bài: 45 phút)

Đề số 1

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 điểm)

Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng cho các câu sau. (Mỗi câu đúng 0,25 điểm)

Câu 1: Trong các tình huống sau đâu là tình huống nguy hiểm?

A. Bị người lạ mặt rủ đi chơi.

B. Đi học với bố mẹ.

C. Đi chơi với các bạn ở lớp

D. Sang nhà ông bà chơi

Câu 2: Khi bị bắt cóc em sẽ làm gì?

A. Gào khóc thật to để mọi người biết đến giúp.

B. Bỏ chạy thật nhanh.

C. Đứng im tại chỗ.

D. Không có phản ứng gì.

Câu 3: Khi bị hỏa hoạn chúng ta sẽ gọi số nào sau đây để chữa cháy?

A.115

B. 113

C. 116

D.114

Câu 4: Mối nguy hiểm nào sau đây là do con người gây ra?

A. Sấm chớp

B. Mưa đá

C. Đánh nhau

D. Nước lũ

Câu 5: Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là?

A. Cướp giật

B. Bắt có trẻ con

C. Mưa giông, sấm chớp

D. Tai nạn

Câu 6: Khi gặp tình huống nguy hiểm chúng ta cần phải làm gì?

A. Lo lắng

B. Bình tĩnh

C. Hốt hoảng

D. Hoang mang

Câu 7: Trong các tình huống sau đây đâu là tình huống không nguy hiểm?

A. Các bạn lớp 6 đi học về ra sông tắm.

B. Các bạn tập trung ở bãi biển cấm

C. Bạn A được bố cho học bơi ở trung tâm văn hóa huyện có thầy dạy

D. Bạn T lội qua suối về nhà khi nước lũ.

Câu 8: Hành động nào sau đây thể hiện tính tiết kiệm?

A. Ăn chơi lãng phí

B. Vứt đồ còn ăn được ra thùng rác

C. Tiết kiệm tiền mua sách vở

D. Khai thác tài nguyên khoáng sản không khoa học

Câu 9: Đâu là câu thành ngữ nói về tính tiết kiệm?

A. Học, học nữa học mãi

B. Tích tiểu thành đại

C. Đi một ngày đàng học một sàng khôn

D. Có công mài sắt có ngày nên kim

Câu 10: Ngoài tiết kiệm về tiền của chúng ta cần tiết kiệm?

A. Nhân phẩm

B. Lời nói

C. Sức khỏe

D. Danh dự

Câu 11: Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta?

A. Làm giàu cho gia đình, cho đất nước

B. Sống có ích

C. Yêu đời hơn

D. Tự tin trong cuộc sống

Câu 12: Để tiết kiệm thời gian chúng ta cần phải làm gì?

A. Đi chơi với bạn bè

B. Tranh thủ học bài và giúp bố mẹ trông em

C. Chơi game

D. Ngủ cả ngày

Câu 13: Đối lập với tiết kiệm là?

A. Trung thực, thẳng thắn

B. Cần cù, chăm chỉ

C. Cẩu thả, hời hợt

D. Xa hoa, lãng phí

Câu 14: Câu nói “Cơm thừa gạo thiếu” nói đến đức tính nào sau đây?

A. Lãng phí, thừa thãi

B. Cần cù, siêng năng

C. Trung thực

D. Tiết kiệm

Câu 15: Câu nào nói đến keo kiệt, bủn xỉn?

A. Vung tay quá chán

B. Năng nhặt chặt bị

C. Vắt cổ chày ra nước

D. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ.

Câu 16: Việc làm nào sau đây thể hiện tính tiết kiệm?

A.Tắt các thiết bị điện khi không cần thiết.

B. Đổ cơm thừa đi mà không để cho gà ăn.

C. Bật tivi sau để đó đi chơi.

D. Mua sắm đồ đạc khi không cần thiết.

B. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1 (1 điểm) Kể ra các tình huống nguy hiểm ở địa phương do thiên tai thường xuyên xảy ra?

Câu 2 (2 điểm): Nêu ý nghĩa của tiết kiệm? Cho ví dụ minh họa:

Câu 3 (3 điểm): Cho tình huống sau: Khi trên đường đi học về em thấy có người đi sau mình và em nghi ngờ là họ có ý định bắt cóc mình. Vậy trong tình huống trên em sẽ có cách ứng phó như thế nào?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 điểm)

Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng cho các câu sau. (Mỗi câu đúng 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

A

D

B

C

B

C

C

B

C

A

B

D

D

C

A

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

* Các tình huống nguy hiểm ở địa phương do thiên tai thường xuyên xảy ra đó là:

- Vào mùa mưa thường có: Sấm chớp, mưa bão, mưa đá giông tố, gió to, lũ quét, lũ lụt ở ven sông sông ven suối, sạt lở đất ở khu vực núi cao...

- Mùa khô: Hạn hán gây cháy rừng, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.

0,5

 

0,5

2

- Tiết kiệm có ý nghĩa:

+ Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng thành quả lao động, đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc và thành công.

- Ví dụ:

+ Đem tiền đút vào lợn đất để tiết kiệm.

+ Tắt các thiết bị điện không cần thiết

+ Dùng ánh sáng tự nhiên để thay một phần điện thắp sáng

+ Chi tiêu hợp lý trong gia đình, không mua những thứ không thật cần thiết.

1

 

 

 

 

 

1

3

Trong tình huống trên các em sẽ có một số cách ứng phó như sau:

- Có thể chạy vào nhà dân gần nhất để tránh tạm.

- Vẫy người mà mình quen đi đường để thông báo cho họ biết.

- Bình tĩnh di chuyển thật nhanh đến nơi có đông người hoặc đến cơ quan công an (Nếu ta gần chỗ công an).

 

1

1

1

Đề số 2

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái trước phương án đúng

Câu 1. Đâu không phải là một tình huống nguy hiểm?

A. Bị bong gân.

B. Bị axit rơi vào mắt.

C. Bị rắn cắn.

D. Bị điểm kém vì không thuộc bài.

Câu 2: Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ

A. con người.

B. ô nhiễm.

C. tự nhiên.

D. xã hội.

Câu 3: Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho con người và xã hội là tình huống nguy hiểm từ

A. con người.

B. ô nhiễm.

C. tự nhiên.

D. xã hội.

Câu 4: Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho

A. con người và xã hội.

B. môi trường tự nhiên.

C. kinh tế và xã hội.

D. kinh tế quốc dân.

Câu 5: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là tình huống

A. xã hội.

B. môi trường.

C. nguy hiểm.

D. nhân tạo.

Câu 6. Nhà em và nhà bác Hiệp chung nhau hành lang. Khi đang ngồi chơi trong nhà thì em phát hiện khói đen bay từ nhà bác Hiệp. Em vội chạy ra ngoài nhưng cầu thang đã bị khói vây kín, đen kịt. Để thoát ra khỏi đám cháy đó, em cần

A. đứng trong đó chờ người đến cứu.

B. dùng khăn ướt bịt miệng và tìm cách đi ra ngoài.

C. tìm cửa sổ có ô thoát hiểm để nhảy xuống.

D. đứng trong đó gọi điện thoại cho người thân.

Câu 7. Giữa buổi trưa nắng nóng, khi vừa tan học, bạn V đang bước thật nhanh để về nhà thì có một người phụ nữ ăn mặt rất sang trọng tự giới thiệu là bạn của mẹ và được mẹ nhờ đưa V về nhà. Trong trường hợp này, V cần làm gì?

A. Vui vẻ lên xe để nhanh về nhà không nắng.

B. Khéo léo gọi điện cho bố mẹ để xác nhận thông tin.

C. Từ chối ngay và chửi mắng người đó là đồ bắt cóc.

D. Đi khắp nơi điều tra rõ xem người phụ nữ đó là ai.

Câu 8. Người không tiết kiệm thường có biểu hiện

A. luôn tắt điện và khoá vòi nước khi không dùng đến.

B. mặc liên tục quần áo trong hai tuần mới giặt để tiết kiệm bột giặt.

C. mua sắm đồ dùng và vật dụng khi thật sự cần thiết.

D. chỉ lấy đồ ăn vừa đủ dùng khi ăn tại những nơi công cộng.

Câu 9. Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lý, đúng mức

A. tiền bạc, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

B. các nguồn điện năng, nước ngọt, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

C. các đồ vật quý hiếm, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

D. của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

Câu 10. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của tiết kiệm?

A. Tập trung cất giữ tiền mà không chi tiêu.

B. Sử dụng đồ vật của người khác, bảo quản đồ vật của mình.

C. Tiết kiệm tiền, phung phí sức khoẻ và thời gian.

D. Tận dụng thời gian để học tập và hoàn thiện bản thân.

Câu 11. Vào buổi sáng sớm hai vợ chồng bà A đi tập thể dục. Đi được một đoạn thì thấy tiếng trẻ khóc. Hai vợ chồng bà A nghĩ đấy là đứa trẻ nhà hàng xóm, nên đi tiếp, nhưng càng lại gần cái làn phía trước thì tiếng trẻ khóc to hơn, bà nhìn vào thì thấy một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Thương đứa bé không ai chăm sóc nên hai vợ chồng bà A đã bế về nhà, làm các thủ tục nhận bé làm con nuôi hợp pháp. Trong trường hợp này, em bé là người mang quốc tịch nào?

A. Có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau.

B. Không có quốc tịch vì không biết bố mẹ đẻ là ai.

C. Để sau lớn em bé đó tự quyết định quốc tịch của mình.

D. Mang quốc tịch giống vợ chồng bà A.

Câu 12: Người nào dưới đây là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Trẻ em là du học sinh đến học tập tại Việt Nam.

B. Người nước ngoài đến công tác tại Việt Nam.

C. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam, cha không rõ là ai.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

D

C

A

A

C

B

B

B

D

D

D

C

Đề số 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội được gọi là

A. tình huống sư phạm.

B. tình huống nguy hiểm.

C. tình huống vận động.

D. tình huống phát triển.

Câu 2: Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ

A. tự nhiên.

B. tin tặc.

|C. con người.

D. lâm tặc.

Câu 3: Chủ động tìm hiểu, học tập các kỹ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin để thoát khỏi

A. nguy hiểm

B. người tốt.

C. bản thân.

D. bố mẹ.

Câu 4: Chủ động tìm hiểu, học tập các kỹ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta có thái độ như thế nào khi ứng phó với tình huống nguy hiểm trong cuộc sống?

A. Lo sợ và hoảng loạn

B. Lo sợ và rụt rè.

C. Bình tĩnh và tự tin.

D. Âm thầm chịu đựng.

Câu 5: Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức

A. của cải vật chất, thời gian, sức lực.

B. các truyền thống tốt đẹp.

C. các tư tưởng bảo thủ

D. lối sống thực dụng.

Câu 6: Sống tiết kiệm không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Biết quý trọng thành quả lao động của bản thân và người khác.

B. Đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc.

C. Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.

D. Bị người khác khinh bỉ và xa lánh.

Câu 7: Đối lập với tiết kiệm là

A. xa hoa, lãng phí.

B. cần cù, chăm chỉ.

C. cẩu thả, hời hợt.

D. trung thực, thẳng thắn.

Câu 8: Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta

A. làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

B. sống có ích.

C. yêu đời hơn

D. tự tin trong công việc.

Câu 9: Công dân là người dân của

A. một làng.

B. một nước.

C. một tỉnh.

D. một huyện.

Câu 10: Công dân là người dân của một nước, có quyền và nghĩa vụ do

A. pháp luật quy định.

B. người khác trao tặng.

C. mua bán mà có.

D. giáo dục mà có.

Câu 11: Căn cứ để xác định công dân của một nước là dựa vào

A. Quốc tịch.

B. chức vụ.

C. tiền bạc.

D. địa vị

Câu 12: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người

A. có Quốc tịch Việt Nam

B. sinh sống ở Việt Nam.

C. đến Việt Nam du lịch.

D. hiểu biết về Việt Nam

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

C

A

C

A

D

A

A

B

A

A

A

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn GDCD 6 năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Thống Nhất. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF