Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã biên soạn Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Tiếng Việt 4 có đáp án năm 2021-2022 Trường TH Kim Đồng sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả. Mời các em cùng tham khảo nhé!
TRƯỜNG TH KIM ĐỒNG |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT 4 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 45 phút) |
ĐỀ SỐ 1
A. Đọc thầm bài sau (10 điểm)
TÌNH BẠN
Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả. Mùa thu, khu rừng thơm phức hương quả chín. Ở trên một cây cao chót vót, Thỏ reo lên sung sướng:
- Ồ chùm quả vàng mọng kia, ngon quá!
Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn bạn:
- Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm.
Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân, Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ còn tay kia kịp với được vào một cành cây nhỏ nên cả hai chỉ bị treo lơ lửng trên không chứ không bị rơi xuống khe núi đầy đá nhọn. Cái cành cây cong gập hẳn lại.
Sóc vẫn cố sức giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây kêu to hơn.
- Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy.
Thỏ nói với Sóc rồi khóc òa.
- Tớ không bỏ cậu đâu.
Sóc cương quyết.
Bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu chạy tới. Bác rướn mình đưa chiếc vòi dài đỡ được cả hai xuống an toàn. Bác âu yếm khen:
- Các cháu có một tình bạn thật đẹp.
Theo Hà Mạnh Hùng
Dựa vào nội dung bài đọc trên khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây
Câu 1: Vào thời gian nào Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả? (0,5 điểm)
A. Vào mùa thu
B. Vào mùa xuân
C. Vào mùa đông
D. Vào mùa hạ
Câu 2: Khi Thỏ bị trượt chân ngã, Sóc đã làm gì? (0,5 điểm)
A. Vội vàng ngăn Thỏ.
B. Túm lấy áo Thỏ và cương quyết không bỏ rơi bạn
C. Cùng với Thỏ túm lấy cành cây nhỏ.
D. Sóc tự lo bản thân mình để mặc kệ Thỏ.
Câu 3: Thỏ đã nói với Sóc như thế nào khi mình gặp nạn? (0,5 điểm)
A. Sóc ơi, tớ sợ lắm cậu đừng bỏ tớ.
B. Tớ không bỏ cậu đâu.
C. Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy.
D. Nhờ bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy chạy tới cứu giúp.
Câu 4: Việc làm nói trên của Sóc thể hiện Sóc là người như thế nào?
Viết câu trả lời của em: (1 điểm)
Câu 5: Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. (0,5 điểm)
a) Mùa thu, khu rừng thơm phức hương của các loài hoa.
b) Thỏ muốn hái chùm quả vàng mọng nhưng Sóc ngăn bạn lại vì nguy hiểm.
c) Thỏ và Sóc cùng bị ngã xuống khe núi đầy đá nhọn.
d) Bác Voi đã cứu giúp và khen Thỏ và Sóc có một tình bạn đẹp.
Câu 6: Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? (2 điểm)
Câu 7: Tiếng nào sau đây không có đủ cả ba bộ phận? (0,5 điểm)
A. Ra
B. An
C. Lơ
D. Quyết
Câu 8: Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?
Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn bạn:
- Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm. (0,5 điểm)
A. Báo hiệu bộ phận sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
B. Báo hiệu bộ phận sau nó là suy nghĩ của nhân vật.
C. Báo hiệu bộ phận sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
D. Báo hiệu bộ phận sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật và lời giải thích.
Câu 9: Gạch chân dưới các danh từ trong câu văn sau:
Thỏ và sóc rủ nhau vào rừng hái quả. (2 điểm)
Câu 10. Em hãy tìm một từ láy có trong câu chuyện trên? Hãy đặt câu với từ láy vừa tìm được? (2 điểm)
- Một từ láy trong bài là:
- Đặt câu:
B. Phần Viết (10 điểm)
I. Chính tả: (2 điểm)
Trăng trên biển
Biển về đêm đẹp quá! Bầu trời cao vời vợi, xanh biếc, một màu trong suốt. Những ngôi sao vốn đã lóng lánh, nhìn trên biển lại càng lóng lánh. Bỗng một vầng sáng màu lòng đỏ trứng gà to như chiếc nong đang nhô lên ở phía chân trời.
Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều. Duy trăng trên biển lúc mới mọc thì đây là lần đầu tiên tôi được thấy. Càng lên cao trăng càng trong và nhẹ bỗng.
V. Huy Gô
II. Tập làm văn: (8 điểm)
Trung thu vừa qua Trường và lớp em tổ chức nhiều hoat động rất vui. Em hãy viết một lá thư cho một người bạn cũ của em để hỏi thăm và kể cho bạn nghe về ngày Tết trung thu ở trường và lớp em.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Phần A: Bài kiểm tra đọc
1. Đọc tiếng:
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
2. Đọc hiểu:
Câu 1: A
Câu 2: B
Câu 3: C
Câu 4:
* HS viết câu trả lời đúng, đủ ý, trình bày đúng hình thức câu:
- Việc làm nói trên của Sóc thể hiện Sóc là người bạn tốt/ Sóc là người sẵn sàng quên bản thân mình để cứu bạn.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Phần đọc tiếng: (3 điểm)
Giáo viên cho học sinh bốc thăm và đọc diễn cảm đoạn 1 của bài tập đọc.
1. Người ăn xin (SGK TV4 tập 1, Tr 30)
2. Một người chính trực (SGK TV4 tập 1, Tr 36)
3. Những Hạt thóc giống (SGK TV4 tập 1, Tr46)
4. Nổi dằn vặt của An-đrây-ca (SGK TV4 tập 1, Tr 55)
II. Phần đọc thầm: (7 điểm)
Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca” (SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 55) và khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời.
Câu 1. An-đrây-ca sống với ai ?
A. Sống với cha mẹ.
B. Sống với ông bà
C.Sống với mẹ và ông
D. Sống một mình
Câu 2. Mẹ bảo An-đrây-ca làm gì?
A. Nấu thuốc
B. Đi mua thuốc
C. Uống thuốc
D. Đi thăm ông
Câu 3. Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà?
A. Mẹ An-đrây-ca mừng rỡ
B. Ông của An-đrây-ca đã qua đời
C. Ông của An-đrây-ca đã hết bệnh
D. Mẹ An-đray-ca la mắng em.
Câu 4: Câu chuyện cho thấy cậu bé An-đrây-ca là người như thế nào?
A. Là cậu bé thiếu trách nhiệm
B. Là cậu bé hết lòng vì bạn bè
C. Là cậu bé luôn có trách nhiệm
D. Là cậu bé ham chơi
Câu 5. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ nhân hậu?
A. Bất hòa
B. Hiền hậu
C. Lừa dối
D. Che chở
Câu 6. Từ nào sau đây là từ láy?
A. Lặng im.
B. Truyện cổ.
C. Ông cha.
D. Cheo leo
Câu 7: Tìm từ đơn và từ phức trong câu sau:
Cậu là học sinh chăm chỉ và giỏi nhất lớp.
Từ đơn:...
Từ phức:...
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả nghe viết: (3 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca”. Trang 55 TV 4 tập 1. Đoạn viết: “Từ đầu.... về nhà”.
II. Tập làm văn: (7 điểm)
Em hãy viết thư cho một người bạn ở xa để thăm hỏi và kể cho bạn nghe về tình hình của lớp và trường em hiện nay.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
A. KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
- Giáo viên cho điểm trên cơ sở đánh giá trình độ đọc thành tiếng theo những yêu cầu cơ bản về kĩ năng đọc ở học sinh lớp 4 theo 3 mức độ :
- Điểm 3: Học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm tốt, đảm bảo thời gian đọc.
- Điểm 2: Học sinh đọc đảm bảo thời gian đọc, nhưng chưa nhấn giọng tốt.
- Điểm 1: Học sinh đọc chưa đảm bảo thời gian đọc, chưa diễn cảm.
II. Phần đọc thầm (7 điểm)
1. C
2. B
3. B
4. C
5. B
6. D
Câu 7: 1 điểm
Cậu là học sinh chăm chỉ và giỏi nhất lớp.
- Từ đơn: Cậu/ là/ và/ giỏi/ nhất/ lớp
- Từ phức: học sinh/ chăm chỉ
B. KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả (3 điểm)
- Bài viết chính tả (nghe đọc): 3 điểm (không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp).
- Viết sai 4 lỗi chính tả thông thường trừ 1 điểm (sai 2 lỗi trừ 0,5 điểm).
- Trừ không quá 3 điểm.
- Bài viết không rõ ràng, sạch sẽ.. trừ 1 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn (7 điểm)
- Mở bài: 1 điểm: Viết được đầu thư
- Thân bài: 4 điểm. Yêu cầu học sinh viết được:
- Hỏi thăm về bạn.
- Kể về bản thân cho bạn biết.
---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
A. Kiểm tra đọc hiểu
I. Đọc thầm
Mỗi người ai cũng có một quê hương để thương, để nhớ. Và trong tình cảm ấy luôn gắn liền với hình ảnh gần gũi, gắn bó thiết tha mà ta không thể nào quên được. Đó có thể là con đường đi học, một đêm trăng tỏ hay một chùm khế ngọt ngào… Trong vô vàn hình ảnh làm nên hồn quê, phải kể đến hình ảnh chiếc cầu tre bắc qua con rạch nhỏ.
Cầu tre có mặt trong khắp các vùng thôn quê miền Tây Nam Bộ, cùng gắn bó, chia sẻ những nỗi nhọc nhằn với biết bao nông dân thật thà, chân chất “một nắng hai sương” trong những ngày đầy khó khăn. Ngày ngày, cầu đã âm thầm đưa đón bao người hai bên bờ sông, qua lại chăm sóc rẫy lúa nương khoai của mình, hay giúp họ sang sông để cùng nhau khề khà bên ấm trà, kể chuyện làng chuyện xóm.
(Trích Một nét của làng quê Việt: Cây cầu tre)
I. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng
1. Bài văn trên viết về nội dung gì?
A. Miền quê Nam Bộ
B. Cây cầu tre ở Nam Bộ
C. Cuộc sống ở Nam Bộ
2. Đâu không phải là hình ảnh của quê hương mà tác giả luôn nhớ đến?
A. Con đường đi học
B. Một đêm trăng tỏ
C. Chùm mơ ngọt ngào
3. Chiếc cầu tre ở vùng Tây Nam Bộ thường dùng để làm gì?
A. Bắc qua con sông lớn
B. Bắc qua con rạch nhỏ
C. Bắc qua dòng suối nhỏ
4. Hằng ngày, người dân đi qua cây cầu tre để làm gì?
A. Để chăm sóc rẫy lúa nương khoai
B. Để vận chuyển máy móc
C. Để đi xem ca nhạc
5. Từ nào có thể thay thế cho từ khó khăn?
A. Sung sướng
B. Gian khổ
C. Nguy hiểm
6. Từ thà gồm những bộ phận cấu tạo nào?
A.Vần và thanh
B. Âm đầu, vần và thanh
C. Âm đầu và vần
7. Bài văn trên có bao nhiêu từ láy?
A. 8 từ láy
B. 10 từ láy
C. 12 từ láy
8. Bài văn trên có bao nhiêu danh từ riêng? Đó là những từ nào?
A. 1 danh từ riêng
B. 2 danh từ riêng
C. 3 danh từ riêng
B. Kiểm tra viết
I. Chính tả: Nghe - viết
Cầu tre gối nhịp đất lành,
Nằm nghe tiếng hát, tâm tình quê hương.
Cầu tre làm chiếc đò ngang,
Nối đôi bờ đất đôi làng thương nhau.
II. Tập làm văn
Viết một bức thư ngắn hỏi thăm, động viên người thân hoặc bạn bè gặp chuyện buồn.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
A. Kiểm tra đọc hiểu
I. Đọc thầm
- Đọc đúng chuẩn.
II. Chọn câu trả lời đúng
1. B
2. C
3. B
4. A
5. B
7. B
8. A
B. Kiểm tra viết
I. Chính tả
- Yêu cầu:
+ Tốc độ viết ổn định, không quá chậm
+ Viết đủ, đúng, chính xác nội dung được đọc
+ Chữ viết đẹp, đều, đúng ô li, đủ nét
+ Trình bày sạch sẽ, gọn gàng
II. Tập làm văn
Hùng thân mến!
Chiều hôm nay, xem tivi đưa tin, mình biết được nhà cậu ở Quảng Trị đang bị ngập nặng do mưa lũ kéo dài. Mình lo cho cậu và gia đình lắm. Vậy nên, vừa về đến nhà là mình viết thư gửi cậu ngay.
Mình biết là nước dâng cao lên đã đem lại rất nhiều khó khăn và nguy hiểm cho cậu và mọi người. Nhưng Hùng ạ, sau cơn mưa trời lại sáng. Mọi khó khăn rồi sẽ qua đi, nước rồi sẽ rút và cuộc sống cũng sẽ trở lại bình thường. Với lại, cậu và người dân Quảng Trị sẽ không cô đơn đâu, vì người dân cả nước và trên thế giới luôn dõi theo, và sẵn sàng giúp đỡ, sát cánh bên cậu mà. Vậy nên, Hùng hãy cứ yên tâm, cố gắng giữ gìn sức khỏe và an toàn của bản thân nhé. Mẹ mình và các cô chú đã gửi những hộp quà theo lá thư của mình gửi đến gia đình cậu. Chúc cậu và mọi người ở đó luôn mạnh khỏe và sớm vượt qua được những ngày tháng gian khổ này.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Tiếng Việt 4 có đáp án năm 2021-2022 Trường TH Kim Đồng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !