YOMEDIA

Bài tập tổng hợp về Hô Hấp môn Sinh học 8 năm 2021 có đáp án

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bài tập tổng hợp về Hô Hấp môn Sinh học 8 năm 2021 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp và giới thiệu đến các em học sinh lớp 8, với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em rèn luyện ôn tập. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ HÔ HẤP MÔN SINH HỌC 8 CÓ ĐÁP ÁN

 

I. Khái niệm

1. Hô hấp và các cơ quan hô hấp:
Hệ hụ hấp là một hệ cơ quan có chức năng trao đổi không khí diễn ra trên toàn bộ các bộ phận của cơ thể. Ở con người và các loài thú khác, các đặc điểm giải phẫu học của hệ hô hấp gồm có ống dẫn khí, phổi và hệ cơ hô hấp.
- Các giai đoạn chủ yếu của hô hấp: 3gđ
+ Thông khí ở phổi
+ Trao đổi khí ở phổi
+ Trao đổi khí ở TB

 

II. Hoạt động hô hấp

1 Sự thông khí ở phổi

- Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp (hít vào, thở ra): Các cơ liên sườn ngoài, cơ hoành phối hợp với xương ức, xương sườn trong cử động hô hấp.

- Hít vào:

+ Cơ liên sườn ngoài co → xương ức, xương sườn được nâng lên → lồng ngực mở rộng sang hai bên.
+ Cơ hoành co → lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.

- Thở ra:

+ Cơ liên sườn ngoài dãn → xương ức, xương sườn được hạ xuống → lồng ngực thu hẹp lại.

+ Cơ hoành dãn → lồng ngực thu về vị trí cũ.

+ Nhịp hô hấp là số cử động hô hấp trong một phút.

  • Nhịp hô hấp ở nữ 17±3, ở nam 16±3

+ Dung tích sống là thể tích không khí mà cơ thể có thể hít vào và thở ra.

  • Dung tích phổi phụ thuộc vào các yếu tố: tầm vóc, giới tính, tình trạng sức khỏe, sự luyện tập.

2. Trao đổi khí ở phổi và tế bào

- Trao đổi khí theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.

+ Trao đổi khí ở phổi:

  • O2 khuếch tán từ phế nang vào máu.
  • COkhuếch tán từ máu vào phế nang.

+ Trao đổi khí ở tế bào:

  • O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
  • CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.

+ Mối quan hệ giữa trao đổi khí ở phổi và tế bào:

  • Tiêu tốn O2 ở tế bào thúc đẩy sự trao đổi khí ở phổi.
  • Trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào.

 

III. Bài tập vận dụng
Câu 1: 

Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí khi đi vào phổi? (GV dựa vào bảng 20 để phân tích).
- Phân tích các đặc điểm cấu tạo của phổi thích nghi với chức năng của nó?
Trả lời:
Phổi là nơi thực hiện chức năng trao đổi khí  giữa cơ thể với môi trường. Các đặc điểm của phổi thích nghi với chức năng của chúng như sau:
 

Đặc điểm cấu tạo

Thích ứng với chức năng

Bên ngoài có 2 lớp màng, giữa 2 lớp màng có chất dịch nhờn.

Làm giửm lực ma sát của phổi vào lồng ngực khi hô hấp, tránh tổn thương phổi.

Số lượng phế nang rất nhiều (700 đến 800 triệu)

Làm tăng lượng khí trao đổi trong hô hấp.

Mạng mao mạch đến phế nang rất nhiều.

Làm tăng khả năng trao đổi khí giwuax máu và phế nang.

Màng của phế nang rất mỏng

Giúp khí O2 và khí CO2 khuếch tán dễ dàng khi trao đổi.

 

Câu 2

Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người?
Trả lời: 

Không khí trong phổi cần thường xuyên thay đổi thì mới có đủ O2 cung cấp liên tục cho máu đưa tới tế bào. Hít vào và thở ra nhịp nhàng giúp cho phổi được thông khí. Cứ một lần hít vào và thở ra được coi là một cử động hô hấp. Số cử động hô hấp trong một phút là nhịp hô hấp. Hít vào và thở ra được thực hiện nhờ hoạt động của lồng ngực và các cơ hô hấp.
- Sự trao đổi khí ở phổi:
+ Nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích của lồng mà ta thực hiện được các động tác hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phooit thường xuyên được đổi mới, nhờ vậy mới có đủ O2 cung cấp thường xuyên cho máu.
+ Cứ 1 lần hít vào và một lần thở ra được coi là một cử động hô hấp, số lần hô hấp trong 1 phút là nhịp hô hấp.
- Sự trao đổi khí ở tế bào: Theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
 

Câu 3:

Giải thích các tác nhân gây ô nhiểm không khí đến hệ cơ quan hô hấp và hoạt động hô hấp của cơ thể?
Trả lời:
Các tác nhân gây ô nhiểm không khí như: Bụi, các chất khí độc hại (như: NO2, SO2, CO, Ni cootin…), các vi sinh vật gây bệnh…
- Tác hại của bụi: Khi lượng bụi quá nhiều trong không khí sẽ xâm nhập qua đường dẫn khí và có thể vào phổi gây nhiểm bụi phổi.
- Tác hại của khí độc:
+ NO(Khí Nitơ Ôxít):
Có nguồn gốc từ khí thải của ô tô, xe máy, khi xâm nhập vào gây viêm và làm sưng lớp niêm mạc của mũi, gây cản trở sự trao đổi khí và nếu nhiểm với nồng độ cao có thể gây chết.
+ SO2 (Lưu huỳnh Ôxít): Khí nhiểm vào đường dẫn khí vào phổi, làm trầm trọng hơn các bệnh về hô hấp.
+ Nicôtin: là chất độc có nhiều trong khói thuốc lá. Khi xâm nhập làm tê liệt các lông rung của phế quản, làm giảm khả năng lọc sạch bụi không khí và ngăn cản các dị vật vào đường hô hấp. Nicôtin xâm nhập vào phổi có thể gây ung thư phổi.
+ Tác hại của các vi sinh vật gây bệnh:
Gây bệnh viêm đường dẫn khí và phổi, làm tổn thương và suy giảm khả năng hoạt động của hệ hô hấp và có thể gây chết.
 

Câu 4: Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người.

Trả lời:

- Nhờ sự hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khi trong phổi thường xuyên được đổi mới.

- Chức năng quan trọng của hệ hô hấp là sự trao đổi khí, gồm sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào:

+ Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang.
+ Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của CO2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu.

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập tổng hợp về Hô Hấp môn Sinh học 8 năm 2021 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF