HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bài tập ôn tập về Sự nở vì nhiệt môn Vật lý 8 có đáp án trường THCS Lê Trọng Tấn. Đây là một tài liệu tham khảo rất có ích cho quá trình học tập, rèn luyện kĩ năng giải bài tập, ôn tập chuẩn bị cho các kì thi, kiểm tra môn Vật lý. Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THCS LÊ TRỌNG TẤN
BÀI TẬP ÔN TẬP VỀ SỰ NỞ VÌ NHIỆT MÔN VẬT LÝ 8
Câu 1: Một viên bi thép có kích thước vừa đủ lọt qua một chiếc vòng thép. Nếu nung nóng hòn bi lên, nó có thể chui lọt qua vòng thép nữa không? Vì sao?
Câu 2: Vì sao cánh cửa nhà, cửa tủ bằng gỗ sau một thời gian sử dụng lại hay bị cong vênh?
Câu 3: Trên đường ray hoặc trên các cây cầu, các khớp nối có được đặt khít nhau không, vì sao?
Câu 4: Người ta sử dụng hai cái thước, một thước làm bằng nhôm, một thước làm bằng đồng để đo chiều dài. Nếu nhiệt độ tăng lên thì dùng thước nào chính xác hơn? tại sao?
Câu 5: Bóng đèn điện đang sáng, nếu bị nước mưa hắt vào (hoặc nước từ tầng trên dột xuống) thì bị vỡ ngay. Vì sao như vậy?
Câu 6: Khi giảm nhiệt độ của một lượng nước từ 100°C xuống còn 10°C thì yếu tố nào thay đổi?
Câu 7: Ban đầu hai bình A và B chứa cùng một lượng nước ở nhiệt độ 80°C. Người ta giảm nhiệt độ của bình A 10°C và bình B xuống 30°C.so sánh thể tích nước ở hai bình?
Câu 8: Đun nóng một lượng nước từ 0°C đến 70°C . Khối lượng và thể tích nước thay đổi như thế nào?:
Câu 9: Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?
Câu 10: Một bình rượu và một bình nước có cùng thể tích và nhiệt độ ban đầu. Nếu đun nóng để mỗi bình tăng thêm 20°C thì thể tích của chúng sẽ như thế nào? Chất lỏng ở bình nào có thể tích lớn hơn.
Câu 11: An định đổ đầy nước vào một chai thuỷ tinh rồi nút chặt lại và bỏ vào ngăn làm nước đá của tủ lạnh. Bình ngăn không cho An làm, vì nguy hiểm. Hãy giải thích tại sao?
Câu 12: Sự giãn nở vì nhiệt của nước khác thủy ngân và dầu ở điểm cơ bản nào?
Câu 13: Tại sao khi sản xuất nước đóng chai, các chai nước thông thường không chứa đầy nước mà vẫn còn dư một chút?
Câu 14: Một bình nước có chứa 2 lít nước ở nhiệt độ 20°C. Người ta đun nóng để nhiệt độ nước trong bình lên đến 80°C. Biết rằng trong giai đoạn từ 20°C đến 80°C cứ mỗi khi tăng 1 độ thì 1 lít nước sẽ tăng thêm 0,45cm3. Tích thể tính nước trong bình khi nhiệt độ là 80°C.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1
Viên bi không lọt qua vòng thép.
- Vì khi nung nóng viên bi thì kích thước của viên bi tăng lên. Do đó nó không lọt qua vòng thép được nữa
Câu 2
Vì lúc đầu, người thợ mộc làm cánh cửa vừa khít với khung bê tông. Nhưng khi nhiệt độ thay đổi, gỗ co giãn không đều và khung bê tông không giãn nở dẫn đến cong vênh
Câu 3
Các khớp nối không được đặt khít nhau. Bao giờ các khớp nối cũng được đặt cách nhau vài centimet để tránh trường hợp các phần bị đội lên nhau khi giãn nở vì nhiệt.
Câu 4
Dùng thước đồng sẽ chính xác hơn.
Vì đồng giãn nở vì nhiệt kém hơn nhôm, nên khi nhiệt độ tăng lên thì thước đồng bị giãn nở ít hơn thước nhôm. Do đó thước đồng bị sai lệch ít hơn. Nên khi đo chiều dài thì thước đồng chính xác hơn.
Câu 5
Vì khi bóng đèn đang hoạt động thì nó rất nóng, thủy tinh làm bóng đèn đang bị nở ra. Nếu bị nước mưa hắt vào thì nhiệt độ của lớp thủy tinh bị giảm đột ngột, và nó co lại đột ngột dẫn đến thủy tinh bị vỡ.
Câu 6
- Nước giãn nở vì nhiệt nên khi giảm nhiệt độ từ 100°C xuống còn 10°C thì thể tích của nước giảm. Khối lượng của nước không thay đổi.
- Do đó khối lượng riêng của nước tăng.
Câu 7
- Sau khi giảm nhiệt độ thì bình A có nhiệt độ là 70°C, bình B có nhiệt độ là 50°C. Do bình A hạ nhiệt độ ít hơn bình B nên thể tích của nó bị giảm đi ít hơn bình B.
- Vì vậy thể tích nước ở bình A lúc này lớn hơn nước ở bình B
Câu 8
Khối lượng riêng của nước lớn nhất ở 4°C. Khi nước tăng nhiệt độ từ 0°C đến 4°C thì thể tích của nó giảm. Sau đó từ 4°C đến 70°C thì thể tích của nước lại tăng
Câu 9
- Khi chất khí nóng lên thì thể tích của nó sẽ tăng thêm, còn khối lượng của chất khí không đổi. Do đó khối lượng riêng của chất khí sẽ giảm.
Do đó chất khí có nhiệt độ cao sẽ có khối lượng riêng bé hơn (nhẹ hơn) chất khí có nhiệt độ thấp.
Câu 10
- Vì rượu giãn nở vì nhiệt nhiều hơn nước nên khi tăng thêm nhiệt độ mỗi chất lỏng 20°C thì thể tích rượu nở ra nhiều hơn nước.
Do đó thể tích của rượu lớn hơn của nước
Câu 11
- Vì chai có thể bị vỡ. Do nước ban đầu khi hạ nhiệt độ thể tích sẽ giảm, nhưng tới 4°C nếu tiếp tục giảm nhiệt độ thì thể tích nước lại tăng.
Như vậy khi nước đông đặc lại thành đá, thì thể tích tăng, dẫn đến vỡ chai.
Câu 12:
Thủy ngân và dầu có thể tích càng tăng khi nhiệt độ càng tăng( giãn nở đều). Nước sẽ giảm thể tích khi nhiệt độ tăng từ thấp đến 4°C, từ 4°C nếu tăng nhiệt độ thì thể tích nước tăng ( giãn nở không đều).
Câu 13
- Do trong quá trình lưu trữ, vận chuyển thì nhiệt độ của nước trong chai có thể thay đổi và thể tích nước có thể tăng lên.
- Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt nên người ta sẽ không đổ nước đầy chai.
Câu 14
- Trong bình có chứa 2 lít nước nên mỗi khi tăng 1 độ thì thể tích nước trong bình tăng 0,9cm3.
- Thể tích nước tăng lên là:
(80 – 20).0,9 = 54 (cm3) = 0,054 (lít)
- Thể tích nước trong bình lúc này là:
2 + 0,054 = 2,054 (lít)
Đáp số: 2,054 lít
Trên đây là toàn bộ nội dung Bài tập ôn tập về Sự nở vì nhiệt môn Vật lý 8 có đáp án trường THCS Lê Trọng Tấn năm 2020. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Phương pháp giải các bài tập trắc nghiệm Chuyển động cơ học môn Vật Lý 8 cực hay
-
Hướng dẫn giải 1 số dạng toán về Chuyển động cơ học Vật lý 8
-
91 câu hỏi trắc nghiệm Chuyên đề Lực đẩy Ác-si-mét có đáp án môn Vật lý 8
Chúc các em học tập tốt !