Tài liệu Bài tập bồi dưỡng HSG chuyên đề Thần Kinh Sinh học 8 năm 2020 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với mong muốn giúp các em học sinh lớp 8 có thêm tài liệu ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới. Hi vọng tài liệu có ích cho các em học sinh và là tài liệu giảng dạy cho quý thầy cô. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi.
BÀI TẬP BỒI DƯỠNG HSG CHUYÊN ĐỀ THẦN KINH
SINH HỌC 8 NĂM 2020
Câu 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron.
Trả lời:
1/ Cấu tạo: Nơ ron là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh
- Thân chứa nhân
- Từ thân có nhiều sợi nhánh và một sợi trục. Sợi trục thường có bao miêlin, các bao mielin được ngăn cách bằng các eo Răngvi ê. Tận cùng sợi trục có các cúc xinap là nơi tiếp giáp giữa các nơ ron này với nơ ron khác hoặc với cơ quan trả lời.
2/ Chức năng cơ bản của nơron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh
- Cảm ứng là khả năng tiếp mhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh
- Dẫn truyền xung thần kinh là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất đinh từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân nơ ron và truyền dọc theo sợi trục
Câu 2: Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức sơ đồ.
Trả lời:
Câu 3: Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?
Trả lời:
- Dây thần kinh là dây pha vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ sau và rễ trước. Rễ sau là rễ cảm giác và rễ trước là rễ vận động.
Câu 4: Lập bảng so sánh cấu tạo và chúc năng trụ não, não trung gian và tiểu não.
Trả lời:
Các bộ phận
Đặc điểm |
Trụ não |
Não trung gian |
Tiểu não |
Cấu tạo |
Gồm: Hành não, cầu não và não giữa. Chất trắng bao ngoài Chất xám là các nhân xám |
Gồm : Đồi thị và dưới đồi thị Đồi thị và các nhân xám vùng dưới đồi là chất xám. |
Vỏ chất xám nằm ngoài. Chất trắng là các đường dẫn truyền liên hệ tiểu não với các phần khác của hệ thần kinh |
Chức năng |
Điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng: tuần hoàn, tiêu hóa, Hô hấp… |
Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt. |
Điều hòa và phối hợp các hoạt động phức tạp. |
Câu 5: So saùnh cấu tạo và chức năng của trụ não với tủy sống.
Trả lời:
|
Tuỷ sống |
Trụ não |
|||
Vị trí |
Chức năng |
Vị trí |
Chức năng |
||
Bộ phận trung ương |
Chất xám |
Ở giữa tuỷ sống thành dải liên tục |
Là căn cứ thần kinh |
Ở trong phân thành các nhân xám |
Căn cứ thần kinh |
Chất trắng |
Bao quanh chất xám |
Dẫn truyền dọc |
Bao ngoài các nhân xám |
Dẫn truyền dọc và nối 2 bán cầu tiểu não |
|
Bộ phận ngoại biên (dây TK) |
31 đôi dây thần kinh pha |
12 đôi gồm 3 loại: dây cảm giác, dây vận động, dây pha |
Câu 6 : Trình bày đặc điểm cấu tạo của đại não. Nêu rõ những dặc điểm tiến hoá thể hiện ở cấu tạo của đại não?
Trả lời:
*Trình bày đặc điểm cấu tạo của đại não
-Đại não người rất phát triển, che lấp cả não trung gianvà não giữa.
- Bề mặt của đại não được phủ một lớp chất xám làm thành vỏ não.
- Bề mặt của đại não có nhiều nếp gấp, đó là các khe và rảnh làm tăng diện tích bề mặt vỏ não lên tới 2300- 2500 cm2
- Hơn 2/3 bề mặt của não nằm trong các khe và rảnh.
-Võ não dày 2-3mm, gồm 6lớp, chủ yếu là các tế bào hình tháp.
- Các rảnh: rảnh đỉnh, rảnh thái dương, rảnh thẳng góc chia đại não thành các thùy: Thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm và thùy thái dương.
- Trong mỗi thùy có các khe hẹp và cạn hơn chia thành các hồi não
- Dưới võ não là chất trắng, tập hợp thành các đường dẫ truyền thần kinh nối các phần khác nhau của đại não và nối đại não với tủy sống và các phần não khác
* Tiến hóa của đại não người:
- Đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại nóo người tiến hóa hơn động vật thuộc lớp thú được thể hiện:
+ Khối lượng não so với cơ thể, ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp Thú.
+ Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các noron (khối lượng chất xám lớn)
+ Ở người ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các V thuộc lớp Thỳ, cũn cú cỏc trung khu cảm giỏc và vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết).
Câu 7: Giải thích cấu tạo và chức năng của tiểu não. So sánh tiểu não với tuỷ sống về cấu tạo và chức năng.
Trả lời:
1. Cấu tạo và chức năng của tiểu não:
a) Cấu tạo: Tiểu não có cấu tạo gồm chất xám và chất trắng.
- Chất xám ở ngoài tạo thành lớp vỏ tiểu não
- Chất trắng ở phía trong, là các đương dẫn truyền nối vỏ não với tiểu não với các phần khác của hệ thần kinh như tuỷ sống, trụ não, não trung gian, đại não.
b) Chức năng: Tiểu não là trung khu của các phản xạ điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể.
2. So sãnh tiểu não và tuỷ sống về cấu tạo và chức năng:
a) Giống nhau:
- Đều được cấu tạo từ chất xám và chất trắng.
- Chất xám gồm các thân nơron và sợi nhánh; chất trắng gốm sợi trục hợp thành các đường dẫn truyền.
- Đều thực hiện 2 chức năng: điều khiển phản xạ và dẫn truyền xung thần kinh.
- Đều là trung khu của các phản xạ không điều kiện.
b) Khác nhau:
|
Tiểu não |
Tuỷ sống |
Cấu tạo |
Chất xám ở ngoài và chất trắng ở trong |
Chất xám ở trong và chất trắng ở ngoài. |
Chức năng |
Là trung khu của các phản xạ điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể |
Là trung khu của một số phản xạ không điều kiện khác. |
Câu 7: So sánh cấu tạo, chức năng của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm.
Trả lời:
1. So sánh về cấu tạo:
a. Giống:
- Đều bao gồm phần trung ương ( hạch xám trong trụ não hoặc trong tủy sống ) và phần ngoại biên ( dây thần kinh, hạch thần kinh )
- Các dây thần kinh li tâm đi đến các cơ quan sinh dưỡng đều qua hạch thần kinh sinh dưỡng và gồm các sợi trước hạch và sợi sau hạch.
- Các sợi trước hạch đều có bao miêlin, còn các sợi sau hạch không có bao miêlin.
b. Khác:
Cấu tạo |
Phân hệ giao cảm |
Phân hệ đối giao cảm |
Trung ương |
Các nhân xám ở sừng bên tủy sống ( Từ đốt tủy ngực I đến đốt tủy thắt lưng III ) |
Các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tủy sống |
Ngoại biên gồm: -Hạch thần kinh ( nơi chuyển tiếp nơron )
-Nơron trước hạch ( Sợi trục có bao miêlin ) - Nơron sau hạch ( Không có bao miêlin ) |
- Chuỗi hạch nằm gần cột sống ( Chuỗi hạch giao cảm ) xa cơ quan phụ trách
- Sợi trục ngắn. - Sợi trục dài. |
-Hạch nằm gần cơ quan phụ trách
- Sợi trục dài - Sợi trục ngắn |
2. So sánh về chức năng:
a. Giống: Điều hòa hoạt động của các cơ quan nội tạng.
b. Khác: Hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm có tác dụng đối lập với hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng
Tác động lên |
Phân hệ giao cảm |
Phân hệ đối giao cảm |
Tim Phổi Ruột Mạch máu ruột Mạch máu đến cơ Mạch máu da Tuyến nước bọt Đồng tử Cơ bóng đái …………………………. |
Tăng lực và nhịp cơ Dãn phế quản nhỏ Giảm nhu động Co Dãn Co Giảm tiết Dãn Dãn ……………………….. |
Giảm lực và nhịp cơ Co phế quản nhỏ Tăng nhu động Dãn Co Dãn Tăng tiết Co Co ……………………………… |
Câu 8: Hãy thử trinh bày phản xạ điều hòa hoạt động của tim và hệ mạch trong các trường hợp sau đây:
- Lúc huyết áp tăng cao
- Lúc hoạt động lao động
- Điều hòa tim mạch bằng phản xạ sinh dưỡng trong các trường hợp:
- Lúc huyết tăng cao
- Ap thụ quan bị kích thích, xuất hiện xung truyền về trung ương phụ trách tim mạch nằm trong các nhân xám thuộc phân hệ ĐGC, theo dây li tâm (dây X hay mê tẩu) tới tim làm giảm nhịp co và lực co đồng thời làm giãn các mạch da và mạch ruột gây hạ huyết áp
- Lúc hoạt động lao động
- Khi lao động xảy ra sự oxy hóa glucozo để tạo năng lượng cần cho sự co cơ, đồng thời sản phẩm phân hủy của quá trình này là CO2 tích lũy dần trong máu. (Đúng ra là H+ được hình thành do:
- H+ sẽ kích thích hóa thụ quan gây ra xung thần kinh hướng tâm truyền về trung khu hô hấp và tuần hoàn nằm trong hành tủy, truyền tới trung khu GC , theo dây GC đến tim, mạch máu đến cơ làm tăng nhịp, lực co tim và mạch máu đến co dãn để cung cấp O2 cần cho nhu cầu năng lượng co cơ, đồng thời chuyển nhanh sản phẩm phân hủy đến các cơ quan bài tiết.)
Câu 9: Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào giúp người ta nghe được?
Trả lời:
- Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ, rồi truyền qua chuỗi xương tai và làm rung màng “cữa bầu” và cuối cùng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti. Sự chuyển động ngoại dịch được dễ dàng nhờ có màng của “cữa tròn” (ở gần cữa bầu, thông qua khoang tai giữa).
- Tùy theo sóng âm có tần số cao (âm bổng) hay thấp (âm trầm) , mạnh hay yếu mà sẽ làm cho các tế bào cảm thụ thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hưng phấn, truyền về vùng phân tích tương ứng ở trung ương cho ta nhận biết về các âm thanh đó.
Câu 10: Phân biệt tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện. Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiệnđối với đời sống các động vật và con người?
Trả lời:
* Phân biệt tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện:
Tính chất của phản xạ không điều kiện |
Tính chất của phản xạ có điều kiện |
1. Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện 2. Bẩm sinh 3. Bền vững 4. Có tính chất di truền, mang tính chất chủng loại. 5. Số lượng hạn chế 6. Cung phản xạ đơn giản 7. Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống |
1. Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần) 2. Được hình thành trong đời sống 3. Dễ mất khi không củng cố 4. Có tính chất cá thể , không di truyền 5. Số lượng không hạn định 6. Hình thành đường liên hệ tạm thời trong cung phản xạ 7. Trung ương chủ yếu có sự tham gia của vỏ não. |
* Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiệnđối với đời sống các động vật và con người:
- Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi của các ĐV và sự hình thành các thói quen, các tập quán tốt đối với con người.
Câu 11:
a/ Trình bày quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện (tự chọn) và nêu rõ những điều kiện để hình thành có kết quả.
b/ Nêu ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và con người.
Trả lời:
a/ Có thể lấy ví dụ: Khi cho gà ăn kết hợp với gõ mõ làm nhiều lần như vậy ở gà hình thành phản xạ có điều kiện : “tiếng mõ là tín hiệu gọi ăn”, nên khi nghe mõ là gà chạy về ăn. Sở dĩ như vậy là do giữa vùng thính giác và vùng ăn uống trên vỏ não đã hình thành đường liên hệ tạm thời. Tuy nhiên , nếu gõ mõ gà chạy về mà không được ăn nhiều lần thì về sau có nghe tiếng mõ gà cũng không chạy về nữa. Dó là do đường liên hệ tạm thời giữa 2 vùng thính giác và vùng ăn uống không được củng cố nên đã mất.
b/ Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và con người là
- Đối với ĐV: đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống thay đổi.
- Đối với con người: đảm bảo sự hình thành các thói quen, tập quán trong sinh hoạt cộng đồng.
Câu 12: Tiếng nói và chữ viết có vai gì trong đời sống con người?
Trả lời:
- Tiếng nói và chữ viết là kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật và hiện tượng cụ thể, thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao tiếp, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và các thế hệ sau.
Câu 13. Tiến hành thí nghiệm sau:
- Đặt 1 bút bi Thiên Long có màu trước mắt, cách mắt 25cm, em có đọc được chữ trên bút không? Có thấy rõ màu không?
- Chuyển dần bút sang phải giữ nguyên khoảng cách nhưng mắt vẫn hướng về phía trước. Em có thấy rõ màu và chứ nữa không? Hãy giải thích vì sao?
Trả lời:
- Trường hợp 1: Chữ đọc dễ dàng và nhận rõ màu của bút
- Trường hợp 2: Không nhìn rõ chữu trên bút và không nhận được màu của bút khi vẫn hướng mắt về phía trước mà bút chuyển về phía phải mắt vì ảnh của bút không rơi vào điểm vàng mà rơi vào vùng ngoại vi của điểm vàng, nơi ít tế bào nón và chủ yếu là tế bào que.
Câu 14. Vì sao nói ngủ là 1 nhu cầu sinh lí của cơ thể? Giấc ngủ có ý nghĩa ntn đối với sức khỏe? Muốn có giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì?
Trả lời:
- Bản chất của giấc ngủ là 1 quá trình ức chế để bảo vệ phục hồi khả năng hoạt động của hệ thần kinh sau 1 ngày học tập và lao động.
- Muốn có giấc ngủ tốt cần những điều kiện:
+ Đi ngủ đúng giờ
+ Đánh răng, rửa mặt trước khi ngủ, đi ngủ đúng giờ và nằm hít thở sâu để đi vào giấc ngủ
+ Đảm bảo không khí yên tĩnh
+ Tránh mọi kích thích có ảnh hưởng tới giấc ngủ
+ Nếu những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giấc ngủ.
+ Ăn no trước khi ngủ
+ Dùng các chất kích thích: chè, cà phê, thuốc lá
Câu 15. Nêu những biện pháp giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh?
Trả lời:
- Tránh những tác động có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ thần kinh
- Đảm bao giấc ngủ hằng ngày
- Giữ cho tâm hồn thanh thản, tránh những suy nghĩ âu lo
- Xây dựng 1 chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí
---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập bồi dưỡng HSG chuyên đề Thần Kinh Sinh học 8 năm 2020 có đáp án. Để xem thêm các tài liệu khác các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: