YOMEDIA

27 Bài tập tổng hợp chuyên đề trao đổi chất Sinh học 8 năm 2020 có đáp án

Tải về
 
NONE

HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu 27 Bài tập tổng hợp chuyên đề trao đổi chất Sinh học 8 năm 2020 có đáp án nhằm giúp các em học sinh lớp 8 có thêm tư liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Hi vọng tài liệu sẽ có ích cho các em. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK
YOMEDIA

27 BÀI TẬP TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ TRAO ĐỔI CHẤT

SINH HỌC 8 NĂM 2020

 

1. Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào?

- Ở cấp độ cơ thể, môi trường ngoài cung cấp nước, thức ăn, muối khoáng và oxi qua hệ tiêu hóa, hô hấp, đồng thời tiếp nhận các sản phẩm phân hủy, chất bã và khí CO2 từ cơ thể thải ra.

2. Hệ tiêu hóa đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất? Hệ hô hấp có vai trò gì?

- Qua hệ tiêu hóa, cơ thể tổng hợp nên những sản phẩm đặc trưng của mình, đồng thời thải bỏ các sản phẩm thừa ra ngoài hậu môn

- Hệ hô hấp lấy oxi từ môi trường ngoài để cung cấp cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể, và thải ra ngoài khí cacbonic

3. Máu và nước mô cung cấp những gì cho cơ thể? Hệ tuần hoàn có vai trò gì?

- Chất dinh dưỡng và oxi từ máu chuyển qua nước mô, cung cấp cho tế bào thực hiện các chất năng sinh lí.

- Khí CO2 và các sản phẩm bài tiết do tế bào thải ra đổ vào nước mô chuyển qua máu, nhờ máu chuyển đến các cơ quan bài tiết

4. Hoạt động sống của tế bào đã tạo ra những sản phẩm gì?

- Hoạt động sống của tế bào tạo ra cá sản phẩm phân hủy và CO2

5. Những sản phẩm đó của tế bào đổ vào nước mô rồi vào máu và được đưa tới đâu?

- Các sản phẩm phân hủy sẽ được đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài

6. Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào?

- Ở cấp độ tế bào, các chất dinh dưỡng và oxi nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống.

- Đồng thời, các sản phẩm phân hủy được thải vào môi trường trong, đến các cơ quan bài tiết. Còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài

7. Nêu mối quan hệ giữa sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào và sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể.

- Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể cung cấp các chất dinh dưỡng và oxi cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm phân hủy, khí CO2 để thải ra môi trường

- Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng, cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện hoạt động trao đổi chất

- Như vậy, sự trao đổi chất ở hai cấp độ này gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời

8. Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm những quá trình nào?

- Có 2 quá trình mâu thuẫn, đối nghịch nhau, nhưng có quan hệ mật thiết đó là: đồng hóa và dị hóa

+ Đồng hóa là quá trình tổng hợp các nguyên liệu có sẵn trong tế bào thành những chất đặc trưng của tế bào, tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học

+ Dị hóa là quá trình phân giải các chất được tích lũy trong quá trình đồng hóa, bẻ gãy các liên kết hóa học để giải phóng năng lượng, cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào. Sự dị hóa tạo ra các sản phẩm phân hủy và khí CO2

9. Năng lượng giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động gì?

- Sinh công tổng hợp chất mới, sinh nhiệt để bù vào phần nhiệt đã mất.

10. Bảng so sánh đồng hóa và dị hóa:

Đồng hóa

Dị hóa

Xảy ra trong tế bào

Xảy ra trong tế bào

Tổng hợp các chất

Phân giải các chất

Tích lũy năng lượng

Giải phóng năng lượng

 

11. Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa:

- Các chất được tổng hợp ở đồng hóa là nguyên liệu cho dị hóa. Do đó, năng lượng được tổng hợp ở đồng hóa sẽ được giải phóng trong quá trình dị hóa để cung cấp trở lại cho hoạt động tổng hợp của đồng hóa. 2 quá trình này tuy trái ngược nhau, mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất với nhau. - - Nếu không có đồng hóa thì sẽ không có nguyên liệu cho dị hóa và ngược lại, nếu không có dị hóa thì sẽ không có năng lượng cho hoạt động đồng hóa.

12. Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào?

- Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể ( khác nhau về độ tuổi và trạng thái) là không giống nhau và phụ thuộc vào:

- Lứa tuổi: Ở trẻ, cơ thể đang lớn nên quá trình đồng hóa lớn hơn dị hóa. Ngược lại ở người già, quá trình đồng hóa lớn hơn dị hóa

- Vào thời điểm lao động, dị hóa lớn hơn đồng hóa. Lúc nghỉ ngơi, đồng hóa mạnh hơn dị hóa

13. Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng phụ thuộc vào:

- Cơ chế thần kinh và ch\ơ chế thể dịch

14. Vì sao nói chuyển hóa vật và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?

- Mọi hoạt động sống của cơ thể đều cần năng lượng, mà năng lượng được giải phóng từ quá trình chuyển hóa. Nếu không có chuyển hóa thì không có hoạt động sống.

15. Hãy nêu sự khác biệt giữa đồng hóa với tiêu hóa, dị hóa với bài tiết:

Đồng hóa: Tổng hợp các chất  đặc trưng và tích lũy năng lượng ở các liên kết hóa học

Tiêu hóa: biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng hấp thụ vào máu

Dị hóa: phân giải chất đặc trưng thành các chất đơn giản và bẻ gãy các liên kết hóa học để giải phóng năng lượng

Bài tiết: thải sản phẩm phân hủy và sản phẩm thừa ra môi trường ngoài như: phân, nước tiểu, mồ hôi, CO2

16. Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì?

- Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra thường xuyên được máu phân phối khắp cơ thể và tỏa ra môi trường để đảm bảo thân nhiệt ổn định.

17. Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?

- Khi lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hơi nước ở hoạt động hô hấp và và tỏa nhiệt qua da, qua sự bốc hơi của mồ hôi. Vì thế, người lao động nặng hô hấp mạnh và đổ mồ hôi.

18. Vì sao mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoạc sởn gai ốc?

- Mùa hè, da hồng hào vì mạch máo dưới da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt.

- Mùađông, khi trời rét, mạch máu dưới da co, lưu lượng máu qua da ít nên da bị tím tái. Ngoài ra, các cơ chân lông co làm sởn gai ốc để giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da

19. Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió ( trời oi bức), cơ thể ta có những phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?

- Mồ hôi sẽ không bay hơi và chảy thành dòng. Vì thế, nhiệt không bị mất đi qua da nên ta cảm thấy oi bức.

20. Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt:

- Da là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong điều hòa thân nhiệt. Khi trời nóng hay lao động nặng, mạch máu dưới da dãn ra giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hơi bay hơi sẽ lấy đi 1 nhiệt lượng của cơ thể. Khi trời rét, mao mạch dưới da co lại, cơ chân lông co để giảm sự tỏa nhiệt.

- Hệ thần kinh giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hòa thân nhiệt.

21. Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là 1 biện pháp chống nóng, lạnh?

- Rèn luyện thân thể cũng là 1 biện pháp để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể

22. Đề phòng cảm lạnh, cảm nóng trong lao động và sinh hoạt hằng ngày, em cần phải chú ý những điểm gì? ( 6 ý)

  • Đi nắng cần đội mũ
  • Không chơi thể thao ngoài trời nắng và nhiệt độ không khí cao
  • Trời nóng, sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh.
  • Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân: không ngồi nơi hút gió
  • Rèn luyện thể dục thể thao hợp lí để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
  • Trồng cây xanh tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư

23. Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp: trời nóng, trời oi bức và trời rét:

- Trời nóng, mạch máu dưới da dãn ra, lưu lượng máu qua da nhiều làm da trở nên hồng hào tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt.

- Trời oi bức, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, mồ hôi sẽ tiết ra nhiều, nhưng không bay hơi được sẽ chảy thành dòng.

- Trời rét, mạch máu dưới da co lại, lưu lượng máu qua da cũng ít đi nên da ta tím tái. Ngoài ra, các cơ chân lông co làm giảm sự tỏa nhiệt

24. Hãy giải thích các câu: + trời nóng chống khát, trời rét chóng đói và + rét run cầm cập:

- Khi trời rét, một phản xạ khác được thực hiện đó là sự tăng cường quá trình chuyển hóa để tăng sinh nhiệt cho cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: trời rét chống đói

- Khi trời nóng, môi trường thông thoáng, có gió, độ ẩm không khí thấp, thì cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, mồ hơi bay hơi sẽ lấy đi 1 lượng nhiệt của cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời nóng chống khát

- Khi trời quá lạnh, còn có hiện tượng các cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để tăng sinh nhiệt.

25. Nêu vai trò của muối khoáng:

- Muối khoáng là thành phần qua trọng của tế bào, đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu và lực trương của tế bào

- Tham gia vào thành phần cấu tạo của nhiều enzim

- Đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng

26. Tóm tắt vai trò chủ yếu của 1 số vitamin:

Loại vitamin

Vai trò chủ yếu

Nguồn cung cấp

Vitamin A

Nếu thiếu sẽ làm cho biểu bì kém bền vững, dễ bị nhiễm trùng, giác mạc mắt khô, có thể dẫn đến mù lòa

Bơ, trứng dầu cá. Thực vật có màu vàng, đỏ, xanh thẫm, có chứa chất caroten, chất tiền vitamin A

Vitamin D

Cần cho sự chuyển hóa canxi và photpho. Nếu thiếu, trẻ em sẽ mặc bệnh còi xương, người lớn sẽ bị loãng xương

Là loại vitamin duy nhất được tổng hợp ở da dưới ánh sáng mặt trời. Có trong bơ, trứng, sữa, dầu cá.

Vitamin E

Cần cho sự phát dục bình thường của cơ thể. Chống lão hóa, bảo vệ tế bào

Gan, hạt nảy mầm, duầ thực vật……

Vitamin C

Chống lão hóa, chống ung thư. Nếu thiếu sẽ làm mạch máu giòn, gây chảy máu, mắc bệnh xcobut

Rau  xanh, cà chua, hoa quả tươi

Vitamin B1

Tham gia vào quá trình chuyển hóa. Nếu thiếu sẽ mắc bệnh tê phù, viêm dây thần kinh

Hạt ngũ cốc, thịt lợn, trứng, gan

Vitamin B2

Nếu thiếu sẽ gây viêm loét niêm mạc

Hạt nnguoi cốc, thị bò, trứng, gan

Vitamin B6

Nếu thiếu sẽ mắc bệnh viêm da, suy nhược

Lúa gạo, cá hồi, cà chua, ngô vàng…….

Vitamin B12

Nếu thiếu sẽ gây bệnh thiếu máu

Có trong gan cá biển, sữa. Trứng, phomat, thịt.

 

27. Bảng tóm tắt vai trò chủ yếu của 1 số muối khoáng:

Tên muối khoáng

Vai trò chủ yếu

Nguồn cung cấp

Natri và kali

Là thành phần quan trọng trong dịch nội bào trong nước mô, huyết tương. Tham gia các hoạt động co cơ, trao đổi chất ở tế bào, hình thành và dẫn tuyền xung thần kinh

Có trong muối ăn. Có nhiều trong tro thực vật

Canxi

Là thành phần chủ yếu của xương và răng. Có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, phân chia tế bào, hoạt động của cơ, trao đổi glicozen, dẫn truyền xung thần kinh

Cơ thể chỉ hấp thụ canxi khi có mặt của vitamin D. Có nhiều trong sữa, trứng, rau xanh

Sắt

là thành phần cấu tạo của hemoglobin trong hồng cầu

Thịt, cá, gan, trứng, các loại đậu

Iod

là thành phần cấu tạo của hoocmon tuyến giáp

Có trong đồ ăn biển, dầu cá, muối iod, rau trồng trên đất nhiều iod

Kẽm

Là thành phần cấu tạo của nhiều enzim. Cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể

Có trong nhiều loại thức ăn, đặc biệt là thịt.

Lưu huỳnh

Là thành phần cấu tạo của nhiều hoocmon và vitamin

Có nhiều trong thịt bò, cừu, gan, cá, trứng, đậu

Photpho

Là thành phần cấu tạo của nhiều enzim.

Có nhiều trong thịt, cá

 

 ---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu 27 Bài tập tổng hợp chuyên đề trao đổi chất Sinh học 8 năm 2020 có đáp án. Để xem thêm các tài liệu khác các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON