Bài soạn Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận tóm tắt - Kết nối tri thức Ngữ văn 6 dưới đây nhằm giúp các em học sinh lớp 6 bước đầu biết cách viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận mà em gặp phải trong cuộc sống. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
1. Khái quát chung
Thực hành viết biên bản theo các bước sau:
- Trước khi viết cần chuẩn bị kĩ càng.
- Thực hành viết biên bản theo đúng thể thức của nó.
- Chỉnh sửa biên bản nếu cần thiết.
2. Hướng dẫn soạn bài Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận
Câu 1. Nêu nhận xét chung về việc tuân thủ thể thức biên bản trong văn bản trên.
Gợi ý:
- Đầu trên biên bản, phía bên phải nghi quốc hiệu và tiêu ngữa; phía bên trái ghi tên đơn vị.
- Dưới từ biên bản, ghi khái quát nội dung công việc.
- Thời gian, địa điểm diễn ra cuộc họp.
- Thành phần tham dự, tên người chủ trì, thư ký.
- Diễn biến cuộc họp: Bố trí các bộ phận kiểm tra và triển khai công việc, thảo luận về kế hoạch và kết luận lại các ý kiến.
- Thời gian kết thúc xử lý cuộc họp.
Câu 2. Vì sao biên bản phải có tên gọi và phải ghi đủ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, người chủ trì, người thư kí?
Gợi ý:
- Một biên bản đúng thể thức thì phải có tên gọi và phải ghi đủ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, người chủ trì, người thư kí.
Câu 3. Khi làm biên bản, nội dung nào cần được ghi chi tiết, cụ thể hơn cả?
Gợi ý:
- Khi viết biên bản nội dung cần thiết nhất là diễn biến cuộc họp.
Câu 4. Vì sao cuối biên bản phải có chữ kí của người chủ trì, người thư kí?
Gợi ý:
- Cuối biên bản phải có chữ kí của người chủ trì, người thư kí vì đây là người chứng minh đúng nhất cho cuộc họp.
Câu 5. Ngôn ngữ của biên bản có đặc điểm gì dễ nhận biết?
Gợi ý:
- Thường biên bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.
Trên đây là bài Soạn văn 6 Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm