YOMEDIA

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 9) tóm tắt - Kết nối tri thức Ngữ văn 6

 
NONE

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt (Trang 9) tóm tắt - Kết nối tri thức Ngữ văn 6 dưới đây đã được Học247 biên soạn theo từng câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài học dựa trên chương trình SGK Kết nối tri thức nhằm giúp các em có thêm những kiến thức Tiếng Việt bổ ích. Chúc các em có một tiết học thú vị nhé!

ADSENSE

1. Khái quát chung

- Nghĩa của từ được hình thành do các yếu tố khác nhau tác động trong đó có có yếu tố ngoài ngôn ngữ: sự vật, hiện tượng, tư duy. Nhân tố trong ngôn ngữ đó là cấu trúc của ngôn ngữ.

- Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau, các tiếng được ghép có quan hệ với nhau về nghĩa.

- Từ láy là từ được cấu tạo bằng cách láy lại (điệp lại) một phần phụ âm hoặc nguyên âm, hay toàn bộ tiếng ban đầu.

- Cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại, tồn tại với tư cách một đơn vị có sẵn như từ, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định như từ.

- So sánh - biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó (chứ không đồng nhất hoàn toàn) để đem đến một cách tri giác mới mẻ về đối tượng.

2. Hướng dẫn soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 9)

Câu 1. Giả trong sứ giả có nghĩa là người, kẻ. Hãy tìm một số từ có yếu tố giả được dùng theo nghĩa như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó.

Gợi ý:

- Một số từ có yếu tố giả được dùng theo nghĩa như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó:

+ Kí giả: nhà báo

+ Học giả: người chuyên làm công tác nghiên cứu và có tri thức khoa học sâu rộng.

Câu 2. Xác định từ ghép và từ láy trong các từ sau: mặt mũi, xâm phạm, lo sợ, tài giỏi, vội vàng, gom góp, hoảng hốt, đền đáp. Cho biết cơ sở để xác định như vậy.

Gợi ý:

- Từ ghép là: mặt mũi, xâm phạm, lo sợ, tài giỏi, gom góp, đền đáp.

- Từ láy là: vội vàng.

- Cơ sở xác định:

+ Từ ghép: các từ ngữ không vần với nhau, hoặc nếu vần thì cả 2 từ đều có nghĩa.

+ Từ láy: các từ ngữ vần với nhau về nguyên âm hoặc phụ âm, khi tất cả các từ trong từ đó đều không có nghĩa hoặc một trong hai từ không có nghĩa.

Câu 3. Chỉ ra cụm động từ và cụm tính từ trong những cụm từ sau: chăm làm ăn, xâm phạm bờ cõi, cất tiếng nói, lớn nhanh như thổi, chạy nhờ. Chọn một cụm động từ, một cụm tính từ và đặt câu với mỗi cụm từ được chọn.

Gợi ý:

- Cụm động từ: xâm phạm/ bờ cõi, cất/ tiếng nói, lớn/ nhanh như thổi, chạy/ nhờ.

- Cụm tính từ: chăm/ làm ăn.

- Đặt câu:

+ Nghe thấy tiếng sứ giả, Thánh Gióng cất tiếng nói đầu tiên.

+ Bố mẹ Thánh Gióng là những con người chăm làm ăn.

Câu 4. Nêu biện pháp tu từ được dùng trong những cụm từ sau: lớn nhanh như thổi, chết như ngả rạ. Vận dụng biện pháp tu từ này để nói về một sự vật hoặc hoạt động được kể trong truyện Thánh Gióng.

Gợi ý:

- Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong các cụm từ.

- Đặt câu: Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.

Trên đây là bài Soạn văn 6 Thực hành Tiếng Việt (Trang 9) tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Thực hành Tiếng Việt (Trang 9).

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF