YOMEDIA

Soạn bài Thạch Sanh tóm tắt - Kết nối tri thức Ngữ văn 6

 
NONE

Nhằm giúp các em hiểu hơn về đạo lý Ở hiền gặp lành trong truyện Thạch Sanh, Học247 mời các em cùng tham khảo bài soạn Thạch Sanh tóm tắt - Kết nối tri thức Ngữ văn 6 dưới đây. Hy vọng rằng bài soạn này sẽ giúp các em nắm được nội dung chính của bài học này. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK

1. Khái quát chung

1.1. Bố cục bài học

Tìm hiểu theo mạch nội dung của truyện gồm 5 phần như sau:

- Phần 1: Giới thiệu sự ra đời của Thạch Sanh

- Phần 2: Thạch Sanh chiến thắng chằn tinh nhưng bị Lí Thông cướp công

- Phần 3: Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng cứu công chúa, cứu con vua Thủy Tề, Lí Thông bị trừng phạt

- Phần 4: Thạch Sanh đánh đàn minh oan, Lí Thông bị trừng phạt

- Phần 5: Thạch Sanh lấy được công chùa và đánh bại mười tám nước chư hầu.

1.2. Nghệ thuật

- Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa (như sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm đất...).

- Diễn biến truyện đặc sắc, hấp dẫn người đọc.

2. Hướng dẫn soạn bài Thạch Sanh

2.1. Trước khi đọc

Câu 1. Trong thế giới tưởng tượng, những con vật kì ảo thường được hình dung là có nhiều đặc điểm kì lạ, biết nói tiếng người, có nhiều phép thần thông, biến hóa, có thể hại người hoặc giúp ích cho người. Việc sáng tạo ra những con vật kì ảo thường đem lại sự hấp dẫn, thú vị cho câu chuyện. Hãy tưởng tượng, vẽ một con vật kì ảo và giới thiệu về con vật đó.

Gợi ý:

- Việc sáng tạo ra những con vật kì ảo thường đem lại sự hấp dẫn, thú vị cho câu chuyện. Hãy tưởng tượng, vẽ một con vật kì ảo và giới thiệu về con vật đó.

- Học sinh có thể vẽ con chằn tinh, đại bàng, rồng…

Câu 2. Em cũng có thể làm tương tự với việc tưởng tượng ra các đồ vật kì ảo. Trình bày về đặc điểm và chức năng của đồ vật đó.

Gợi ý:

- Học sinh có thể vẽ cung thần - bách phát bách trúng, niêu cơm thần - ăn hết lại đầy…

2.2. Đọc văn bản

Câu 1. Điều gì sẽ xảy ra tiếp sau đó?

Gợi ý:

- Lý Thông kết nghĩa anh em với Thạch Sanh thực chất là lợi dụng Thạch Sanh có sức khỏe để về làm việc không công cho hắn.

Câu 2. Thế giới do vua Thủy Tề cai trị có những đặc điểm gì?

Gợi ý:

- Thế giới vua Thủy Tề cai trị ở dưới nước với những dinh phủ, cung điện nguy nga, dát đầy châu báu, ngọc ngà,... được canh giữ bởi những con thủy quái dũng mãnh nhất.

2.3. Sau khi đọc

Câu 1. Em có thích truyện Thạch Sanh không? Vì sao?

Gợi ý:

- Em thích truyện Thạch Sanh.

- Bởi vì truyện Thạch Sanh là truyện cổ thể hiện được ước mơ của nhân dân về sự công bằng, sức mạnh, là câu chuyện mà người hiền lành được đền đáp xứng đáng và kẻ ác thì bị trừng trị đích đáng.

Câu 2. Gia cảnh của Thạch Sanh có gì đặc biệt?

Gợi ý:

- Gia cảnh của Thạch Sanh đặc biệt ở chỗ đó là chàng là thái tử được Ngọc Hoàng sai xuống trần gian làm con trai đầu thai của cặp vợ chồng nông dân nghèo nhưng hiền lành.

- Khi chàng biết dùng búa, chàng được các vị thần tiên dạy cho các phép thần thông. Sau đó, chàng mồ côi cả cha lẫn mẹ và sống lủi thủi một mình ở túp lều bên gốc đa.

Câu 3. Truyện Thạch Sanh có những con vật kì ảo nào? Chúng có đặc điểm gì khác thường?

Gợi ý:

- Những con vật kì ảo: chằn tinh, đại bàng.

- Đặc điểm: Chằn tinh có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người; Đại bàng khổng lồ, sống trong hang sâu.

Câu 4. Sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang của Đại bàng và đưa trở lại cung, công chúa đã bị câm. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu công chúa không bị như vậy?

Gợi ý:

- Nếu như công chúa không bị câm, nàng sẽ nói ra Thạch Sanh mới chính là người đã cứu mình, còn Lý Thông chỉ là kẻ dối trá, cướp công.

Câu 5. Truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kì ảo. Hãy liệt kê các đồ vật đó và nêu đặc điểm, tác dụng của chúng.

Gợi ý:

- Đàn thần: 

+ Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông. 

+ Tiếng đàn là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. 

- Niêu cơm thần: Vạn người ăn cũng không thể hết → Tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Câu 6. Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về hành động. Lập bảng so sánh để thấy rõ sự đối lập đó. Qua đó, em có nhận xét gì về đặc điểm của hai nhân vật này.

Gợi ý:

 

Thạch Sanh

Lí Thông

Tính cách

Vô tư, thật thà, vị tha, dũng cảm.

Lừa lọc, gian trá, vụ lợi.

Hành động

Giết chằn tinh, đại bàng và cứu công chúa.

Lừa dối và cướp công của Thạch Sanh.

Câu 7. Kết thúc truyện, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa và nhường ngôi. Qua cách kết thúc này, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?

Gợi ý:

- Kết thúc truyện là một kết thúc có hậu thể hiện ước mơ về công lý xã hội của nhân dân ta.

Câu 8. Về kết cục của mẹ con Lý Thông, ở văn bản do Huỳnh Lý và Nguyễn Xuân Lân kể có chi tiết: “Mẹ con Lý Thông về quê đến nửa đường thì bị Thiên Lôi giáng sấm sét đánh chết, rồi bị hoá kiếp làm con bọ hung”. Bản của Anh Động (và nhân dân một số vùng Nam Bộ) kể: “Lý Thông được tha nhưng y về dọc đường mưa to, sấm sét đánh tan thây ra từng mảnh, mỗi mảnh hoá thành một con ễnh ương. Cho nên bây giờ mỗi khi có mưa to sấm sét, ễnh ương sợ, kêu lên những tiếng man dã....”. Em có nhận xét gì về những cách kết thúc này?

Gợi ý:

- Kết cục ở văn bản do Huỳnh Lý và Nguyễn Xuân Lân: Kết cục phù hợp thích đáng với lứa tuổi bé.

- Kết cục ở bản của Anh Động: kết cục đáng sợ, thích đáng hơn cho những kẻ ăn ở xấu xa gian ác nhận phải.

Câu 9. Dũng sĩ là người có lòng dũng cảm, chiến đấu diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống của cộng đồng. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một dũng sĩ mà em gặp ngoài đời hoặc biết qua sách báo, truyện kể.

Gợi ý:

Chiều 28/2, bé H (3 tuổi) ở chung cư bất ngờ tự bò ra ban công ở tầng 12, trèo ra bên ngoài lan can rồi treo mình lơ lửng ở độ cao hơn 30 m. Nhiều người ở tòa nhà đối diện phát hiện ra sự việc. Anh Mạnh, lái xe tải chở hàng, khi ấy đã băng lên mái tôn và đỡ được cháu H. vừa rơi từ trên cao xuống, giúp bé thoát chết trong gang tấc. Dù được ca ngợi nhưng anh Mạnh vẫn chưa hết bàng hoàng kể: Anh đang đỗ xe ở gần chung cư thì nghe tiếng kêu cứu thất thanh, khi mở cửa xe thì thấy bé gái đang bám ở lan can. Anh liền nhảy qua tường bao rồi trèo lên mái tôn đỡ cháu bé rơi xuống.

Trên đây là bài Soạn văn 6 Thạch Sanh tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Thạch Sanh.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON