YOMEDIA

Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh tóm tắt - Kết nối tri thức Ngữ văn 6

 
NONE

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nhằm giúp các em hiểu hơn về hiện tượng lũ lụt hằng năm của nước ta. Để hiểu hơn về câu chuyện này, Học247 xin giới thiệu đến các em bài soạn Sơn Tinh, Thủy Tinh tóm tắt - Kết nối tri thức Ngữ văn 6 dưới đây. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

1. Khái quát chung

1.1. Bố cục bài học

- Phần 1: Từ đầu đến “mỗi thứ một đôi” -> Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho con gái.

- Phần 2: Tiếp theo đến “Thần nước đành rút quân” -> Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn và cuộc giao đấu của hai vị thần.

- Phần 3: Còn lại -> Sự trả thù hàng năm của Thủy Tinh và sự chiến thắng của Sơn Tinh.

1.2. Nghệ thuật

- Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo.

- Lối kể chuyện hấp dẫn, độc đáo.

2. Hướng dẫn soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh

2.1. Trước khi đọc

Câu 1. Đối với cuộc sống của con người, tuỳ từng thời điểm cụ thể, các hiện tượng tự nhiên có thể bộc lộ một trong hai mặt: ích lợi và tác hại. Nêu một số ích lợi và tác hại của các hiện tượng đó.

Gợi ý:

Ví dụ:

- Mưa

  • Ích lợi: cung cấp nước cho sinh hoạt, lao động sản xuất…
  • Tác hại: Mưa nhiều gây ra ngập úng, lũ lụt…

- Gió:

  • Ích lợi: Đem lại không khí mát mẻ…
  • Tác hại: Gió mạnh kèm theo mưa, có thể phá hủy cây cối, nhà cửa…

Câu 2. Hãy nêu những hoạt động của con người nhằm hạn chế tác hại của các hiện tượng tự nhiên mà em biết.

Gợi ý:

- Những hoạt động của con người nhằm hạn chế tác hại của các hiện tượng tự nhiên mà em biết: Trồng cây gây rừng, xây đập chống lũ, xây đê chống bão, không vứt rác bừa bãi, trồng nhiều cây xanh…

2.2. Đọc văn bản

Câu 1. Theo dõi, chú ý thời gian diễn ra câu chuyện.

Gợi ý:

- Thời gian diễn ra câu chuyện là Hùng Vương thứ mười tám.

Câu 2. Sính lễ ở đây có gì đặc biệt?

Gợi ý:

- Sính lễ gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Câu 3. Điều gì sẽ xảy ra khi Thủy Tinh tức giận? Sơn Tinh đã ngăn chặn dòng lũ bằng cách nào?

Gợi ý:

- Khi Thủy Tinh tức giận đã hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão, khắp nơi chìm trong biển nước.

- Sơn Tinh đã dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ.

2.3. Sau khi đọc

Câu 1. Các sự kiện trong một câu chuyện dân gian thường được kết nối với nhau bởi quan hệ nguyên nhân và kết quả. Hãy tóm lược cốt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo chuỗi quan hệ nguyên nhân - kết quả và thể hiện chuỗi quan hệ đó theo mẫu sau: Nguyên nhân (Vua Hùng tổ chức kén rể) → Kết quả/Nguyên nhân (Hai chàng trai tài giỏi cùng đến thi tài, không ai chịu thua ai) → Kết quả (Vua Hùng ra điều kiện ai mang sính lễ đến trước thì gả co gái cho).

Gợi ý:

- Vua Hùng tổ chức kén rể.

- Hai chàng trai tài giỏi cùng đến thi tài, không ai chịu thua ai.

- Vua Hùng ra điều kiện ai mang sính lễ đến trước thì gả con gái cho.

- Sơn Tinh đến trước, lấy được Mị Nương.

- Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ liền đem quân đuổi theo, thành Phong Châu ngập trong biển nước.

- Sơn Tinh bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ.

- Thủy Tinh thua trận.

- Hàng năm vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua trận.

Câu 2. Trong câu chuyện này, những nhân vật nào được gọi là thần? Hãy chỉ ra những đặc điểm khiến cho họ được coi là những vị thần.

Gợi ý:

- Trong câu chuyện này, nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh được gọi là thần vì: Sơn Tinh và Thủy Tinh có những năng lực siêu nhiên, có thể hô mưa gọi gió, dời núi, điều khiển được tự nhiên, vũ trụ...

Câu 3. Cuộc thi tài kén rể trong câu chuyện này có gì đặc biệt?

Gợi ý:

- Sơn Tinh và Thủy Tinh đều xuất chúng nên Hùng Vương không biết lựa chọn ai, bèn nghĩ ra yêu cầu ai mang sính lễ đến trước sẽ lấy được Mị Nương.

- Sính lễ gồm có: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

=> Lễ vật đều là những đồ vật khó tìm và chủ yếu ở vùng núi cao. Qua đó thể hiện sự ưu ái của nhân dân dành cho vị thần núi.

Câu 4. Sơn Tinh phải giao tranh với Thuỷ Tinh vì lí do gì? Ai là người thắng cuộc và vì sao người thắng cuộc xứng đáng được xem là một anh hùng?

Gợi ý:

- Sơn Tinh phải giao tranh với Thủy Tinh vì: Thủy Tinh tới chậm hơn, không lấy được vợ nên vô cùng tức giận và dâng nước nhằm cướp lại nàng Mị Nương. 

- Người thắng cuộc là Sơn Tinh.

- Người thắng cuộc được xem là một anh hùng vì Sơn Tinh chiến đấu chống lại Thủy Tinh và là người bảo vệ hạnh phúc, bình yên của nhân dân. 

Câu 5. Chủ đề của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì?

Gợi ý:

- Thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt Cổ. 

- Đề cao, tôn vinh những chiến công trong công cuộc chống bão và sử dụng nguồn nước hợp lí trong sinh hoạt, sản xuất.

Câu 6. Truyền thuyết cũng thường lí giải nguồn gốc các sự vật, hiện tượng hoặc nguyên nhân của một hiện tượng thời tiết trong năm. Theo em, truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lí giải hiện tượng tự nhiên nào? Tác giả dân gian cho rằng do đâu mà có hiện tượng tự nhiên đó?

Gợi ý:

- Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lí giải hiện tượng tự nhiên bão lũ trên lưu vực sông Đà. Theo tác giả dân gian, nguyên nhân hiện tượng tự nhiên đó là do hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.

Câu 7. Thử tưởng tượng em là Thuỷ Tinh và nêu những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật sau khi bị thua cuộc.

Gợi ý:

- Suy nghĩ, cảm xúc của Thủy Tinh sau khi thua trận: Thất vọng, tức giận và không chấp nhận thua cuộc, quyết tâm tìm cách trả thù.

Câu 8. 

Đây là tưởng tượng của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp về hình ảnh Sơn Tinh và Thuỷ Tinh:

Sơn Tinh có một mắt ở trán

Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì

Một thần phi bạch hổ trên cạn

Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.

(Nguyễn Nhược Pháp, trích Sơn Tinh, Thủy Tinh)

- Điều này cho thấy, từ những thông tin về nhân vật trong câu chuyện, mỗi chúng ta đều có thể tưởng tượng ra ngoại hình của nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo cách riêng. Hãy ghi lại tưởng tượng của em bằng một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu).

Gợi ý:

Ngoại hình của nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh - hai vị thần luôn gây tò mò cho bạn đọc. Vị thần núi Sơn Tinh thì có ba mắt. Mắt thứ ba kia như nhìn thấy mọi thứ để có thể thấy cảnh nhân dân lầm than trong dòng nước lũ và quyết tâm chiến thắng kẻ thù Thủy Tinh. Thần Sơn Tinh phi bạch hổ, oai phong lẫm liệt. Còn thần Thủy Tinh thì mang theo dáng vẻ phong trần với râu ria quan xanh rì. Màu xanh của biển cả nhuốm trên mình chàng. Cưỡi rồng uy nghi càng tô điểm thêm cho vẻ đẹp Thủy Tinh - vẻ đẹp của quyền lực, bão tố. Hai chàng trai là hai vẻ đẹp, hai bức họa sống động về tự nhiên muôn màu.

Trên đây là bài Soạn văn 6 Sơn Tinh, Thủy Tinh tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Sơn Tinh, Thủy Tinh.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF