YOMEDIA

Soạn bài Ôn tập (Bài 2) tóm tắt - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 6

 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh củng cố và hệ thống lại những kiến thức đã học trong Bài 2: Miền cổ tích, Học247 xin gửi đến các em bài soạn Ôn tập (Bài 2) tóm tắt - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 6 dưới đây với những gợi ý từ các các câu hỏi ôn tập giúp các em học tập tốt hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

1. Khái quát chung

- Nắm được khái niệm và đặc điểm của truyện cổ tích.

- Những lưu ý khi kể lại một truyện cổ tích.

+ Người kể sử dụng ngôi thứ ba.

+ Các sự việc được trình bày theo trình tự thời gian. 

+ Đảm bảo kể được đầy đủ các sự việc quan trọng trong truyện, đặc biệt là các yếu tố kì ảo, hoang đường. 

2. Hướng dẫn soạn bài Ôn tập (Bài 2)

Câu 1: Hãy tóm tắt cốt truyện và nêu chủ đề của các truyện đã học.

Gợi ý:

(1) Sọ Dừa:

- Tóm tắt: Truyện kể về kiểu nhân vật bất hạnh (có hình dạng xấu xí) là Sọ Dừa. Sọ Dừa sinh ra với hình dáng kì lạ, bị mọi người xem thường, cho là vô tích sự. Tuy nhiên, rồi Sọ Dừa cũng trút bỏ lốt vật, kết hôn cùng cô Út. Sau đó, chàng thi đỗ trạng nguyên và đi sứ, đem vinh quang về cho gia đình. Dù gặp phải trắc trở do hai cô chị ác độc gây nên, thì cuối cùng vợ chồng Sọ Dừa vẫn đoàn tụ và sống hạnh phúc bên nhau đến cuối đời.

- Chủ đề: 

+ Đề cao giá trị chân chính của một con người.

+ Thể hiện tình yêu thương, trân trọng vơi những con người bất hạnh.

(2) Em bé thông minh:

- Tóm tắt: Truyện kể về kiểu nhân vật thông minh - ở đây là một cậu bé. Trải qua những thử thách khó giải do viên quan, nhà vua và sứ giả đưa ra, cậu đã chứng minh được tài trí hơn người của mình. Từ đó, được vua và triều thần công nhận, mời ra cống hiến cho nước nhà.

- Chủ đề: Đề cao trí thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải đố, vượt qua thách đố…)

(3) Non-bu và Heng bu:

- Tóm tắt: Truyện kể về kiểu nhân vật bất hạnh là Heng-bu. Sau khi mồ côi cha mẹ, anh bị Non-bu là anh trai cướp hết gia sản, phải sống cuộc sống khó khăn. Tuy nhiên, Heng-bu vẫn giữ được tấm lòng lương thiện và nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ một chú chim nhỏ. Vì vậy, anh được hưởng một cuộc sống sung túc, đẩy đủ. Còn người anh Non-bu độc ác và tham lam thì phải chịu hình phạt thích đáng là mất đi tất cả.

- Chủ đề: Đề cao những phẩm chất đáng quý của con người (giàu tình yêu thương, nhân hậu, chăm chỉ, lương thiện…)

Câu 2: Em thích nhất truyện nào trong các truyện trên? Vì sao?

Gợi ý:

- Em thích nhất truyện Sọ Dừa vì truyện đưa ra một kết thúc có hậu cho những người hiền lành, lương thiện và dạy chúng em bài học về cách nhìn người cũng như nếp sống đạo đức, lương thiện.

Câu 3: Theo em, để có thể kể lại truyện cổ tích một cách sinh động, hấp dẫn (bằng hình thức viết và nói) thì cần phải chú ý những điều gì?

Gợi ý:

* Hình thức viết:

- Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết hoặc nói cần tìm đọc truyện cổ tích. Trong truyện đó, chi tiết nào gây ấn tượng sâu sắc nhất, có nhân vật đáng nhớ nhất, có cốt truyện thú vị nhất?

- Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý. Cần đọc kĩ truyện đã chọn và tìm ý cho truyện như hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, nhân vật, sự việc xảy ra, cảm nghĩ của em về truyện và từ đó có thể sắp xếp các ý đã tìm theo một dàn ý.

- Bước 3: Khi viết bài, cần đảm bảo thể hiện được các đặc điểm của kiểu bài kể lại một truyện cổ tích.

* Hình thức nói:

- Bước 1: Xác định đề tài, người nghe có thể là ai, mục đích, không gian và thời gian nói. Từ đó sẽ định hướng được nội dung bài nói, tăng hiệu quả giao tiếp.

- Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài nói, có thể sử dụng thêm hình ảnh, tranh vẽ để bài nói được sinh động.

- Bứớc 3: Khi kể cần chú ý giọng điệu, phù hợp với nhân vật, sự việc khác nhau. Kết hợp với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ để nội dung được hấp dẫn hơn. Chú ý lựa chọn từ ngữ thích hợp với ngôi kể, tránh dùng ngôn ngữ viết

Câu 4: Truyện cổ tích có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

Gợi ý:

- Truyện cổ tích là những giá trị văn hoá dân gian được truyền đời qua nhiều thế hệ, mỗi câu chuyện là những bài học đạo lí, những giá trị văn hoá dân tộc được cha ông ta lưu giữ và truyền lại. Vì vậy, qua những truyện cổ tích chúng ta sẽ thêm hiểu về văn hoá đất nước trong quá khứ.

Trên đây là bài Soạn văn 6 Ôn tập (Bài 2) tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Ôn tập (Bài 2).

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF