YOMEDIA

Soạn bài Ôn tập (Bài 1) tóm tắt - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 6

 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh củng cố và hệ thống lại những kiến thức đã học trong Bài 1: Lắng nghe lịch sử nước mình, Học247 xin gửi đến các em bài soạn Ôn tập (Bài 1) tóm tắt - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 6 dưới đây với những gợi ý từ các các câu hỏi ôn tập giúp các em học tập tốt hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK

1. Khái quát chung

* Thể loại truyền thuyết:

- Khái niệm: Truyền thuyết là thể loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử.

- Đặc điểm: 

+ Nhân vật truyền thuyết.

+ Cốt truyện truyền thuyết.

+ Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết.

* Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ:

- Khái niệm: Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ là cách lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ.

- Yêu cầu đối với sơ đồ tóm tắt văn bản: Chú ý về nội dung và hình thức.

2. Hướng dẫn soạn bài Hòa nhập vào môi trường mới

Câu 1: Hãy tóm tắt nội dung của ba văn bản truyền thuyết em đã được học.

Gợi ý:

- Thánh Gióng: Thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nọ dù ăn ở hiền lành nhưng vẫn chưa có con. Một hôm, bà lão ra đồng nhìn thấy một vết chân thì ướm thử. Về nhà, bà có mang và sinh ra một câu bé. Lên ba tuổi mà cậu vẫn chưa biết nói. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược, vua cho đi khắp nước tìm người tài. Đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói bảo mẹ mời sứ giả vào nhà. Cậu yêu cầu sứ giả về tâu vua sắm cho cậu một con ngựa sắt, một bộ áo giáp sắt, một cái roi sắt với lời hứa sẽ đánh tan quân giặc. Giặc vừa đến chân núi cũng là lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Cậu bỗng vươn vai trở thành tráng sĩ và đánh bại giặc Ân.

- Sự tích Hồ Gươm: Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc. Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược. Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

- Bánh chưng, bánh giầy: Vua Hùng về già muốn truyền ngôi nhưng có tới hai mươi người con trai nên đã gọi các con đến. Nhà vua ra lệnh người con trai nào tìm được lễ vật cúng Tiên Vương sẽ được truyền ngôi cho. Các lang thi nhau lên rừng, xuống biển tìm của ngon vật lạ. Chỉ có Lang Liêu buồn nhất vì từ bé chỉ biết mỗi việc đồng áng. Một đêm chàng được thần báo mộng cách làm bánh, sáng ra chàng theo lời thần làm bánh. Ngày lễ bánh của Lang Liêu được chọn dâng Tiên Vương, chàng được nối ngôi. Từ đó, nước ta có tục làm bánh chưng bánh giầy.

Câu 2: Liệt kê một số sự kiện, chi tiết mà em cho là đặc sắc, đáng nhớ nhất trong ba văn bản đã nêu. Giải thích ngắn gọn lí do lựa chọn.

Gợi ý:

* Thánh Gióng:

- Khi cât tiếng nói đầu tiên Gióng đã muốn đi đánh giặc.

- Bỗng chốc Gióng vươn vai thành tráng sĩ.

- Dẹp giặc xong, Gióng bay về trời.

=> Những chi tiết trên đã thể hiện thành công hình tượng Gióng - người anh hùng của dân tộc.

* Sự tích Hồ Gươm:

- Chuôi gươm và lưỡi gươm được nhặt ở 2 nơi khác nhau nhưng đều vừa như in.

- Khi dẹp giặc xong, Rùa Vàng đòi lại gươm thần.

=> Những chi tiết trên cho thấy rằng khi có sự thống nhất, đoàn kết sẽ chiến thắng được các thế lực thù địch.

* Bánh chưng, bánh giầy:

- Chi tiết Lang Liêu được thần báo mộng, lấy gạo làm bánh lễ Tiên vương.

=> Chi tiết tưởng tượng này có ý nghĩa đề cao lao động, đề cao trí thông minh sáng tạo của con người.

Câu 3: Khi đọc một văn bản truyền thuyết, cần lưu ý những đặc điểm nào của thể loại này?

Gợi ý:

Khi đọc một văn bản truyền thuyết, cần lưu ý:

- Là loại truyện dân gian kể về các chi tiết có liên quan đến lịch sử.

- Nhân vật thường có các đặc điểm khác lạ.

- Cốt truyện là chuỗi các sự việc, có liên quan chặt chẽ với nhau.

- Truyện thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật.

- Truyện thể hiện thái độ, tình cảm và cách đánh giá của nhân dân.

Câu 4: Khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý những điều gì?

Gợi ý:

- Bước 1: Đọc kĩ văn bản, xác định nội dung chính và bước đầu hình dung tóm tắt văn bản bằng sơ đồ.

- Bước 2: Nội dung được tóm tắt dựa trên số phần hoặc số đoạn, nên chọn tóm tắt bằng sơ đồ.

- Bước 3: Kiểm tra và chỉnh sửa nếu cần thiết.

Câu 5: Bài học giúp em hiểu thêm những gì về lịch sử nước mình?

Gợi ý:

- Bài học giúp em hiểu thêm những về lịch sử của dân tộc Việt Nam, là một dân tộc có truyền thống đấu tranh anh hùng. Nhờ thế mà em biết ơn hơn cuộc sống hiện tại và cố gắng rèn luyện bản thân hơn nữa để xứng đáng với tổ tiên của mình.

Trên đây là bài Soạn văn 6 Ôn tập (Bài 1) tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Ôn tập (Bài 1).

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON