Câu chuyện Gió lạnh đầu mùa đã mang đến cho người đọc câu chuyện cảm động về tình người trong cuộc sống và để lại dư âm trong lòng độc giả, khiến độc giả vừa thấm thía nỗi khổ đau, bất hạnh, hoàn cảnh éo le của những con người nghèo khổ, vừa cảm nhận sâu sắc tình người ấm nồng, cao quý, thiêng liêng, từ đó thêm trân trọng cuộc sống này hơn. Để cảm nhận một cách đầy đủ về câu chuyện này, Học247 mời các em cùng tham khảo bài soạn Gió lạnh đầu mùa tóm tắt - Kết nối tri thức Ngữ văn 6 dưới đây nhé!
1. Khái quát chung
1.1. Bố cục bài học
- Phần 1: Từ đầu đến "rơm rớm nước mắt" -> Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa.
- Phần 2: Tiếp đến "ấm áp vui vui" -> Cảnh hai chị em Sơn cùng vui chơi và chia sẻ áo ấm cho Hiên.
- Phần 3: Còn lại -> Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo.
1.2. Nghệ thuật
- Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả tâm lí xuất sắc.
- Ngôn ngữ mang tính biểu cảm cao.
2. Hướng dẫn soạn bài Gió lạnh đầu mùa
2.1. Trước khi đọc
Câu 1. Kể về một sự giúp đỡ, chia sẻ mà em đã từng dành cho ai đó hoặc từng đón nhận.
Gợi ý:
- Em đã từng giúp đỡ một bà cụ qua đường, bà cụ mỉm cười cảm ơn em và em đã cảm thấy lòng mình rất hạnh phúc.
Câu 2. Đọc nhan đề Gió lạnh đầu mùa, em dự đoán nhà văn sẽ kể câu chuyện diễn ra vào mùa nào?
Gợi ý:
- Em dự đoán nhà văn sẽ kể câu chuyện về tình người liên quan đến những ngày lạnh giá của mùa đông.
2.2. Đọc văn bản
Câu 1: Chiếc áo bông cũ có xuất hiện ở phần tiếp theo của truyện không?
Gợi ý:
- Có xuất hiện ở phần tiếp của truyện.
Câu 2: Dáng vẻ bề ngoài của bé Hiên được miêu tả như thế nào?
Gợi ý:
- Dáng vẻ bề ngoài của bé Hiên được miêu tả: "Co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo tả tơi, hở cả lưng và tay".
Câu 3: Theo em, mẹ Sơn có phạt hai chị em Sơn không. Điều gì khiến em suy đoán như vậy.
Gợi ý:
- Mẹ Sơn không trách mắng mà âu yếm ôm vào lòng. Vì Sơn có lòng nhân hậu.
Câu 4: Em có đoán đúng những gì xảy ra trong phần kết của câu chuyện này không?
Gợi ý:
- Cái kết là mẹ không trách mắng mà còn khen hai chị em vì có lòng thương người.
2.3. Sau khi đọc
Câu 1. Câu chuyện được kể bằng lời kể của người kể chuyện ngôi thứ mấy?
Gợi ý:
- Được kể theo ngôi thứ ba.
Câu 2. Liệt kê một số chi tiết, hình ảnh miêu tả thái độ của chị em Sơn với các bạn nhỏ.
Gợi ý:
Một số chi tiết, hình ảnh miêu tả thái độ của chị em Sơn với các bạn nhỏ:
- Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
- Chị Lan giơ tay vẫy một con bé từ nãy vẫn đứng dựa vào cột: "Sao không lại đây Hiên, lại đây chơi với tôi".
- Chị Lan hỏi sao áo Hiên rách thế, áo lành đâu sao không mặc.
=> Chị em Sơn là những đứa trẻ nhân hậu, thương người, không phân biệt địa vị giai cấp như xã hội cũ.
Câu 3. Chỉ ra các câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn khi nghe mẹ và vú trò chuyện về chiếc áo của Duyên; khi Sơn nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy giúp em cảm nhận điều gì ở nhân vật Sơn?
Gợi ý:
- Những câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn khi nghe mẹ và vú trò chuyện về chiếc áo của Duyên:
+ Mẹ Sơn nhắc đến làm Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá.
+ Sơn thấy mẹ rơm rớm nước mắt.
- Khi Sơn nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên:
+ Sơn lại gần chị thì thầm: Hay là cho nó cái áo bông cũ chị ạ.
+ Sơn đứng lặng yên, tự dưng trong lòng thấy ấm áp, vui vui.
=> Sơn là cậu bé ngoan, dù nhà giàu nhưng em không vòi vĩnh, đua đòi. Đồng thời, em còn là cậu bé nhân hậu, biết sẻ chia và yêu thương.
Câu 4: Khi cùng chị Lan mang chiếc áo bông cũ cho Hiên, Sơn cảm thấy như thế nào? Cảm xúc ấy giúp em hiểu được điều gì của sự chia sẻ?
Gợi ý:
- Sơn thấy trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui → Sự vui vẻ, hạnh phúc khi trao tặng yêu thương, chia sẻ tới mọi người.
Câu 5: Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ có làm em giảm bớt thiện cảm với nhân vật Sơn không? Vì sao.
Gợi ý:
- Theo em thì không bởi vì Sơn là một em nhỏ ngây thơ sợ mẹ mắng và Sơn hiểu mẹ rất quý chiếc áo đấy nên mới đi đòi lại.
Câu 6. Hãy nhận xét về cách ứng xử của mẹ Sơn và mẹ Hiên trong đoạn cuối câu chuyện.
Gợi ý:
- Cách ứng xử của mẹ Sơn: cho mẹ Hiên mượn năm hào về may áo cho con, điều đó thể hiện lòng nhân ái giữa con người.
- Cách ứng xử của mẹ Hiên: đem trả lại chiếc áo, điều đó thể hiện mẹ Hiên là một con người có lòng tự trọng.
Câu 7. Đọc lại một số đoạn văn miêu tả lại cảm xúc thay đổi của đất trời khi mùa đông đến. Em có thích những đoạn văn này không. Vì sao?
Gợi ý:
- Học sinh tự bày tỏ ý kiến (Thích/Không thích)
- Nguyên nhân: Những đoạn văn miêu tả lại những đổi thay của đất trời khi mùa đông hiện lên rất chân thực. Nó góp phần thể hiện ngòi bút miêu tả tinh tế của Thạch Lam.
Câu 8. Hãy chỉ ra một vài điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật cô bé bán diêm (Cô bé bán diêm) và Hiên (Gió lạnh đầu mùa).
Gợi ý:
* Giống: Hoàn cảnh nghèo khổ, quần áo rách rướm…
* Khác:
- Cô bé bán diêm:
+ Mồ côi mẹ, phải tự kiếm sống.
+ Không có ai để chia sẻ.
+ Không nhận được yêu thương.
- Hiên:
+ Mồ côi cha, không phải tự đi kiếm ăn.
+ Có bạn bè chơi đùa cùng.
+ Nhận được sự quan tâm của nhà Sơn.
Câu 9. Có nhiều nhân vật trẻ em xuất hiện trong truyện Gió lạnh đầu mùa. Hãy viết một đọan văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày cảm nhận về một nhân vật mà em thấy thú vị.
Gợi ý:
Sơn là một nhân vật đầy thú vị. Trong Sơn có sự nhạy cảm tinh tế qua cách cậu quan sát vạn vật xung quanh. Cách thiên nhiên chuyển mình cũng được Sơn cảm nhận trọn vẹn đầy đủ. Không chỉ vậy, Sơn còn là một cậu bé tràn đầy lòng nhân ái. Khi thấy Hiên rách rưới, Sơn buồn thương nên đã đem chiếc áo của Duyên tặng cho Hiên. Vì quá muốn giúp đỡ Hiên nên cậu không để ý đến hậu quả sẽ bị mẹ trách móc. Tuy còn nhỏ nhưng Sơn vẫn sáng ngời bởi tầm lòng nhân hậu của mình.
Trên đây là bài Soạn văn 6 Gió lạnh đầu mùa tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Gió lạnh đầu mùa.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm