YOMEDIA

Soạn bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ tóm tắt - Cánh diều Ngữ văn 6

 
NONE

Mời các em học sinh cùng tham khảo bài soạn Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ tóm tắt - Cánh diều Ngữ văn 6. Với bài soạn này, các em sẽ nắm được những ý nghĩa quan trọng về lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ của dân tộc ta. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE
YOMEDIA

1. Khái quát chung

1.1. Bố cục bài học

- Nhan đề và Sa pô

- Nội dung: 3 đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

1.2. Nghệ thuật

- Kết hợp văn bản truyền thông và hình ảnh, đồ họa,... góp phần làm sinh động văn bản thông tin.

- Thông tin chính xác, đúng mực.

2. Hướng dẫn soạn bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ

Câu 1. Thông tin chính mà văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ cung cấp cho người đọc là gì? Dựa vào đâu mà người đọc dễ dàng nhận ra thông tin chính ấy?

Gợi ý:

- Thông tin chính: sự kiện quân ta toàn thắng tại Điện Biên Phủ.

- Dựa vào dòng chữ: Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ được in lớn, có màu ở ngay đầu tiên.

Câu 2. Nội dung sa pô có liên quan gì đến nhan đề của văn bản?

Gợi ý:

- Nội dung của Sa pô khái quát lại chiến dịch Điện Biên Phủ vì vậy có liên quan mật thiết với nhan đề “Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ”.

Câu 3. Văn bản trên cung cấp những thông tin cụ thể nào? Cách trình bày các thông tin ấy giống nhau ở chỗ nào? Em có nhận xét gì về cách trình bày ấy (màu sắc, hình ảnh, cỡ chữ, các kí hiệu...)?

Gợi ý:

- Văn bản trên cung cấp diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ, trải qua ba đợt:

+ Đợt 1: (13 đến 17/3) tiêu diệt 2 cứ điểm Him Lam, Độc lập, mở toang cử phía Bắc và Đông Bắc

+ Đợt 2 ( 30/3-30/4) kiểm soát các điểm cao, các khu trung tâm khiến địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần

+ Đợt 3 ( 1 đến 7/5) tổng công kích, 7/5 toàn thắng

- Cách trình bày các thông tin đó giống nhau ở chỗ đều có thời gian, hoạt động cụ thể và kết quả.

- Cách trình bày theo dạng đồ họa thông tin ngắn gọn và sinh động:

+ Màu sắc: nổi bật, ấn tượng

+ Hình ảnh: các hình ảnh được người biên soạn lựa chọn rất phù hợp với đặc điểm của từng đợt chiến đấu.

+ Các kí hiệu: logic, sáng tạo, phù hợp với văn bản có nội dung lịch sử.

+ Cách trình bày, bố cục, chữ viết cũng rất sáng tạo, dễ hiểu, để lại ấn tượng sâu sắc.

Câu 4. Vì sao thông tin cụ thể về Đợt 3 lại được in đậm?

Gợi ý:

- Thông tin cụ thể về Đợt 3 lại được in đậm nhằm nhấn mạnh chiến thắng của quân ta trong chiến dịch.

Câu 5. Cách trình bày thông tin của văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ có gì khác so với văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập?

Gợi ý:

- Cách trình bày của văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ theo dạng đồ họa thông tin

- Cách trình bày của văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” là dang soạn thảo văn bản đơn thuần.

Trên đây là bài Soạn văn 6 Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF