YOMEDIA

Soạn bài Chuyện cổ nước mình tóm tắt - Kết nối tri thức Ngữ văn 6

 
NONE

Xin giới thiệu đến các em bài soạn Chuyện cổ nước mình tóm tắt - Kết nối tri thức Ngữ văn 6. Với bài soạn này sẽ giúp các em tóm tắt được những nội dung chính của bài học. Từ đó, các em sẽ dễ dàng tìm hiểu bài học trên lớp hơn. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

ADSENSE

1. Khái quát chung

1.1. Bố cục bài học

- Những bài học được ông cha gửi gắm trong chuyện cổ.

- Ý nghĩa những câu chuyện cổ với đời con cháu.

1.2. Nghệ thuật

- Thể thơ lục bát mang âm hưởng ca dao, dân ca kết hợp với việc sử dụng từ láy, biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc...

- Ngôn ngữ thơ giàu tính nhạc điệu.

2. Hướng dẫn soạn bài Chuyện cổ nước mình

2.1. Trước khi đọc

Câu 1. Em biết những câu chuyện cổ nào của nước ta?

Gợi ý:

- Những câu chuyện cổ của nước ta mà em biết: Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh…

Câu 2. Em thích những nhân vật nào trong những câu chuyện đó? Vì sao?

Gợi ý:

- Em thích những nhân vật như: cô Tấm, Sọ Dừa, Thạch Sanh,..

- Vì họ sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng đều có những phẩm chất cao đẹp của người lao động hiền lành.  

2.2. Sau khi đọc

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Cho biết dấu hiệu giúp em nhận biết ra thể thơ đó?

Gợi ý:

Bài thơ được viết theo thể lục bát:

- Cứ một cặp câu lục bát (6 - 8) nối tiếp nhau.

- Gieo vần đúng.

- Nhịp chẵn.

Câu 2. Qua bài thơ, em nhận ra bóng dáng của những câu chuyện cổ nào? Tìm từ ngữ, hình ảnh gợi liên tưởng đến những câu chuyện đó.

Gợi ý:

- Những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ đã giúp em liên tưởng đến những câu chuyện cổ đó là:

+ "Ở hiền thì lại gặp hiền": liên tưởng đến chuyện Cây tre trăm đốt, Cây khế, Thạch Sanh.

+ "Thị thơm thị giấu người thơm": liên tưởng đến chuyện Tấm Cám.

+ "Đẽo cày theo ý người ta": liên tưởng đến chuyện Đẽo cày giữa đường.

Câu 3. Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều gì về vẻ đẹp của tình người?

Gợi ý:

- Chuyện cổ đã kể với nhà thơ vẻ đẹp và tâm hồn người Việt Nam từ ngàn đời nay. Đó là: Tình thương người bao la và triết lý về niềm tin “ở hiền gặp lành”, “ác giả, ác báo” của nhân dân ta.

- Ví dụ:

+ Anh trai cày hiền lành được Phật trao cho câu thần chú: "Khắc nhập! Khắc xuất" mà lấy được người vợ thảo hiền (Cây tre trăm đốt).

+ Người em cần cù được con chim phượng hoàng đền đáp "ăn một quả trà cục vàng" mà trở nên giàu có hạnh phúc (Cây khế).

Câu 4.

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Tình cảm của nhà thơ với những câu chuyện cổ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ trên?

Gợi ý:

- Hai dòng thơ là sự thấu hiểu tình cảm sâu lắng mà cha ông gửi gắm qua những câu chuyện cổ của tác giả. Qua những giá trị tinh thần văn hóa, ta thấy được đời sống vật chất, tình thần, tâm hồn, quan niệm nhân sinh,… của cha ông.

Câu 5.

Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

Lời cha ông dậy cũng vì đời sau

Hai dòng thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì?

Gợi ý:

- Hai dòng thơ cuối bài thể hiện lòng biết ơn của tác giả đối với những lời dạy thấm đượm nghĩa tình, mang đậm dấu ấn của một dân tộc bé nhỏ anh hùng mà cha ông đã truyền lại.

Câu 6. Vì sao với nhà thơ, những câu chuyện cổ "Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm"?

Gợi ý:

- Vì những bài học về con người, cách sống trong câu chuyện cổ vẫn luôn rạng ngời, còn nguyên giá trị đến tận bây giờ, giúp thế hệ mai sau vượt qua những khó khăn, thử thách.

Câu 7. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Gợi ý:

Đoạn thơ để lại trong em vô vàn suy nghĩ. Hình ảnh "đời cha ông" với "đời tôi" muốn nói tới hai thế hệ đã xa. Hình ảnh so sánh con sông với chân trời không chỉ khiến lời thơ hàm súc mà dường như còn gửi gắm trong đó một nỗi niềm tiếc nuối cho thứ ta gọi là thế hệ. Khoảng cách thế hệ ấy có thể khác, con người đổi thay nhưng ta vẫn thấy đẹp mãi, đẹp mãi đó là chuyện cổ. Chuyện cổ nghĩa tình yêu thương nhẹ nhàng, êm ả như lời dạy chân tình. Và mỗi người, "nhận mặt ông cha" nhưng sâu hơn thế là khám phá thế giới tâm hồn, tiếp nối thế hệ cha ông. Chúng ta của hôm nay sẽ trau dồi mình, sẽ nỗ lực và cố gắng ra sao để quê hương, bài học trong chuyện cổ ấy mãi sáng ngời!

Trên đây là bài Soạn văn 6 Chuyện cổ nước mình tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Chuyện cổ nước mình.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF