YOMEDIA

Phân tích bài thơ Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ

Tải về
 
NONE

Dưới đây, Hoc247 xin giới thiệu với quý thầy cô và các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 8 tư liệu văn mẫu phân tích bài thơ Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ. Tài liệu giúp thầy cô có thêm tư liệu ra đề thi cũng như ôn luyện cho các em. Đồng thời, giúp các em học sinh rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học về một bài thơ, đoạn thơ được nhuần nhuyễn và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

PHÂN TÍCH BÀI THƠ NHỚ RỪNG CỦA THẾ LỮ

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, bài thơ:
    • Thế Lữ không chỉ là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho Thơ mơi mà còn là người tiêu biểu đầy đủ nhất cho Thơ mới chặng đầu (1932 - 1935).
    • Bài thơ “Nhớ rừng” của ông mang nặng tâm sự căm hờn, u uất và niềm khao khát tự do mãnh liệt của những người phải sống trong cảnh “nhục nhằn, tù hãm”.

b. Thân bài

  • Đoạn 1 và 4: Tình cảnh của con hổ trong vườn bách thú
    • Từ một vị chúa tể muôn loài tung hoành chốn nước non hùng vĩ, nay con hổ bị giam hãm trong cũi sắt, một không gian nhỏ bé, tù túng, thậm chí tầm thường, giả dối
    • Ý thức được thực trạng đó, tâm trạng của kẻ "sa cơ" chất chứa cả "khối căm hờn" ngùn ngụt.
    • Chán ghét, bất lực, nhưng con hổ không cam chịu chấp nhận hoà mình vào thực tại đó.
    • Thái độ, giọng điệu kẻ bị giam hãm vẫn toát lên vẻ ngạo mạn, kiêu hùng của một vị chúa tể rừng già

→ Bằng những hình ảnh gợi cảm, giàu chất tạo hình và dòng cảm xúc cuồn cuộn, đoạn thơ 1 và 4 đã tạo nên bức tranh đầy tâm trạng về con hổ ở vườn bách thảo, một trang anh hùng lẫm liệt, bị sa cơ thất thế nhưng quyết không hoà nhập với thực tại xã hội đương thời.

  • Đoạn 2 và 3: Cảnh con hổ ở chốn giang sơn hùng vĩ trong dĩ vãng huy hoàng
    • Những câu thơ miêu tả cảnh sơn lâm hùng vĩ và hình ảnh con hổ ngự trị trong đó là những câu thơ đặc sắc nhất của bài thơ.
    • Hoà hợp và nổi bật giữa bức cảnh rừng già là hình ảnh con hổ oai phong, đường bệ.
    • Cũng tái hiện dĩ vãng huy hoàng nhưng đoạn 3 của bài thơ là một bộ tranh tứ bình tuyệt đẹp. Dáng điệu của nó được khắc họa hết sức phong phú, kì vĩ và thơ mộng.
    • “Mảnh mặt trời” là một hình ảnh mới lạ trong thơ Thế Lữ. Trong cả vũ trụ bao la rộng lớn, chỉ có một kẻ duy nhất được chúa sơn lâm coi là đối thủ, đó là mặt trời.
    • Tầm vóc của chúa tể rừng già đã được nâng lên ở mức phi thường và kì vĩ đến tột đỉnh.
    • Tuy nhiên, tất cả những điều đẹp đẽ trên giờ chỉ còn là dĩ vãng, là giấc mơ.
    • Khổ thơ cuối vừa tiếp tục mạch tâm trạng nhớ tiếc quá khứ vừa như một tiếng thở dài vĩnh biệt thời oanh liệt. Nó luôn sống với những giá trị của thời đã qua để phản ứng lại với thực tại xã hội đương thời, để vươn tới cái cao cả, tự do dù chỉ là trong mơ ước.

→ Đối lập gay gắt hai cảnh tượng, hai thế giới, tác giả đã thể hiện mối bất hoà sâu sắc đối với thực tại và niềm khát khao tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình.

  • Vài nét về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ
    • Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn
    • Chọn một biểu tượng rất đắt là con hổ ở vườn bách thú, khai thác triệt để thủ pháp nhân hoá, Thế Lữ đã thể hiện sâu sắc và xúc động chủ đề tác phẩm.
    • Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, đầy ấn tượng phù hợp với đối tượng miêu tả và gợi ở người đọc những cảm xúc mãnh liệt.
    • Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm, giàu tính sáng tạo; câu thơ co duỗi thoải mái...
    • “Nhớ rừng” đã thể hiện một đặc điểm của thơ mới đương thời là: tạo lại dáng cho câu thơ tiếng Việt.

c. Kết bài

  • Nhấn mạnh vẻ đẹp của đoạn thơ trong vẻ đẹp của toàn bài: con hổ căm ghét sự tù túng của hiện tại, nhớ khôn nguôi quá khứ oanh liệt, huy hoàng.

Bài văn mẫu

Đề bài: Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận văn học phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thê Lữ.

Gợi ý làm bài

       Thế Lữ không chỉ là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho Thơ mơi mà còn là người tiêu biểu đầy đủ nhất cho Thơ mới chặng đầu (1932 - 1935). Thế Lữ đã được biết đến với vai trò như “người đặt viên gạch đầu tiên cho phong trào Thơ mới”. Thơ ông như một luồng gió lạ, khiến người ta biết say mê cái đẹp của cuộc sống, biết hi vọng vào cái sáng lạn của cuộc đời. Thế mới biết hết cái uy phong của một “viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ” lẫm liệt biết chừng nào! Cái uy phong của “ngôi sao mới” ấy đã được thể hiện rõ trong bài thơ “Nhớ rừng” – một thi phẩm nổi tiếng của ông. Bài thơ “Nhớ rừng” của ông mang nặng tâm sự căm hờn, u uất và niềm khao khát tự do mãnh liệt của những người phải sống trong cảnh “nhục nhằn, tù hãm”.

       Nếu hồn thơ Thế Lữ là “cây đàn muồn điệu” thì Nhớ rừng chính là điệu thơ nổi bật nhất của ông. Giọng điệu bao trùm thi phẩm là sự bi tráng, là “khúc trường ca dữ dội” nói lên bi kịch của cả một thời đại. Bài thơ dựng lên hai khoảng không gian, đối lập: sự hùng vĩ của thiên nhiên và sự chật hẹp, tù túng của vườn bách thú nơi con hổ đang sống. Nét bút lãng mạn của Thế Lữ đã nâng sự đối lập đầy tính bi kịch đó lên để tạo ra âm hưởng hào sảng, kì vĩ cho bài thơ, nổi bật là hình ảnh bộ tranh tứ bình tinh xảo và độc đáo.

Đầu tiên là bức tranh rừng núi trong đêm:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.”

Một “đêm vàng” bên bờ suối, hình ảnh ẩn dụ ở đây thật lộng lẫy và huyền ảo. Nhà thơ không nói “đêm trăng” mà lại nói là “đêm vàng” khiến cho cảnh vật bỗng trở nên huy hoàng, rực rỡ hơn bao giờ hết. Ánh trăng chiếu xuống khu rừng làm cho mọi vật như lung linh và nhuộm một sắc màu vàng óng lấp lánh. Tưởng như trên thế gian này có bao nhiêu vàng bạc, trời hút lên rồi trút hết xuống khu rừng. “Uống ánh trăng tan” cũng là một hình ảnh ẩn dụ đẹp. Ánh trăng chiếu xuống mặt nước, mặt nước lung linh in hình bóng trăng và ánh trăng dường như tan ra trong dòng nước, nó loãng ra, trải dài trên mặt nước mênh mông, bát ngát, lấp lánh, kì ảo. Con hổ uống nước suối mà như uống ánh trăng tròng cơn say mồi. Hình ảnh này đã gợi cho ta nhớ đến câu ca dao cổ:

-- Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --

Đối lập gay gắt hai cảnh tượng, hai thế giới, tác giả đã thể hiện mối bất hoà sâu sắc đối với thực tại và niềm khát khao tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình. Lời con hổ trong bài thơ đã tìm được sự đồng cảm trong tâm hồn các nhà thơ lãng mạn và kín đáo khơi gợi lòng yêu nước của người dân Việt Nam mất nước lúc đó.

Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn: mạch cảm xúc cuồn cuộn, giọng điệu hào hùng, bút pháp cường điệu và sự phù hợp tuyệt vời giữa đối tượng mô tả và nghệ thuật mô tả của tác giả. Đây là đặc điểm tiêu biểu nhất của bút pháp thơ lãng mạn và cũng là một đặc điểm quan trọng của văn biểu cảm.

Chọn một biểu tượng rất đắt là con hổ ở vườn bách thú, khai thác triệt để thủ pháp nhân hoá, Thế Lữ đã thể hiện sâu sắc và xúc động chủ đề tác phẩm. Tâm sự của vị chú tể rừng xanh cũng chính là tâm sự của con người, một trang anh hùng sa cơ mang tâm sự u uất, khát khao tự do mãnh liệt, khát khao vươn tới cái cao cả, vĩ đại trong cuộc đời.

Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, đầy ấn tượng phù hợp với đối tượng miêu tả và gợi ở người đọc những cảm xúc mãnh liệt.

Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm, giàu tính sáng tạo; câu thơ co duỗi thoải mái... Nhớ rừng đã thể hiện một đặc điểm của thơ mới đương thời là: tạo lại dáng cho câu thơ tiếng Việt.

       Khép trang sách lại, tâm trí ta như vương vấn với những vẻ đẹp của thiên nhiên với khát vọng tự do cháy bỏng. Phải chăng khi viết bài thơ này, tác giả không chỉ muốn thể hiện hoàn cảnh trớ trêu của con hổ mà còn muốn nói lên nỗi khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, tầm thường, giả dối và lòng yêu nước thầm kín của người dân Việt Nam lúc bấy giờ? Khát vọng cao cả ấy vẫn mãnh liệt đến mức đủ sức chinh phục và ngân vọng mãi trong trái tim người đọc mọi thời.

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn nghị luận phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.

--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON