YOMEDIA

Đề thi HSG môn Ngữ văn lớp 6 năm 2019, Phòng GD&ĐT Lệ Thủy

Tải về
 
NONE

Đề thi HSG môn Ngữ văn lớp 6 năm 2019, Phòng GD&ĐT Lệ Thủy do Học247 tổng hợp và giới thiệu nhằm cung cấp cho các em thêm tư liệu tham khảo. Với đề thi này, các em học sinh lớp 6 mới chuyển qua cấp học mới sẽ được làm quen với cách thức ra đề cũng như biết được cách trình bày bài với phần đáp án bên dưới. Chúc các em ôn thi thật tốt!

ADSENSE
YOMEDIA

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO                    ĐỀ KHẢO SÁT CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6

                  LỆ THỦY                                                          NĂM HỌC 2018-2019

                                                                                              Môn thi: Ngữ văn

                                                                                              Ngày thi: 03/04/2019

                                                                            Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

                                                                                                        

Câu 1 (2,5 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới

CON SẺ

Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống.

Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó.

Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất.

Con chó của tôi dừng lại và lùi… Dường như nó hiểu rằng trước mặt nó có một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh ra xa, lòng đầy thán phục.

Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó.

                                                                                    Theo I. Tuốc-ghê-nhép

a/ Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

b/ Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?

c/ Xác định cụm danh từ trong các câu văn sau và gạch chân dưới phần trung tâm của cụm danh từ đó “Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó.”

d/ Vì sao nhân vật tôi lại cảm thấy “lòng đầy thán phục”?

Câu 2 (1,5 điểm): Bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng là gì? Hãy tìm một ví dụ trong thực tế cuộc sống mà em đã từng chứng kiến (hoặc từng nghe) có tính cách giống nhân vật chú ếch trong câu chuyện.

Câu 3 (1,0 điểm): Tìm một khổ thơ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ thể hiện rõ tình cảm của Bác đối với quân và dân ta.

Câu 4 (5,0 điểm): Bằng trí tưởng tượng và những hiểu biết từ văn bản Sông nước Cà Mau, em hãy kể lại chuyến du hành thú vị của bản thân đến với thiên nhiên và con người xứ Cà Mau.

----------HẾT----------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

A. HƯỚNG DẪN CHUNG

  • Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, trên cơ sở đó giám khảo có thể vận dụng linh hoạt, nên cân nhắc để phát hiện những bài làm có tố chất học sinh giỏi (ý tưởng sáng tạo, cách cảm thụ tinh tế, kỹ năng làm bài tốt).
  • Không cứng nhắc khi chấm, cần lưu ý cộng điểm bố cục và đúng quy tắc ngôn ngữ ở câu 4 (1,0 điểm).
  • Cứ 5 lỗi sai chính tả (hoặc lỗi diễn đạt) trừ 0,25 điểm.

B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

Câu 1.

Học sinh trả lời đúng các yêu cầu đề:

a/ Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.

b/ Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất.

c/ Học sinh xác định đúng cụm danh từ và gạch chân chính xác dưới phần trung tâm:

  • cây cao
  • một con sẻ già có bộ ức đen nhánh

(Cụm danh từ thứ 2 có cấu tạo khá đặc biệt vì có cụm danh từ lồng trong cụm danh từ. Nếu học sinh chỉ xác định được “bộ ức đen nhánh” thì có thể cho 0,25 điểm.)

d/ Nhân vật tôi cảm thấy “lòng đầy thán phục” vì:

  • Thấy được sự dũng cảm và sức mạnh của con sẻ nhỏ bé trước con chó lớn hơn nó nhiều lần.
  • Cảm phục trước tình mẫu tử thiêng liêng, sẵn sàng quên mình để cứu con của sẻ già.

Câu 2.

Học sinh trả lời được các ý sau:

a/ Bài học rút ra từ truyện Ếch ngồi đáy giếng: Truyện phê phán những kẻ hiểu biết nông cạn mà lại huênh hoang, đồng thời khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo.

b/ Học sinh đưa ra được ví dụ từ thực tế nhân vật có tính cách giống chú ếch trong truyện.

Câu 3. Học sinh xác định và ghi lại đúng một trong hai khổ thơ sau:

  • “Rồi Bác đi dém chăn …. Bác nhón chân nhẹ nhàng”.
  • “Bác thương đoàn dân công … Manh áo phủ làm chăn”.

Câu 4.

I. Yêu cầu về kĩ năng và kiến thức

  • HS có kỹ năng làm bài văn kết hợp phương thức tự sự và miêu tả. Bố cục bài văn rõ ràng, cách sắp xếp các ý trong bài văn theo trình tự hợp lí.
  • Có kỹ năng tưởng tượng, sử dụng ngôn ngữ phù hợp đối tượng.
  • Yêu cầu về ngôi kể: sử dụng ngôi kể thứ nhất, khuyến khích điểm nhìn từ trên thuyền đang xuôi trên các dòng sông.
  • Học sinh có thể vận dụng để mở rộng bài văn từ kiến thức trải nghiệm của bản thân hoặc thu nhận được qua nhiều kênh thông tin như từ tác phẩm Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi), bài thơ Mũi Cà Mau (Xuân Diệu), bài hát Áo mới Cà Mau (Thanh Sơn),…

II. Yêu cầu về nội dung và cấu trúc

  • Đảm bảo cấu trúc bài văn: có đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
  • Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
  • Triển khai nội dung bài viết.
    • Giới thiệu, dẫn dắt vào chuyến hành trình.
    • Kể và tả lại chuyến đi theo một trình tự phù hợp:
      • Ấn tượng ban đầu về vùng sông nước Cà Mau: sông ngòi chằng chịt, không gian rộng lớn, mênh mông (trời, nước, rừng cây).
      • Trình bày được nét đặc sắc trong tên gọi một số con sông, vùng đất xuất phát từ đặc điểm riêng của chúng: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía, xã Năm Căn, Cà Mau…
      • Miêu tả được dòng sông Năm Căn rộng lớn, hùng vĩ: nước đổ ầm ầm, cá bơi hàng đàn, rừng đước xanh mênh mông hai bên bờ…
      • Cảnh chợ Năm Căn:
        • Sự trù phú thể hiện qua khung cảnh rộng lớn, tấp nập, hàng hóa phong phú, thuyền bè san sát.
        • Nét độc đáo là chợ họp ngay trên sông nước (với những nhà bè như những khu phố nổi và những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi).
        • Người tham gia đến từ nhiều dân tộc với trang phục, tiếng nói, sắc màu khác nhau: người Hoa, người Miên, người Chà Châu Giang…
      • (HS có cách sắp xếp khác nhưng vẫn hợp lý và đảm bảo các ý như trên thì vẫn cho điểm bình thường)
    • Mở rộng, nâng cao vấn đề
      • Học sinh biết cách khái quát và nâng cao vấn đề (ý nghĩa trải nghiệm của chuyến đi, vai trò của Cà Mau với Tổ quốc…)

* Lưu ý: Những gợi ý ở Câu 4 chỉ mang tính định hướng, tùy chất lượng bài làm mà giám khảo linh hoạt cho điểm, cần khuyến khích những bài có lối kể, tả hay và trình bày sáng tạo./.

Ngoài ra, các em có thể làm bài thi Online tại đây:

Đề thi HSG môn Ngữ văn lớp 6 năm 2019, Phòng GD&ĐT Lệ Thủy

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF